Một triệu quân Iraq và 5.500 xe tăng, bị đánh bại trong 100 giờ

Google News

Năm 1991, quân đội Iraq được xếp vào tốp 5 thế giới về sức mạnh quân sự, nhưng đã bị Mỹ và liên quân đánh bại hoàn toàn chỉ trong 100 giờ. Bài học nào cho Nga trong cuộc xung đột với Ukraine hiện nay?

Mot trieu quan Iraq va 5.500 xe tang, bi danh bai trong 100 gio

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã diễn ra hơn 200 ngày và nó đang "tiến nhanh" tới mốc thời gian 300 ngày.

Khi quan sát các hành động tác chiến của quân đội Nga trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, chúng ta so sánh với màn trình diễn của quân đội Iraq với 1,25 triệu quân chính quy, 5.500 xe tăng, hơn 4.000 pháo và 1.000 máy bay trong Chiến tranh vùng Vịnh.

Năm 1991, quân đội Iraq, được xếp vào tốp 5 thế giới về sức mạnh quân sự, nhưng đã bị Mỹ và liên quân đánh bại hoàn toàn chỉ trong 100 giờ và mất gần 200.000 quân.

Chiến tranh vùng Vịnh cũng đi vào lịch sử quân sự thế giới, với tư cách là “cuộc chiến tranh công nghệ cao” đầu tiên trong lịch sử loài người.

Mot trieu quan Iraq va 5.500 xe tang, bi danh bai trong 100 gio-Hinh-2

Trong các tài liệu nghiên cứu về Chiến tranh vùng Vịnh trước đây, nhiều chuyên gia đều cho rằng, chiến thắng của quân đội Mỹ trong Chiến tranh vùng Vịnh và thất bại của Iraq là do vũ khí của quân đội Mỹ quá tối tân. Tuy nhiên, sự thật lại không chỉ đơn giản về mặt vũ khí trang thiết bị, vì bản thân quân đội Iraq, cũng được trang bị rất nhiều vũ khí khủng ở thời điểm đó.

Mot trieu quan Iraq va 5.500 xe tang, bi danh bai trong 100 gio-Hinh-3

Nguyên nhân dẫn đến thất bại của Quân đội Iraq trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991

Thứ nhất, trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, cuộc phong tỏa sớm của quân đội Mỹ đối với Iraq, đã mở đường cho thất bại của quân đội Iraq.

Trước Chiến tranh vùng Vịnh nổ ra, quân đội Iraq đã bị tổn thất về mặt bảo đảm hậu cần.

Vào ngày 11/8/1990, chính quyền Mỹ tuyên bố phát động một cuộc phong tỏa hải quân chống lại Iraq. Quân đội Mỹ đã đưa hơn 100 tàu để tạo thành lực lượng phong tỏa hàng hải.

Lực lượng này tạo thành mạng lưới phong tỏa ba chiều với sự hỗ trợ của vệ tinh, máy bay cảnh báo sớm và đội hình tàu sân bay. Kiểm tra bất kỳ tàu khả nghi nào đi qua Iraq.

Đến ngày 25/9/1990, Mỹ tiếp tục thông qua Nghị quyết 670 tại Liên hợp quốc, áp đặt lệnh cấm vận đường không đối với Iraq.

Mot trieu quan Iraq va 5.500 xe tang, bi danh bai trong 100 gio-Hinh-4
Ảnh: Các giếng dầu của Kuwait bị Iraq đốt cháy để tạo màn khói che mắt không quân Mỹ. 

Vì mục đích của cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào Iraq là để phản đối việc Iraq xâm lược Kuwait, nên cuộc phong tỏa của Mỹ đã được nhiều nước ủng hộ. Hơn 20 quốc gia đã điều quân đội cùng Mỹ tham gia phong tỏa Iraq.

Quân đội Mỹ và liên minh đa quốc gia đã đưa 8 tàu sân bay và 165 tàu chiến các loại. Lực lượng không quân đã điều động 7.500 máy bay để sẵn sàng đánh chặn.

