Một trong những trở ngại lớn nhất để chiến đấu cơ F-35 trở thành ngôi sao số một của Quân đội Mỹ lại là chính nó, bởi thiết kế quá phức tạp F-35 gần như không phải là một chọn tốt cho việc hoạt động ở các môi trường tác chiến khắc nghiệt rất khó cho bảo dưỡng, cũng như vận hành mặt đất.Cụ thể, mỗi giờ bay của tiêm kích F-35 sẽ tốn tới hơn 40.000 USD trong khi đó con số tương tự ở F-18 chỉ là 18.000 USD. Chưa kể thời gian kiểm tra định kỳ của F-35 cũng ngắn hơn hẳn các dòng chiến đấu cơ khác của Mỹ.Trong suốt nhiều thập kỷ qua, công nghệ radar thường phát triển nhanh hơn chiến đấu cơ và rõ ràng thiết kế của F-35 sẽ sớm trở nên lạc hậu . Điều này đồng nghĩa với việc F-35 sẽ sớm bị quân đội các nước "bắt bài" với sự phát triển của công nghệ quân sự thế giới nhất là từ Nga và Trung Quốc.Các chuyên gia khẳng định, bỏ lớp vỏ tàng hình của mình ra, F-35 sẽ thậm chí không bằng F-16 và sự thực là trong các màn không chiến đối đầu thử nghiệm giữa F-35 và F-16, chiến đấu cơ thế hệ cũ lại cơ động hơn F-35 rất nhiều.Tiếp theo vẫn là vấn đề giá thành. Không giống Su-57 của Nga, giá thành của F-35 là quá đắt đỏ và không những chỉ là giá thành sản xuất, giá nghiên cứu của F-35 cũng là cả một "núi tiền" được nhiều thành viên của NATO "góp vốn" mới đủ.Hiện tại, giá thành của mỗi chiếc F-35 đang được hạ dần xuống với sự ra đời của ngày càng nhiều chiến đấu cơ cùng loại. Tuy nhiên tính về lâu về dài, khi giá thành của F-35 xuống chạm mốc 75 triệu USD cho mỗi chiếc thì đây vẫn là loại chiến đấu cơ quá đắt đỏ.Nhiều chuyên gia cũng khẳng định, cái giá mà F-35 mang lại khi phải bỏ ra số tiền khổng lồ để sở hữu nó là "không đáng". Giá của một chiếc F-35, thực tế hoàn toàn tương xứng với những công nghệ mà nó được trang bị, tuy nhiên không phải lúc nào sở hữu công nghệ cao hơn cũng dành chiến thắng.Cuối cùng đó là S-400 - thứ được coi là "Gót chân Asin" của F-35. Trong tương lai, Thổ Nhĩ Kỳ khả năng cao là sẽ cùng lúc sở hữu cả F-35 và S-400, khi này Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thoải mái nghiên cứu khả năng đánh chặn F-35 bằng S-400 một cách toàn diện.Tất nhiên, kỹ năng đánh chặn F-35 bằng S-400 sẽ được Thổ Nhĩ Kỳ giữ kín. Tuy nhiên không có gì là chắc chắn rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bán hoặc vô tình hay cố tình để lộ các kỹ năng đánh chặn này cho các quốc gia sở hữu S-400 khác, đặc biệt là Trung Quốc.Như vậy, có thể khẳng định F-35 sẽ khó có thể trở thành xương sống của bất cứ lực lượng Không quân nào trong tương lai vì đơn giản, nó đã bị bắt bài ngay từ khi xuất hiện và tới nay vẫn chưa thực sự là một chiếc máy bay phù hợp để trang bị với số lượng lớn, cho dù là với lực lượng không quân lớn nhất thế giới như Không quân Mỹ. Mời độc giả xem Video: F-35 cất cánh từ tàu đổ bộ tấn công của Thuỷ quân Lục chiến Mỹ.
