Cuộc đổ bộ cùng kèn túi
Một nhân vật quá nổi tiếng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai khi tham chiến với chiếc kèn túi và thậm chí còn... mặc váy dẫn đầu đoàn quân. Trong quá khứ, việc thổi kèn túi cùng trống, sáo để dẫn nhịp cho đội quân di chuyển đều nhau là điều cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên điều này đã dần biến mất kể từ thế kỷ 20 vì binh lính đã không còn tác chiến theo kiểu dàn hàng bắn nhau trước đây.
|
Hình ảnh Simon cùng chiếc kèn túi của mình đổ bộ xuống Normandie. Nguồn ảnh: Crack.
|
Với đội quân giàu truyền thống như những đơn vị tới từ Scotland hay Ireland thì chiếc kèn túi vẫn là một "linh vật" cực kỳ quan trọng. Những chiếc kèn túi này thực tế vẫn được cấp phát cho binh lính trên chiến trường nhưng không mấy ai đủ "điên" để cầm kèn túi ra trận, nhất là trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai nổi tiếng là ác liệt này.
|
Chiếc kèn túi như "linh vật" của binh lính tới từ Scotland và Ireland. Nguồn ảnh: Crack.
|
Ấy vậy mà có một người lính Scotland mang tên Simon Fraser đủ "điên" để làm điều đó. Trong cuộc đổ bộ xuống Pháp hồi tháng 6/1944, Simon đã cầm chiếc kèn túi dẫn đầu đơn vị Lord Lovat số 15 (bộ binh) của mình và tiến thẳng tới các công sự súng máy của quân thù. Thậm chí, ông còn mặc váy - một trang phục truyền thống của đàn ông Scotland.
Khi trận chiến kết thúc, các tù binh Đức trả lời rằng họ không bắn Simon vì nghĩ ông bị điên khi cầm kèn và mặc váy ra trận.
Ông già Liên Xô diệt cả tiểu đoàn Đức
Khi Đức xâm lược Liên Xô vào năm 1941, ông Matvey Kuzmin khi đó đã bước qua tuổi 80 nhưng vẫn làm một... thợ săn ở vùng biên giới hẻo lánh ở Liên Xô lúc bấy giờ. Khi quân Đức tràn vào xâm lược Liên Xô, một vài sĩ quan chỉ huy của Đức đã buộc ông già Kuzmin phải dẫn đường cho chúng tới được điểm hội quân do chúng không biết đường.
|
Tranh vẽ lại giây phút cuối đời của ông già Kuzmin. Nguồn ảnh: Crack.
|
Nhận thấy cơ hội của mình, ông đã bắn tin cho người cháu trai để người cháu này thông báo với lực lượng du kích Liên Xô trong khu vực để dàn sẵn một cuộc phục kích ở vị trí ông chỉ định sẵn.
Về phần mình, Kuzmin luôn kiếm cớ tuổi tác cao, già cả và lẩn thẩn để dẫn quân Đức đi lòng vòng nhằm "câu giờ" cho lực lượng du kích Liên Xô chuẩn bị một cuộc đón tiếp chu đáo nhất.
Khi tới đúng điểm hẹn, phía Liên Xô đã ngay lập tức nổ súng tấn công trung đội Đức, tuy nhiên cũng tấn công cũng khiến ông Kuzmin thiệt mạng khi người hùng này không kịp chạy thoát trước họng súng của tên sĩ quan chỉ huy Đức đang nhắm vào mình.
|
Bức tượng của ông Kuzmin hiên ngang tại ga tàu điện ngầm ở Moscow. Nguồn ảnh: Crack.
|
Ba ngày sau, thi hài ông Kuzmin mới được tìm thấy và được chôn cất theo đúng nghi thức quân đội. Tới ngày nay, bức tượng ông già Kuzmin cùng cây gậy đi rừng của mình vẫn đứng trang nghiêm trong đường tàu điện ngầm ở Moscow như minh chứng cho chủ nghĩa anh hùng thời kỳ Liên Xô.
Nhiếp ảnh gia huyền thoại của Liên Xô
Yevgeny Khaldei lớn lên ở Ukraine, ông được học về nhiếp ảnh từ năm 12 tuổi và 6 năm sau, trở thành phóng viên ảnh của Hãng thông tấn TASS. Năm 1939, ông gia nhập Hồng quân Liên Xô với tư cách là phóng viên và được đào tạo để trở thành phóng viên chiến trường.
