Ngạc nhiên lý do Tây Ban Nha “câu giờ” mua tiêm kích F-35

Google News

(Kiến Thức) - Mặc dù một số chuyên gia tin rằng máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35 của Mỹ có thể là sự thay thế tốt cho phi đội máy bay cũ của Tây Ban Nha nhưng nước này vẫn chần chừ.

Sự chờ đợi thông minh

Đại diện của Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha nói với Sputnik rằng Madrid đang thiết lập các mục tiêu trung hạn và dài hạn mới cho các lực lượng vũ trang và quan trọng nhất là cho lực lượng Không quân nước này.

Đại diện của Bộ Quốc Phòng Tây Ban Nha đã cho biết: “Sự thay thế dần dần chiến đấu cơ Harrier Jump Jet của Hải quân Tây Ban Nha là một phần không thể thiếu của quá trình lập kế hoạch này”. Ông cũng phát biểu thêm rằng: “Nhiệm vụ chính trong thời điểm hiện tại đó chính là xem xét và phân tích tất cả các trường hợp và các lựa chọn có thể xảy ra.”
 Chiến đấu cơ F-35B. Ảnh: Japantimes.

Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, Jose Luis Hernando Diaz- trợ lý giáo sư tại Đại học Polytechnic, Madrid, đã phát biểu: “Việc cho rằng F-35 là một sự thay thế tốt cho Harrier là một thiếu sót, trong khi F-35 là loại chiến đấu cơ giá cao lại hay gặp sự cố liên miên – điều không thể chấp nhận cho một chiếc máy bay đắt tiền như vậy”

Tiêu biểu như vụ rơi chiến đấu cơ F-35B của Thủy quân lục chiến Mỹ trong cuộc tập trận tại Nam Carolina vào tháng trước đã dẫn đến việc các chuyên gia đang cố gắng xác nhận xem lý do xảy ra sự cố này có phải do ống nhiên liệu bị lỗi hay không.

Jose Luis Hernando Diaz không chắc rằng sự cố rơi máy bay này có ảnh hưởng đến quyết định mua F-35B của Tây Ban Nha hay không. Tuy nhiên, trước khi sự việc đó xảy ra, Tây Ban Nha muốn chờ cho máy bay chiến đấu áp dụng vào trong các quân đội của các nước khác trước - nghĩa là muốn chờ tới khi F-35B thực sự hoàn thiện.

Ngac nhien ly do Tay Ban Nha “cau gio” mua tiem kich F-35
 F-35B cất cánh từ tàu đổ bộ tấn công. Ảnh: Aviation.

Ông cũng lưu ý rằng: “Còn quá sớm để đưa ra kết luận về nguyên nhân của sự cố rơi máy bay ở trên để có thể dự đoán được hậu quả của nó. Dù lý do chính của sự cố là gì, thái độ của Tây Ban Nha cho việc chờ đợi này là hoàn toàn có cơ sở và hợp lý cho tới thời điểm hiện tại.

Một cơ sở nữa để Tây Ban Nha cân nhắc việc mua F-35B đó là vì nước này không tham gia vào chương trình nghiên cứu chung F-35 với Mỹ nên giá thành nước này phải bỏ ra để sở hữu F-35 là cao hơn nhiều so với các nước tham gia chương trình này.
Sự lựa chọn khó khăn

Không quân Tây Ban Nha dự định phân tích và đánh giá một cách tổng thể tất cả các yếu tố, bao gồm cả hoạt động, công nghệ, công nghiệp và kinh tế của chiếc chiến đấu cơ F-35B trước khi chính thức đồng ý trang bị loại máy bay này trong biên chế của mình.

Bất kỳ hệ thống vũ khí nào trong tương lai đều bắt buộc phải đáp ứng được các yêu cầu hoạt động, điều này đòi hỏi phải bao gồm các yếu tố công nghệ cao. Tuy nhiên, các yếu tố như khả năng bảo trì, chi phí vòng đời…., cũng cần được phân tích rõ ràng.”, đại diện Bộ quốc phòng Tây Ban Nha giải thích.

Theo quan điểm cá nhân của mình, Jose Luis Hernando Diaz tin rằng việc mua từ 10 đến 12 chiếc chiến đấu cơ loại này có thể là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc kỹ chi phí dài hạn và xác định rõ ưu tiên khi chi tiền, đảm bảo việc đầu tư vào F-35B sẽ không ảnh hưởng tới quá trình vũ trang của các lực lượng khác.

Để tiết kiệm, việc mua F-35B và sử dụng chung giữa Không quân Hải quân và Không quân cũng có thể là một giải pháp.

Hiện tại, chuyên gia cho rằng không có bất cứ giải pháp thay thế nào tốt hơn cho việc mua F-35B bởi vì đây là lựa chọn thực tế duy nhất trong kế hoạch ngắn hạn và trung hạn để thay thế Harrier, trong khi các dự án châu Âu hiện chỉ ở giai đoạn đầu.

Một trong những "lựa chọn không chắc chắn" đó là chờ máy bay chiến đấu châu Âu thế hệ thứ 6 FCAS cùng được phát triển bởi Pháp và Đức. Đồng thời, vẫn chưa biết liệu một phiên bản cất - hạ cánh thẳng đứng của máy bay này sẽ được tạo ra để hạ cánh trên tàu sân bay Hải quân Tây Ban Nha chiếc Juan Carlos I hay không.

Thời gian trì hoãn

Nhưng vấn đề chính với tùy chọn này là thời gian. FCAS Pháp-Đức sẽ thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2025. Nó không được dự kiến sẽ hoạt động hoàn toàn trước năm 2040 - một thập kỷ sau khi các chiến đấu cơ Harriers vượt qua tuổi thọ tối đa của nó.

Ngac nhien ly do Tay Ban Nha “cau gio” mua tiem kich F-35-Hinh-2
 F-35B thử nghiệm khả năng tiếp liệu trên không. Ảnh: TimesofIsrael.
Tuy nhiên đại diện Bộ Quốc phòng vẫn khẳng định: “Kết quả của kế hoạch mua bán vẫn chỉ ở trong giai đoạn trứng nước và sẽ không có sự lựa chọn nào bị loại bỏ, bao gồm cả việc xem xét mua máy bay chiến đấu châu Âu loại FCAS thay cho tiêm kích F-35”.
Bất kể lựa chọn cuối cùng nào, nó đều cần phải được thực hiện sớm để ngăn chặn tình huống không có máy bay nào để sử dụng khi FCAS chưa sẵn sàng để bay còn hạn sử dụng của Harrier đang ngày càng tới gần.

Khi đó, Madrid sẽ chỉ có hai lựa chọn đó là hoặc không có máy bay chiến đấu hoặc đặt tất cả hy vọng vào F-35B và cầu nguyện cho F-35B "hoạt động tốt" trong tương lai.

Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ F-35B của Thuỷ quân Lục chiến Mỹ cất - hạ cánh trên tàu đổ bộ tấn công.



Tuấn Anh

>> xem thêm

Bình luận(0)