Ở thời điểm hiện tại, mẫu tiểu liên Micro Uzi có lẽ đã quá quen thuộc và gắn liền với hình ảnh bộ đội Đặc công Việt Nam, tuy nhiên trong quá khứ lực lượng tác chiến đặc biệt này của quân đội ta còn được trang bị một loại vũ khí đặc biệt khác đến từ Ba Lan, và chúng cũng từng sát cánh bên cạnh lực lượng đặc công trong Kháng chiến chống Mỹ. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dânTheo đó trong Chiến tranh Việt Nam, Ba Lan từng viện trợ cho Quân đội ta số lượng không xác định súng tiểu liên PM-63 RAK và loại vũ khí này nhanh chóng được trang bị cho các đơn vị đặc công Việt Nam vì những ưu điểm của mình. Hiện nay, PM-63 gần như không còn xuất hiện trong trang bị của các đơn vị Đặc công Việt Nam nhưng nó vẫn được sử dụng trong một số lực lượng tác chiến đặc biệt trong số đó có cả Binh chủng Hóa học. Nguồn ảnh: QPVN.Với thiết kế nhỏ gọn, tốc độ bắn nhanh và có độ tin cậy cao, những khẩu tiểu liên PM-63 hiện vẫn được trang bị cho bộ đội phòng hóa Việt Nam trong nhiệm vụ huấn luyện cũng như sẵn sàng chiến đấu. Đặc biệt PM-63 khá thích hợp cho các nhiệm vụ chống khủng bố và giải cứu con tin của Binh chủng Hóa học. Nguồn ảnh: QPVN.Tuy nhiên trong tương lai gần số phận của PM-63 RAK trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam có lẽ sẽ sớm kết thúc khi quân đội ta dần loại biên các dòng súng bộ binh lỗi thời. Và ứng cử viên thay thế cho PM-63 RAK trong tương lai nhiều khả năng vẫn sẽ là Micro Uzi hoặc Galil ACE 31. Hình ảnh bộ đội phòng hóa Việt Nam với tiểu liên PM-63 trong diễn tập chống khủng bố, giải cứu con tin. Nguồn ảnh: QPVN.Về PM-63 RAK đây là mẫu súng tiểu liên do thiết kế sư Piotr Wilniewczyc người Ba Lan thiết kế và được chế tạo tại nhà máy vũ khí Łucznik Arms, bản thân cái tên RAK là viết tắt cho từ “Ręczny Automat Komandosów” theo tiếng Ba Lan là súng ngắn tự động. Thiết kế sư Wilniewczyc phát triển PM-63 trong những năm 1950 nhưng mãi đến năm 1964 nó mới được vào sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: The Truth About Guns.Điểm đặc biệt của PM-63 RAK nằm ở chính sự nhỏ gọn của nó không lớn hơn mẫu súng ngắn thông thường là bao, trong khi đó nó được trang bị hộp tiếp đạn lớn hơn, đi kèm súng báng gấp và cả tay cầm hỗ trợ xạ thủ tác xạ chính xác hơn trong mỗi lần bắn. Chính vì lý do này mà Ba Lan thường gọi PM-63 là súng ngắn tự động hơn là súng tiểu liên. Nguồn ảnh: The Truth About GunsKhái niệm về thiết kế của PM-63 được đề xuất lần đầu tiên tại Đại học Công nghệ Warszawa của Ba Lan trong đầu những năm 1950, khi quân đội nước này đang tìm kiếm một mẫu súng nhỏ gọn nhưng uy lực hơn súng ngắn để trang bị cho lính lái xe trong các đơn vị tăng thiết giáp, lính đặc nhiệm và cả lực lượng mật vụ. Nguồn ảnh: The Truth About GunsThế những đến mãi năm 1965, PM-63 mới bắt đầu được đưa vào trang bị trong quân đội và lực lượng an ninh Ba, sau đó nó cũng bắt đầu được phát triển thành nhiều biến thể khác nhau cả trong và ngoài Ba Lan. PM-63 khá phổ biến tại các nước XHCN ở Đông Âu và ở cả Việt Nam trong giai đoạn đầu những năm 1970 trở về sau. Nguồn ảnh: The Truth