Một trong những trở ngại lớn nhất để chiến đấu cơ F-35 trở thành ngôi sao số một của Quân đội Mỹ lại là chính nó, bởi thiết kế quá phức tạp F-35 gần như không phải là một chọn tốt cho việc hoạt động ở các môi trường tác chiến khắc nghiệt rất khó cho bảo dưỡng, cũng như vận hành mặt đất.
Cụ thể, mỗi giờ bay của tiêm kích F-35 sẽ tốn tới hơn 40.000 USD trong khi đó con số tương tự ở F-18 chỉ là 18.000 USD. Chưa kể thời gian kiểm tra định kỳ của F-35 cũng ngắn hơn hẳn các dòng chiến đấu cơ khác của Mỹ.
Trong suốt nhiều thập kỷ qua, công nghệ radar thường phát triển nhanh hơn chiến đấu cơ và rõ ràng thiết kế của F-35 sẽ sớm trở nên lạc hậu . Điều này đồng nghĩa với việc F-35 sẽ sớm bị quân đội các nước "bắt bài" với sự phát triển của công nghệ quân sự thế giới nhất là từ Nga và Trung Quốc.
Các chuyên gia khẳng định, bỏ lớp vỏ tàng hình của mình ra, F-35 sẽ thậm chí không bằng F-16 và sự thực là trong các màn không chiến đối đầu thử nghiệm giữa F-35 và F-16, chiến đấu cơ thế hệ cũ lại cơ động hơn F-35 rất nhiều.
Tiếp theo vẫn là vấn đề giá thành. Không giống Su-57 của Nga, giá thành của F-35 là quá đắt đỏ và không những chỉ là giá thành sản xuất, giá nghiên cứu của F-35 cũng là cả một "núi tiền" được nhiều thành viên của NATO "góp vốn" mới đủ.
Hiện tại, giá thành của mỗi chiếc F-35 đang được hạ dần xuống với sự ra đời của ngày càng nhiều chiến đấu cơ cùng loại. Tuy nhiên tính về lâu về dài, khi giá thành của F-35 xuống chạm mốc 75 triệu USD cho mỗi chiếc thì đây vẫn là loại chiến đấu cơ quá đắt đỏ.
Nhiều chuyên gia cũng khẳng định, cái giá mà F-35 mang lại khi phải bỏ ra số tiền khổng lồ để sở hữu nó là "không đáng". Giá của một chiếc F-35, thực tế hoàn toàn tương xứng với những công nghệ mà nó được trang bị, tuy nhiên không phải lúc nào sở hữu công nghệ cao hơn cũng dành chiến thắng.
Cuối cùng đó là S-400 - thứ được coi là "Gót chân Asin" của F-35. Trong tương lai, Thổ Nhĩ Kỳ khả năng cao là sẽ cùng lúc sở hữu cả F-35 và S-400, khi này Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thoải mái nghiên cứu khả năng đánh chặn F-35 bằng S-400 một cách toàn diện.
Tất nhiên, kỹ năng đánh chặn F-35 bằng S-400 sẽ được Thổ Nhĩ Kỳ giữ kín. Tuy nhiên không có gì là chắc chắn rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bán hoặc vô tình hay cố tình để lộ các kỹ năng đánh chặn này cho các quốc gia sở hữu S-400 khác, đặc biệt là Trung Quốc.
Như vậy, có thể khẳng định F-35 sẽ khó có thể trở thành xương sống của bất cứ lực lượng Không quân nào trong tương lai vì đơn giản, nó đã bị bắt bài ngay từ khi xuất hiện và tới nay vẫn chưa thực sự là một chiếc máy bay phù hợp để trang bị với số lượng lớn, cho dù là với lực lượng không quân lớn nhất thế giới như Không quân Mỹ.
Mời độc giả xem Video: F-35 cất cánh từ tàu đổ bộ tấn công của Thuỷ quân Lục chiến Mỹ.