Do bị quân đội Mỹ phong tỏa, vận tải đường biển của Iraq về cơ bản đã ngừng hoạt động, Iraq bị thiệt hại 95% nguồn thu nhập từ dầu mỏ; đạn dược của quân đội Iraq không đủ để chiến đấu một tháng.

Cuộc phong tỏa này của Mỹ và liên quân, là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến thất bại không thể tránh khỏi của quân đội Iraq trong cuộc chiến.

Mot trieu quan Iraq va 5.500 xe tang, bi danh bai trong 100 gio-Hinh-5
Ảnh: Quân đội Iraq bị đánh tan nát khi rút lui khỏi Kuwait.  

Thứ hai, tác chiến điện tử được thực hiện xuyên suốt toàn bộ cuộc chiến.

Tác chiến điện tử chiếm vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng trong chiến tranh vùng Vịnh của Mỹ và được triển khai theo các bước sau:

Thứ nhất, trong chiến tranh tình báo điện tử, hiểu rõ mình và địch sẽ thắng trong mọi trận chiến. Việc nắm được thông tin tình báo của đối phương là rất quan trọng đối với quân đội Mỹ.

Với khả năng trinh sát vượt trội của Mỹ và liên quân, hơn 1.000 máy bay của Không quân Iraq cũng như các trận địa tên lửa phòng và sở chỉ huy được triển khai ở đâu? Nhiệm vụ tình báo Quân đội Mỹ phải tìm ra điều đó.

Để tìm hiểu việc triển khai quân của Iraq, trong 5 tháng trước chiến tranh, quân đội Mỹ đã sử dụng hơn 20 vệ tinh để thực hiện trinh sát không gian ba chiều toàn diện đối với quân đội Iraq.

Mot trieu quan Iraq va 5.500 xe tang, bi danh bai trong 100 gio-Hinh-6
 Ảnh: Máy bay trinh sát điện tử RC-135 của Không quân Mỹ.

Đặc biệt, radar và các tình báo điện tử khác của Iraq, đã được vệ tinh quân sự của Mỹ đánh chặn thành công. Các vệ tinh quân sự của Mỹ truyền dữ liệu điện tử cho máy bay tác chiến điện tử, để từ đó cung cấp kịp thời tọa độ mục tiêu cho các loại vũ khí của Mỹ.

Vệ tinh trinh sát KH12 của quân đội Mỹ có thể phát hiện hình ảnh với độ phân giải 10 cm. Vệ tinh của quân đội Mỹ, kết hợp với hệ thống giám sát mặt đất để ghi lại các cuộc điện thoại của các đơn vị tên lửa và phòng không quân đội Iraq. Thậm chí Quân đội Mỹ còn biết rõ về các cuộc gọi vô tuyến cũng như liên lạc khác giữa các xe tăng.

Ngoài trinh sát vũ trụ, máy bay trinh sát U-2 và máy bay trinh sát RC-135 của quân đội Mỹ cũng triển khai các hoạt động; kết hợp với các máy bay trên là 2 máy bay cảnh báo sớm E-3 thực hiện nhiệm vụ trinh sát điện tử.

Mot trieu quan Iraq va 5.500 xe tang, bi danh bai trong 100 gio-Hinh-7
Ảnh: Máy bay trinh sát, cảnh báo sớm Boeing E-3 của Không quân Mỹ.

Thông qua việc thu thập và trinh sát điện tử liên tục, tất cả phổ điện tử và các dữ liệu khác mà quân đội Mỹ phát hiện được, sẽ được truyền tới Bộ chỉ huy quân sự Mỹ, giúp máy bay chiến đấu tàng hình F-117 và tên lửa hành trình Tomahawk của quân đội Mỹ, tiêu diệt chính xác và kịp thời các mục tiêu của Iraq; khiến Iraq bị tổn thất nặng nề ngay từ ngày đầu, giờ đầu của cuộc chiến.