About GunsVới trọng lượng chỉ 1,6kg, chiều dài súng chỉ 333mm và khi mở báng gấp súng cũng chỉ có chiều dài 583mm, PM-63 có một lợi thế khá đặc biệt trước các dòng súng tiểu liên cùng thời, bên cạnh đó việc nó sử dụng đạn tiêu chuẩn 9x18mm Makarov của Liên Xô hay cả 9×19mm Parabellum của NATO giúp mẫu súng này càng trở nên ưa dùng. Nguồn ảnh: The Truth About GunsSúng tiểu liên PM-63 sử dụng cơ chế hoạt động bệ lùi ngắn lên đạn bằng phản lực bắn thẳng tương tự như các mẫu súng ngắn bán tự động, chính vì vậy mà khóa nòng của PM-63 khác biệt hoàn toàn so với các dòng tiểu liên thông thường và có phần giống với một mẫu súng ngắn hơn. PM-63 cũng sở hữu thiết kế chắc chắn khi hầu hết các bộ phận đều được làm bằng thép khiến súng hoạt động bền bỉ trên chiến trường. Nguồn ảnh: SHOOTERcomPL.Với đạn tiêu chuẩn 9x18mm, súng tiểu liên PM-63 cho tốc độ bắn lên tới 650 phát/phút đây là một con số ấn tượng khi so với các mẫu súng ngắn bán tự động ở thời điểm PM-63 xuất hiện, sơ tốc đầu nòng của súng là 320m/s. Tầm bắn hiệu quả của mẫu tiểu liên này vào khoảng 200m, đi kèm hộp tiếp đạn 15 viên hoặc 25 viên. Nguồn ảnh: SHOOTERcomPL.Tuy được ưa chuộng ngay từ những ngày đầu súng ra đời bởi tốc độ bắn cao, nhỏ gọn, dễ sử dụng, nhưng súng cũng chỉ thích hợp để trang bị cho các đơn vị cảnh vệ, cảnh sát, lực lượng đặc nhiệm, biệt kích hoặc lính xe tăng. Nguồn ảnh: SHOOTERcomPL.Mời độc giả xem video: Uy lực súng tiểu liên PM-63 RAK của Đặc công Việt Nam. (nguồn SHOOTERcomPL.)
Ở thời điểm hiện tại, mẫu tiểu liên Micro Uzi có lẽ đã quá quen thuộc và gắn liền với hình ảnh bộ đội Đặc công Việt Nam, tuy nhiên trong quá khứ lực lượng tác chiến đặc biệt này của quân đội ta còn được trang bị một loại vũ khí đặc biệt khác đến từ Ba Lan, và chúng cũng từng sát cánh bên cạnh lực lượng đặc công trong Kháng chiến chống Mỹ. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân
Theo đó trong Chiến tranh Việt Nam, Ba Lan từng viện trợ cho Quân đội ta số lượng không xác định súng tiểu liên PM-63 RAK và loại vũ khí này nhanh chóng được trang bị cho các đơn vị đặc công Việt Nam vì những ưu điểm của mình. Hiện nay, PM-63 gần như không còn xuất hiện trong trang bị của các đơn vị Đặc công Việt Nam nhưng nó vẫn được sử dụng trong một số lực lượng tác chiến đặc biệt trong số đó có cả Binh chủng Hóa học. Nguồn ảnh: QPVN.
Với thiết kế nhỏ gọn, tốc độ bắn nhanh và có độ tin cậy cao, những khẩu tiểu liên PM-63 hiện vẫn được trang bị cho bộ đội phòng hóa Việt Nam trong nhiệm vụ huấn luyện cũng như sẵn sàng chiến đấu. Đặc biệt PM-63 khá thích hợp cho các nhiệm vụ chống khủng bố và giải cứu con tin của Binh chủng Hóa học. Nguồn ảnh: QPVN.
Tuy nhiên trong tương lai gần số phận của PM-63 RAK trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam có lẽ sẽ sớm kết thúc khi quân đội ta dần loại biên các dòng súng bộ binh lỗi thời. Và ứng cử viên thay thế cho PM-63 RAK trong tương lai nhiều khả năng vẫn sẽ là Micro Uzi hoặc Galil ACE 31. Hình ảnh bộ đội phòng hóa Việt Nam với tiểu liên PM-63 trong diễn tập chống khủng bố, giải cứu con tin. Nguồn ảnh: QPVN.
