Chiến dịch quân sự đặc biệt của Quân đội Nga tại Ukraine đã tiếp tục bước sang tháng thứ ba. Tại Donbass, thế trận tấn công của Quân đội Nga đang dần phát triển, hòng đưa tập đoàn quân Ukraine vào thế “chân vạc”.Các lực lượng vũ trang Ukraine đóng ở tả ngạn sông Dnepr, vẫn có đường tiếp tế với hữu ngạn, từ đó họ nhận được các phương tiện bọc thép mới, vũ khí, đạn dược, nhiên liệu và cả quân tăng viện.Vậy tại sao tất cả các cây cầu đường sắt bắc qua Dnepr đều được giữ an toàn, để chúng liên tục tiếp tế cho cụm quân Donbas của Quân đội Ukraine? Tại sao người Nga không làm gián đoạn nó?Trong quá trình tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Nga đã phá hủy một lượng lớn cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine. Trên thực tế, bước đầu Nga đã có thể đạt được thành công trong lĩnh vực này.Nhưng ngay sau đó, các nước NATO cùng với các đồng minh khác của Mỹ, đã bắt đầu cung cấp vũ khí hạng nặng cho Kiev, để sử dụng trong cuộc chiến với Nga. Thậm chí Anh đã đồng ý rằng, Quân đội Ukraine giờ đây, sẽ có thể tấn công các mục tiêu sâu bên trong nước Nga bằng vũ khí của Anh.Các loại vũ khí hạng nặng của phương Tây, trong đó có tên lửa chiến thuật, tầm bắn đến 300 km được liên tiếp đưa vào miền tây Ukraine thông qua các nước láng giềng Ba Lan và Moldova. Một số hàng hóa quân sự này, đã đổ bộ vào bờ phải, trong khi số còn lại đổ về bờ trái, nơi chúng được giao cho các lực lượng vũ trang Ukraine ở Donbass. Nhiệm vụ phi quân sự hóa Ukraine của Nga đã được chứng minh là một thất bại khách quan. Trong khi Nga ra sức truy lùng và phá hủy các loại vũ khí do nước ngoài gửi đến, nhưng không thể nào phá hủy hết được. Quân đội Ukraine vẫn có một lượng vũ khí viện trợ nước ngoài ổn định, vậy Nga phải làm gì?Giải pháp chính xác là chặn nguồn viện trợ, chính xác hơn là từ biên giới của Ukraine với Ba Lan, Hungary, Slovakia, Romania và Moldova. Nhưng điều đó sẽ đòi hỏi một hoạt động quân sự lớn ở miền tây Ukraine. Nhưng lực lượng mặt đất của Nga chỉ có 200.000 quân, rõ ràng là không đủ để tác chiến trên mọi hướng cùng một lúc.Có một lựa chọn khác, Nga cảnh báo và sẵn sàng hành động rắn với tất cả các nước Đông Âu rằng, bất kỳ khoản viện trợ quân sự nào, mà họ cung cấp cho Ukraine, sẽ được coi là tham gia cuộc chiến chống lại Nga. Kế hoạch này rất hiệu quả và thiết thực, nhưng cần phải có ý chí chính trị để thực hiện nó. Lựa chọn cuối cùng mà Nga có thể chấp nhận được, về cách ngăn chặn NATO cung cấp vũ khí cho các lực lượng vũ trang Ukraine, là bắt đầu phá hủy một cách có hệ thống các con đường và cơ sở hạ tầng giao thông ở miền tây Ukraine như cầu, đường, trạm điều phối xe lửa, v.v.Hiện nay hầu hết hàng hóa quân sự của Ukraine, được cung cấp qua mạng lưới đường sắt và nhiên liệu được cung cấp qua đường bộ. Nhiều nhà quan sát thắc mắc, tại sao Không quân Nga không ném bom các đoàn tàu chở vũ khí phương Tây của Ukraine.Lý do rất đơn giản, các toa xe của Quân đội Ukraine được kết nối với các toa hành khách dân sự. Sẽ là tội ác chiến tranh, nếu các toa tàu chở khách bị tấn công.Thay vào đó, trong vài ngày qua, các cuộc tấn công chính xác của Nga đã phá hủy các trạm điện, cung cấp năng lượng cho đầu máy xe lửa chạy điện. Điều này thực sự sẽ làm phức tạp rất nhiều, việc chuyển giao vũ khí bằng đường sắt, vì phần lớn đường sắt Ukraine đã được điện khí hóa.Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn giải quyết được vấn đề, vì đường sắt Ukraine vẫn có một số lượng lớn các đoàn tàu chạy bằng động cơ diesel. Cuối cùng, các chuyên gia cho rằng, chỉ có phá hủy những cây cầu Bắc qua sông Dnepr, thì mới có thể ngăn chặn nguồn cung cấp cho lực lượng vũ trang Ukraine, ở tả ngạn Dnepr.Nếu Nga phá hủy các cây cầu trên sông Dnepr, thì Ukraine sẽ bị chia cắt thành hai phần bởi sông Mẹ Dnepr, thành hai phần rõ rệt là Bờ trái và Bờ phải. Tuy nhiên, trong tháng thứ ba của chiến dịch đặc biệt, tất cả các cây cầu qua sông Dnepr vẫn an toàn.Theo chỉ huy Quân đội Nga, hiện có tất cả 25 cầu bắc qua sông Dnepr, hầu hết chúng nằm ở hai thành phố lớn nhất của đất nước là Kiev và Dnipro. Và có thể khẳng định, việc phá hủy những cây cầu này là không khó, đối với khả năng của Quân đội Nga.Tuy nhiên, mỗi cây cầu là một chứng tích về lịch sử hình thành và các giải pháp thiết kế được sử dụng. Cầu ô tô Paton ở Kiev hoặc cầu đường sắt Merefo-Khersonsky ở Dnepr, có thể được coi là những di tích kiến trúc một cách an toàn. Bất kỳ sự phá hủy đối với những cây cầu, là sự sụp đổ của phương tiện giao thông. Những cây cầu cũng mang một ý nghĩa tượng trưng. Những cây cầu bị phá hủy ở trung tâm Kiev hay Dnepr, sẽ gây ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng đến người dân các thành phố này, như một hiện thân thực sự của cuộc chiến đã đến với tất cả mọi người. Đây là yếu tố không thể xem nhẹ. Điều quan trọng là việc khôi phục các cây cầu bị phá hủy sau hậu chiến là không hề đơn giản. Có lẽ, ở giai đoạn này của chiến dịch đặc biệt, Quân đội Nga đã đi đến kết luận rằng, việc phá hủy các cây cầu của Ukraine - ít nhất là những cây cầu then chốt, chưa phải là yếu tố quan trọng, để đảm bảo sự thành công của các cuộc chiến.
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Quân đội Nga tại Ukraine đã tiếp tục bước sang tháng thứ ba. Tại Donbass, thế trận tấn công của Quân đội Nga đang dần phát triển, hòng đưa tập đoàn quân Ukraine vào thế “chân vạc”.
Các lực lượng vũ trang Ukraine đóng ở tả ngạn sông Dnepr, vẫn có đường tiếp tế với hữu ngạn, từ đó họ nhận được các phương tiện bọc thép mới, vũ khí, đạn dược, nhiên liệu và cả quân tăng viện.
Vậy tại sao tất cả các cây cầu đường sắt bắc qua Dnepr đều được giữ an toàn, để chúng liên tục tiếp tế cho cụm quân Donbas của Quân đội Ukraine? Tại sao người Nga không làm gián đoạn nó?
Trong quá trình tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Nga đã phá hủy một lượng lớn cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine. Trên thực tế, bước đầu Nga đã có thể đạt được thành công trong lĩnh vực này.
Nhưng ngay sau đó, các nước NATO cùng với các đồng minh khác của Mỹ, đã bắt đầu cung cấp vũ khí hạng nặng cho Kiev, để sử dụng trong cuộc chiến với Nga. Thậm chí Anh đã đồng ý rằng, Quân đội Ukraine giờ đây, sẽ có thể tấn công các mục tiêu sâu bên trong nước Nga bằng vũ khí của Anh.
Các loại vũ khí hạng nặng của phương Tây, trong đó có tên lửa chiến thuật, tầm bắn đến 300 km được liên tiếp đưa vào miền tây Ukraine thông qua các nước láng giềng Ba Lan và Moldova. Một số hàng hóa quân sự này, đã đổ bộ vào bờ phải, trong khi số còn lại đổ về bờ trái, nơi chúng được giao cho các lực lượng vũ trang Ukraine ở Donbass.
Nhiệm vụ phi quân sự hóa Ukraine của Nga đã được chứng minh là một thất bại khách quan. Trong khi Nga ra sức truy lùng và phá hủy các loại vũ khí do nước ngoài gửi đến, nhưng không thể nào phá hủy hết được. Quân đội Ukraine vẫn có một lượng vũ khí viện trợ nước ngoài ổn định, vậy Nga phải làm gì?