Mot trieu quan Iraq va 5.500 xe tang, bi danh bai trong 100 gio-Hinh-8
Ảnh: Vệ tinh trinh sát KH12 của quân đội Mỹ. 
Thứ hai, trước cuộc không kích quy mô lớn vào ngày 17/1, quân đội Mỹ đã tiến hành gây nhiễu điện tử mạnh mẽ.

Sau khi máy bay cảnh báo sớm và máy bay tiếp dầu của Mỹ cất cánh, ba loại máy bay tác chiến điện tử chuyên dùng của Không quân Mỹ là EA-6B, EF-111A và EC-130H đã thực hiện tác chiến điện tử trong phạm vi lần lượt là 160 km, 148 km và 130 km.

Đội hình gây nhiễu điện từ chiến lược tầm xa và tầm trung và nhiễu điện từ chiến thuật cho đội hình bay của máy bay cường kích kể trên, đã làm cho hệ thống liên lạc và radar của quân đội Iraq đã trở nên "mù tịt".

Mot trieu quan Iraq va 5.500 xe tang, bi danh bai trong 100 gio-Hinh-9
Ảnh: Máy bay tác chiến điện tử EA-6B Prowler   

Trong vòng 24 giờ sau khi cuộc chiến nổ ra, các lực lượng đa quốc gia đã điều động 2.000 máy bay tác chiến điện tử sử dụng nhiễu sóng vô tuyến tần số chủ động và gây nhiễu hồng ngoại để gây nhiễu radar và tên lửa dẫn đường hồng ngoại của quân đội Iraq.

Đánh lừa tác chiến điện tử: Các máy bay chiến đấu F-15 và F-16 của Mỹ nhanh chóng tiếp cận khu vực biên giới Iraq để dụ các radar của Iraq bật lên, sau đó quay lại. Đồng thời máy bay trinh sát RC-135 nhanh chóng thu được phổ radar thực của Iraq.

Mot trieu quan Iraq va 5.500 xe tang, bi danh bai trong 100 gio-Hinh-10
Ảnh: Máy bay trinh sát điện tử RC-135 của Không quân Mỹ.

Chiến tranh điện tử của quân đội Mỹ được tiến hành có hệ thống và hết sức chặt chẽ; từ trinh sát điện tử đến chế áp và tiêu diệt điện tử; từ đánh lừa chiến tranh điện tử và các hoạt động đánh lừa thông tin, để đảm bảo rằng quân đội Mỹ luôn nắm thế chủ động trên chiến trường.

Tại sao quyền kiểm soát chiến trường trong suốt Chiến tranh vùng Vịnh nằm hoàn trong tay của Quân đội Mỹ? Nguyên nhân là do Quân đội Mỹ đã tiến hành trinh sát toàn diện quân đội Iraq từ trinh sát vệ tinh, giám sát điện tử đến trinh sát máy bay, tình báo mặt đất… ngay từ 5 tháng trước chiến tranh.

Quân đội Mỹ nắm rất rõ mọi động thái của quân đội Iraq. Nhưng những gì quân đội Mỹ sẽ làm, người Iraq hoàn toàn không biết. Một quân đội Iraq như vậy, liệu có thể thắng được Mỹ và liên quân?

Mot trieu quan Iraq va 5.500 xe tang, bi danh bai trong 100 gio-Hinh-11
 Ảnh: Đội hình máy bay chiến đấu của Mỹ và liên quân bay vào đánh phá Iraq. 

Tại sao Chiến tranh vùng Vịnh được xem là “bước ngoặt” giữa “chiến tranh thông tin công nghệ cao” và “chiến tranh cơ giới hóa”? Tại sao các cuộc không kích của Mỹ rất hiệu quả mà ít khi cần phải rải bom kiểu “hủy diệt”?

Sự thống trị trong các cuộc không kích của Mỹ chỉ là một khía cạnh; chính những hệ thống tác chiến điện tử được thực hiện bởi máy bay tác chiến điện tử và các vệ tinh trên không gian, cũng như các phương tiện trinh sát và giám sát mặt đất, mới là những vấn đề có tính then chốt của chiến tranh công nghệ cao.