Về PM-63 RAK đây là mẫu súng tiểu liên do thiết kế sư Piotr Wilniewczyc người Ba Lan thiết kế và được chế tạo tại nhà máy vũ khí Łucznik Arms, bản thân cái tên RAK là viết tắt cho từ “Ręczny Automat Komandosów” theo tiếng Ba Lan là súng ngắn tự động. Thiết kế sư Wilniewczyc phát triển PM-63 trong những năm 1950 nhưng mãi đến năm 1964 nó mới được vào sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: The Truth About Guns.
Điểm đặc biệt của PM-63 RAK nằm ở chính sự nhỏ gọn của nó không lớn hơn mẫu súng ngắn thông thường là bao, trong khi đó nó được trang bị hộp tiếp đạn lớn hơn, đi kèm súng báng gấp và cả tay cầm hỗ trợ xạ thủ tác xạ chính xác hơn trong mỗi lần bắn. Chính vì lý do này mà Ba Lan thường gọi PM-63 là súng ngắn tự động hơn là súng tiểu liên. Nguồn ảnh: The Truth About Guns
Khái niệm về thiết kế của PM-63 được đề xuất lần đầu tiên tại Đại học Công nghệ Warszawa của Ba Lan trong đầu những năm 1950, khi quân đội nước này đang tìm kiếm một mẫu súng nhỏ gọn nhưng uy lực hơn súng ngắn để trang bị cho lính lái xe trong các đơn vị tăng thiết giáp, lính đặc nhiệm và cả lực lượng mật vụ. Nguồn ảnh: The Truth About Guns
Thế những đến mãi năm 1965, PM-63 mới bắt đầu được đưa vào trang bị trong quân đội và lực lượng an ninh Ba, sau đó nó cũng bắt đầu được phát triển thành nhiều biến thể khác nhau cả trong và ngoài Ba Lan. PM-63 khá phổ biến tại các nước XHCN ở Đông Âu và ở cả Việt Nam trong giai đoạn đầu những năm 1970 trở về sau. Nguồn ảnh: The Truth About Guns
Với trọng lượng chỉ 1,6kg, chiều dài súng chỉ 333mm và khi mở báng gấp súng cũng chỉ có chiều dài 583mm, PM-63 có một lợi thế khá đặc biệt trước các dòng súng tiểu liên cùng thời, bên cạnh đó việc nó sử dụng đạn tiêu chuẩn 9x18mm Makarov của Liên Xô hay cả 9×19mm Parabellum của NATO giúp mẫu súng này càng trở nên ưa dùng. Nguồn ảnh: The Truth About Guns
Súng tiểu liên PM-63 sử dụng cơ chế hoạt động bệ lùi ngắn lên đạn bằng phản lực bắn thẳng tương tự như các mẫu súng ngắn bán tự động, chính vì vậy mà khóa nòng của PM-63 khác biệt hoàn toàn so với các dòng tiểu liên thông thường và có phần giống với một mẫu súng ngắn hơn. PM-63 cũng sở hữu thiết kế chắc chắn khi hầu hết các bộ phận đều được làm bằng thép khiến súng hoạt động bền bỉ trên chiến trường. Nguồn ảnh: SHOOTERcomPL.
Với đạn tiêu chuẩn 9x18mm, súng tiểu liên PM-63 cho tốc độ bắn lên tới 650 phát/phút đây là một con số ấn tượng khi so với các mẫu súng ngắn bán tự động ở thời điểm PM-63 xuất hiện, sơ tốc đầu nòng của súng là 320m/s. Tầm bắn hiệu quả của mẫu tiểu liên này vào khoảng 200m, đi kèm hộp tiếp đạn 15 viên hoặc 25 viên. Nguồn ảnh: SHOOTERcomPL.
Tuy được ưa chuộng ngay từ những ngày đầu súng ra đời bởi tốc độ bắn cao, nhỏ gọn, dễ sử dụng, nhưng súng cũng chỉ thích hợp để trang bị cho các đơn vị cảnh vệ, cảnh sát, lực lượng đặc nhiệm, biệt kích hoặc lính xe tăng. Nguồn ảnh: SHOOTERcomPL.
Mời độc giả xem video: Uy lực súng tiểu liên PM-63 RAK của Đặc công Việt Nam. (nguồn SHOOTERcomPL.)