Mặc dù đã chiếm ưu thế trên không, Nhưng Quân đội Nga chưa phát huy hết vai trò của không quân và UAV; điều này có liên quan đến việc Không quân Nga thiếu máy bay chiến đấu và số lượng UAV còn hạn chế.
Các vấn đề nảy sinh trong hoạt động chiến đấu của lực lượng mặt đất Nga lần này, có lý do của việc không đủ máy bay chiến đấu và UAV.
Cụ thể, Không quân Nga thiếu máy bay cảnh báo sớm, số lượng máy bay chiến đấu hộ tống cũng không đủ, khiến vùng trời được máy bay cảnh báo sớm của họ được bao phủ hạn chế. Yếu tố này khiến Không quân Nga khi tiến sâu vào vùng trời Ukraine, mà không nhận được cảnh báo sớm.
|
Máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không A-50U của Không quân Nga.
|
Với những mục tiêu bay thấp, nhỏ và tốc độ chậm, nhất là số UAV của Ukraine, Không quân Nga khó phát hiện và tiêu diệt hoàn toàn.
Về phía Không quân Nga, chủng loại, số lượng và các phi vụ tiêm kích có người lái và không người lái đều chưa đáp ứng được yêu cầu tác chiến.
Chẳng hạn như máy bay tiêm kích bom của Nga, chỉ có khoảng vài chục chiếc Su-34 mới và 300 chiếc Su-24 cũ, nhưng nhiều chiếc chưa được hiện đại hóa và nâng cấp kỹ thuật số, nên không phù hợp với chiến trường Ukraine, và chỉ có thể sử dụng ở những chiến trường đơn giản như Syria;
Còn cường kích Su-25 Nga có khá nhiều, nhưng số phận máy bay cường kích từ khắp nơi trên thế giới, hiện đang rơi vào thế bế tắc trong sử dụng.
Ngay cả số lượng máy bay đa năng Su-30 mới cũng không đủ, chỉ khoảng 100 chiếc; do vậy số lượng máy bay chiến đấu của Nga, chưa tạo nên hiệu quả tác chiến mạnh.
|
Tiêm kích bom Su-34 của Không quân Nga. |
Điều đáng lo ngại nhất của Quân đội Nga là không có máy bay giám sát chiến trường, nên họ không thể liên tục theo dõi trận địa. Một vài năm trước, Tu 204, phương tiện giám sát chiến trường đã được Nga phát triển, nhưng hiện tại vẫn chưa được hoàn thành.
Nga là nước phát minh ra khái niệm tên lửa hành trình; tuy nhiên do kinh phí hạn hẹp, nên số lượng sản xuất và sử dụng còn ít, chưa tạo thế áp đảo với Quân đội Ukraine.
Các hoạt động chế áp điện tử (SEAD) là hoạt động chế áp hệ thống phòng không của đối phương, bao gồm cả radar. Logic cơ bản của các hoạt động SEAD, là sử dụng máy bay tiêm kích bom, để tấn công từ xa các hệ thống phòng không tầm trung, đến tầm xa và tầm cao của đối phương.
|
Trực thăng Ka-50 của Nga bị phòng không tầm thấp Ukraine bắn hạ trong những ngày đầu của cuộc xung đột. |
Còn đối với các hệ thống phòng không tầm thấp còn lại và từng khẩu đội phòng không mặt đất riêng lẻ, được chế áp bởi trực thăng và UAV vũ trang.
Dọn dẹp, quét sạch và chế áp phòng không của đối phương, nhưng lực lượng không quân và UAV của Nga không thể thực hiện logic này.
Nếu Quân đội Nga có dàn máy bay lớn, việc giám sát hệ thống tên lửa phòng không cũng như các loại xe bọc thép và đội UAV yểm trợ của Quân đội Ukraine, sẽ giúp chiến dịch SEAD của Nga thành công tốt đẹp.
Điều đáng tiếc nữa là Quân đội Nga không phát triển hàng loạt bom đường kính nhỏ, mà họ chỉ có bom dẫn đường hạng nặng và hệ thống định vị vệ tinh GLONASS, không thể dẫn đường chính xác cho vũ khí, do phía Ukraine đã thực hiện các biện pháp gây nhiễu tích cực.
Máy bay chiến đấu của Không quân Nga, không chỉ thiếu hệ thống dẫn đường chính xác, mà còn thiếu các loại vũ khí tấn công mặt đất đặc chủng; do vậy tiêm kích bom của Nga không thể mang theo được số lượng vũ khí lớn, dẫn đến chi phí chiến đấu cao.
|
Máy bay tiêm kích bom Su-34 của Nga thiếu vũ khí dẫn đường chính xác, nên không phát huy được lợi thế. |
Nếu sử dụng loại bom có đường kính nhỏ, để giải quyết vấn đề về số lượng vũ khí trong khoang chứa bom, thì một máy bay chiến đấu như Su-34 có thể chở trên chục quả, để chế áp các hoạt động của đối phương trong thời gian dài.
Trên thực tế, Nga vẫn có những đòn tấn công nhanh tầm xa là tên lửa đạn đạo. Tên lửa đạn đạo Iskander là vũ khí tiêu biểu của Nga; hệ thống này hiệu quả hơn vũ khí của Mỹ, nhưng Nga lại thiếu phương tiện giám sát chiến trường liên tục.