Giải pháp chính xác là chặn nguồn viện trợ, chính xác hơn là từ biên giới của Ukraine với Ba Lan, Hungary, Slovakia, Romania và Moldova. Nhưng điều đó sẽ đòi hỏi một hoạt động quân sự lớn ở miền tây Ukraine. Nhưng lực lượng mặt đất của Nga chỉ có 200.000 quân, rõ ràng là không đủ để tác chiến trên mọi hướng cùng một lúc.
Có một lựa chọn khác, Nga cảnh báo và sẵn sàng hành động rắn với tất cả các nước Đông Âu rằng, bất kỳ khoản viện trợ quân sự nào, mà họ cung cấp cho Ukraine, sẽ được coi là tham gia cuộc chiến chống lại Nga. Kế hoạch này rất hiệu quả và thiết thực, nhưng cần phải có ý chí chính trị để thực hiện nó.
Lựa chọn cuối cùng mà Nga có thể chấp nhận được, về cách ngăn chặn NATO cung cấp vũ khí cho các lực lượng vũ trang Ukraine, là bắt đầu phá hủy một cách có hệ thống các con đường và cơ sở hạ tầng giao thông ở miền tây Ukraine như cầu, đường, trạm điều phối xe lửa, v.v.
Hiện nay hầu hết hàng hóa quân sự của Ukraine, được cung cấp qua mạng lưới đường sắt và nhiên liệu được cung cấp qua đường bộ. Nhiều nhà quan sát thắc mắc, tại sao Không quân Nga không ném bom các đoàn tàu chở vũ khí phương Tây của Ukraine.
Lý do rất đơn giản, các toa xe của Quân đội Ukraine được kết nối với các toa hành khách dân sự. Sẽ là tội ác chiến tranh, nếu các toa tàu chở khách bị tấn công.
Thay vào đó, trong vài ngày qua, các cuộc tấn công chính xác của Nga đã phá hủy các trạm điện, cung cấp năng lượng cho đầu máy xe lửa chạy điện. Điều này thực sự sẽ làm phức tạp rất nhiều, việc chuyển giao vũ khí bằng đường sắt, vì phần lớn đường sắt Ukraine đã được điện khí hóa.
Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn giải quyết được vấn đề, vì đường sắt Ukraine vẫn có một số lượng lớn các đoàn tàu chạy bằng động cơ diesel.
Cuối cùng, các chuyên gia cho rằng, chỉ có phá hủy những cây cầu Bắc qua sông Dnepr, thì mới có thể ngăn chặn nguồn cung cấp cho lực lượng vũ trang Ukraine, ở tả ngạn Dnepr.
Nếu Nga phá hủy các cây cầu trên sông Dnepr, thì Ukraine sẽ bị chia cắt thành hai phần bởi sông Mẹ Dnepr, thành hai phần rõ rệt là Bờ trái và Bờ phải. Tuy nhiên, trong tháng thứ ba của chiến dịch đặc biệt, tất cả các cây cầu qua sông Dnepr vẫn an toàn.
Theo chỉ huy Quân đội Nga, hiện có tất cả 25 cầu bắc qua sông Dnepr, hầu hết chúng nằm ở hai thành phố lớn nhất của đất nước là Kiev và Dnipro. Và có thể khẳng định, việc phá hủy những cây cầu này là không khó, đối với khả năng của Quân đội Nga.
Tuy nhiên, mỗi cây cầu là một chứng tích về lịch sử hình thành và các giải pháp thiết kế được sử dụng. Cầu ô tô Paton ở Kiev hoặc cầu đường sắt Merefo-Khersonsky ở Dnepr, có thể được coi là những di tích kiến trúc một cách an toàn. Bất kỳ sự phá hủy đối với những cây cầu, là sự sụp đổ của phương tiện giao thông.
Những cây cầu cũng mang một ý nghĩa tượng trưng. Những cây cầu bị phá hủy ở trung tâm Kiev hay Dnepr, sẽ gây ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng đến người dân các thành phố này, như một hiện thân thực sự của cuộc chiến đã đến với tất cả mọi người. Đây là yếu tố không thể xem nhẹ.
Điều quan trọng là việc khôi phục các cây cầu bị phá hủy sau hậu chiến là không hề đơn giản. Có lẽ, ở giai đoạn này của chiến dịch đặc biệt, Quân đội Nga đã đi đến kết luận rằng, việc phá hủy các cây cầu của Ukraine - ít nhất là những cây cầu then chốt, chưa phải là yếu tố quan trọng, để đảm bảo sự thành công của các cuộc chiến.