Khi chiến tranh diễn ra vào năm 1941, Khaldei đã mang cấp bậc Thiếu uý trong Hồng quân Liên Xô và luôn có mặt ở những nơi nguy hiểm nhất của cuộc chiến.
Có thể kể ra một vài trận địa nóng bỏng mà Khaldei đã góp mặt và bấm máy như trận Sevastopol, trận Budapest,... hay thậm chí là cả trận chiến Berlin - nơi ông chụp được bức ảnh để đời không chỉ cho mình mà còn cho cả nhân loại.
|
Một trong những bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 được chụp bởi Khaldei. Nguồn ảnh: Crack.
|
Không những vậy, do là người có xuất thân Do Thái, gần như toàn bộ gia đình ông đã bị thảm sát khi quân Đức tiến công vào Liên Xô. Với tư cách là một người lính, một phóng viên và là một nạn nhân của cuộc chiến, ông đã ra toà làm chứng về tội ác chống lại loài người nhằm buộc tội tử hình cho Hermann Goering. Đáng tiếc là Goering đã tự sát bằng một viên thuốc độc đêm trước khi bị treo cổ.
Cha vĩ đại
Trong cuộc đổ bộ vào Pháp hồi tháng 6/1944, Cha Francis L. Sampson đã tham chiến cùng sư đoàn dù 101 với tư cách là cha tuyên uý. Đúng như chức vụ của mình, Sampson đã nhảy xuống vùng chiến sự mà không mang theo bất cứ thứ vũ khí nào ngoài... những quyển kinh thánh và đồ làm lễ.
|
Cha tuyên uý Sampson với bộ quân phục đặc biệt. Nguồn ảnh: Crack.
|
Tất nhiên, binh lính Anh và lính dù Mỹ cũng không đòi hỏi gì hơn ở một cha tuyên uý, nhất là khi thứ vũ khí duy nhất ông có lại chỉ là chiếc thánh giá.
Sau vài giờ giao tranh, phía Đồng minh buộc phải rút lui, bỏ lại rất nhiều thương binh. Sampson khi này, với tư cách là một Cha Đạo đã quyết ở lại cùng nhưng người thương binh này và không rút lui. Phía Đức bắt được ông, nhưng sau vài giờ thẩm vấn lại thả ông ra vì phía Đức cũng có rất nhiều người theo đạo công giáo và họ rất tôn trọng Cha Đạo.
Tuy nhiên, thay vì chạy vì chiến tuyến của quân Đồng minh, Sampson lại quyết định quay về chỗ thương binh của mình - nơi mà không những thương binh Đồng minh mà cả thương binh của Phát xít Đức cũng đang được đưa tới và nằm la liệt.
|
Nhiệm vụ của cha tuyên uý trên chiến trường - cầu nguyện cho những người lính xấu số của cả hai bên. Nguồn ảnh: Crack.
|
Tới khi nơi chứa thương binh này được Đồng minh đánh chiếm lại, Sampson lại nhận được một thông tin, đó là ba người lính vốn là ba anh em trong một gia đình đã tử trận chỉ trong một tuần ở Pháp. Ngay lập tức, ông tình nguyện nhận nhiệm vụ đi tìm người thứ tư - Fritz Niland, cũng là người cuối cùng còn sống sót trong gia đình có bốn anh em trai hiện cũng đang tham chiến ở Pháp trong đợt đổ bộ này.
Câu chuyện trên đã trở thành nguồn cảm hứng cho bộ phim "Giải cứu binh nhì Ryan" do Tom Hanks thủ vai chính và làm đạo diễn. Tuy nhiên khác với trên phim, sự thực là chỉ có duy nhát cha Sampson thực hiện nhiệm vụ này. Ông đã tìm được Fritz và "lôi cổ" anh chàng này về bãi biển Utah để anh ta được về nước ngay lập tức.
Mời độc giả xem Video: Những thước phim màu cực kỳ quý giá về cuộc đổ bộ D-Day của quân Đồng minh vào đất Pháp hồi tháng 6/1944.