Nếu chỉ cần tìm thấy mục tiêu trên chiến trường, tên lửa siêu thanh hoặc tên lửa Iskander có thể tấn công ngay lập tức và Ukraine không có thời gian để tránh nó. Đây là lợi thế của Nga, và Iskander nhanh hơn nhiều so với việc điều động máy bay chiến đấu và UAV xuất kích.
Tuy nhiên Quân đội Nga không phát huy lợi thế về tốc độ của tên lửa Iskander; lý do là bởi vì các phương pháp trinh sát của Quân đội Nga không tiến hành được liên tục.
|
Tên lửa Iskander của Nga đã không phát huy tối đa tác dụng, khi họ không đủ phương tiện trinh sát hiện đại. |
Do vậy, Quân đội Ukraine có thể tận dụng khoảng trống do thám không liên tục của Nga, để chuyển quân hoặc tiếp tế.
Một bất lợi khác, trong việc sử dụng không quân của Nga, đó là Ukraine có một số lượng lớn thiết bị tác chiến điện tử do phương Tây cung cấp, có thể làm “đóng băng” tất cả các đường truyền hình ảnh của Nga, từ máy bay trinh sát về sở chỉ huy, theo thời gian thực.
Hiện tại, Quân đội Nga có quá ít UAV tầm trung và lớn để giám sát và chiến đấu, họ chỉ có hơn 20 UAV loại này và cần ít nhất 200 chiếc để đáp ứng nhu cầu của chiến trường Ukraine; như vậy nhu cầu chênh lệch ít nhất 10 lần.
Quân đội Nga có một số UAV trinh sát, nhưng tất cả chúng đều là loại nhỏ, thay vì một mô hình kết hợp giữa giám sát và tấn công và không phù hợp với một chiến trường rộng lớn như Ukraine.
Tóm lại, lực lượng không quân, trinh sát đường không và UAV của Nga trong giai đoạn thứ hai của cuộc chiến, cần phải được tăng cường rất nhiều.
|
Quân đội Nga chủ yếu dùng UAV loại nhỏ Orlan-10 tại chiến trường Ukraine. |
Chưa đối phó hiệu quả với UAV TB2 của Ukraine
Ukraine có UAV TB-2 do Thổ Nhĩ Kỳ bán cho trước chiến tranh. Đây là hệ thống UAV chiến thuật tầm xa tầm trung, do công ty quốc phòng Baykar của Thổ Nhĩ Kỳ phát triển.
UAV TB2 có bán kính hoạt động 150 km và độ cao bay tối đa 7.620 mét, thời gian bay liên tục không mang tải là 27 giờ, tải trọng 155 kg, được trang bị hệ thống quang điện MX-15D.
UAV TB2 có 4 giá treo bên ngoài và có thể lắp 4 tên lửa dẫn đường chính xác cỡ nhỏ khác nhau. TB2 cũng được trang bị cảm biến tĩnh, máy đo độ cao bằng laser, cảm biến alpha-beta và radar phát hiện hiệu suất cao.
Hệ thống truyền hình ảnh độ phân giải cao không có độ trễ trên UAV TB2, cho phép nhiều thiết bị đầu cuối được kết nối xem và phân tích tín hiệu hình ảnh.
UAV TB2 ban đầu được sử dụng cho các nhiệm vụ trinh sát và thu thập thông tin tình báo, sau đó được phát triển thành loại UAV tích hợp tấn công và trinh sát cỡ trung chi phí thấp, có thể tấn công các mục tiêu tĩnh và động; UAV TB2 đã từng phát huy vai trò quan trọng trong một số trận chiến.
Mặc dù chỉ có số UAV TB2 ít ỏi, nhưng Quân đội Ukraine luôn sử dụng hiệu quả tấn công các mục tiêu mặt đất của Quân đội Nga; lý do là Nga không đạt được khả năng giám sát liên tục khu vực phía trước của Ukraine, như đã phân tích ở trên.
|
UAV TB2 của Không quân Ukraine mà Nga đau đầu đối phó. |
Nhược điểm của UAV TB2 là rất cồng kềnh và bay chậm (tốc độ trung bình130 km/giờ); bên cạnh đó, TB2 yêu cầu cao về đường băng để cất cánh.
Nhược điểm tiếp theo là UAV TB2 cần được bảo đảm bởi một đoàn xe, nếu Không quân Nga thực hiện tốt các hoạt động giám sát trên không phận của Ukraine, các đoàn xe này sẽ không thể di chuyển, đồng nghĩa UAV TB2 cũng không thể hoạt động.
Hiện nay, Nga chủ yếu sử dụng hệ thống phòng không để chống lại UAV TB2, đây chỉ là những giải pháp tạm thời, để điều trị các triệu chứng, chứ không phải là điều trị nguyên nhân gốc rễ.
Trong giai đoạn thứ hai của cuộc chiến, Quân đội Nga dường như đang theo dõi và trinh sát chặt chẽ các trạm điều khiển mặt đất và địa điểm cất cánh của các UAV này, kiên quyết phá hủy khi phát hiện. Đồng thời không quân và tên lửa của Nga, liên tục tìm diệt các UAV dự phòng khác của Ukraine.
|
UAV TB-2 đã gây tiếng vang lớn trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh
|
Khi cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục, ngày càng có nhiều chủng loại và số lượng UAV được cả Nga và Ukraine bổ sung vào chiến trường, điều này không chỉ làm tăng tốc độ chiến đấu và khả năng cơ động của quân đội trên chiến trường mà còn làm giảm đáng kể chi phí của chiến tranh và tăng tốc độ tiến quân.