Điều này cũng đúc kết thành triết lý của chiến tranh hiện đại đó là: Nếu bạn nắm bắt được sức mạnh điện từ, bạn sẽ giành chiến thắng trên chiến trường.

Mot trieu quan Iraq va 5.500 xe tang, bi danh bai trong 100 gio-Hinh-12
Ảnh: Máy bay chiến đấu tàng hình F-117A của Mỹ tham chiến. 

Thứ ba, lực lượng không quân, hải quân, lục quân Mỹ cũng như không quân của lực lượng đa quốc gia, đã được sự hỗ trợ đắc lực của vệ tinh, máy bay trinh sát chiến lược, máy bay cảnh báo sớm, máy bay tác chiến điện tử.

Các máy bay chiến đấu tàng hình F-117 và tên lửa hành trình lần đầu xuất hiện trên chiến trường, đã liên tục thực hiện các cuộc tập kích vào quân đội Iraq trong 38 ngày. Các cuộc không kích đã làm suy yếu 50% lực lượng tiền tuyến và 25% lực lượng hậu phương của Iraq.

Các cuộc không kích là rất quan trọng trong Chiến tranh vùng Vịnh, nhưng các máy bay tác chiến điện tử, máy bay cảnh báo sớm, vệ tinh và các thiết bị chiến đấu dựa trên thông tin khác… đã đóng góp không nhỏ cho các thắng lợi trên.

Mot trieu quan Iraq va 5.500 xe tang, bi danh bai trong 100 gio-Hinh-13
Ảnh: Một tòa nhà ở trung tâm thủ đô  Bagdad của Iraq bị trúng tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ.

Thứ tư, hoạt động nghi binh chiến dịch và chiến lược được Quân đội Mỹ tiến hành rộng rãi và hiệu quả.

Trước hết, Mỹ đã tiến hành chiến dịch thông tin sai lệch bằng các đơn vị chuyên nghiệp, nhất là các phát các tín hiệu thông tin giả.

Hành động nghi binh của Mỹ khiến Iraq tin rằng, quân đội Mỹ sẽ đổ bộ từ Kuwait, sau đó Iraq đã triển khai quân hạng nặng gần biên giới và trong lãnh thổ Kuwait. Nhưng hướng thực sự của cuộc tấn công của Mỹ là từ phía tây Iraq.

Mot trieu quan Iraq va 5.500 xe tang, bi danh bai trong 100 gio-Hinh-14
 Bản đồ tác chiến trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

Bài học nào cho Quân đội Nga?

Bỏ qua các hoạt động chuẩn bị trước cuộc chiến của quân đội Mỹ, thì việc phong tỏa hậu cần Iraq và áp chế điện tử có hệ thống là những lý do cốt lõi khiến hàng triệu quân và 5.500 xe tăng của Iraq bị quân đội Mỹ đánh bại trong vòng 38 ngày.

Sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, việc kiểm soát sức mạnh điện từ và sức mạnh thông tin đã trở thành một mục tiêu chung được các cường quốc quân sự theo đuổi.

Mot trieu quan Iraq va 5.500 xe tang, bi danh bai trong 100 gio-Hinh-15
Ảnh: Đội hình máy bay chiến đấu của Mỹ và liên quân bay vào đánh phá Iraq. 

Tuy nhiên, chiến dịch quân sự đặc biệt của quân đội Nga trên lãnh thổ Ukraine hiện nay lại thiếu các hoạt động tác chiến điện tử hiện đại.

Nếu quân đội Nga sao chép phương thức tác chiến điện tử của quân đội Mỹ vào năm 1991, thì với những vũ khí, trang bị hiện có của quân đội Nga như hiện nay, thì quân đội Nga đã không phải chiến đấu cam go như vậy.

Mot trieu quan Iraq va 5.500 xe tang, bi danh bai trong 100 gio-Hinh-16
Ảnh: Một khẩu pháo M777 của quân đội Ukraine ở mặt trận Donbass. 

 

Tiến Minh

>> xem thêm

Bình luận(0)