Tháng 2/1991 đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh vùng Vịnh. Những tuần cuối cùng của cuộc chiến, sau những cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu, đã chứng kiến một số cuộc giao tranh trên không, có quy mô lớn nhất trong thời đại máy bay phản lực; chủ yếu diễn ra trên bầu trời Kuwait và Iraq.Vào thời điểm Chiến tranh vùng Vịnh bắt đầu, Không quân Iraq đã trang bị 33 phi đội máy bay chiến đấu và máy bay đánh chặn, 4 phi đội máy bay cường kích, 2 phi đội máy bay ném bom và một phi đội máy bay trinh sát có khả năng chiến đấu.Với tổng số lên tới 40 phi đội máy bay chiến đấu, số lượng này khó có thể quốc gia nào sánh kịp. Tuy có quy mô lớn, nhưng Không quân Iraq có những điểm yếu nhất định, đó là trong tổng số gần 700 máy bay chiến đấu, thì chỉ có khoảng 55 chiếc, có thể sử dụng tên lửa không đối không hiện đại.Trong Không quân Iraq khi đó, chỉ có hai loại chiến đấu cơ có thể đủ sức không chiến với những máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Mỹ như F/A-18 hoặc F-15 và đều là máy bay chiến đấu MiG do Liên Xô cung cấp, gồm MiG-25 và MiG-29.Do chi phí sử dụng của MiG-25 rất cao và MiG-29 là một loại máy bay rất mới, được Iraq mua từ năm 1988; có nghĩa là chúng không được trang bị với số lượng đủ lớn, để tạo thành xương sống của Không quân Iraq. Trong khi đó, phần lớn máy bay của Iraq đã lạc hậu, khó đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại.Iraq cũng không có máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AEW&C), khiến nước này gặp bất lợi lớn trước Không quân Mỹ, vốn được trang bị số lượng lớn máy bay E-2 và E-3, đảm nhiệm hỗ trợ hơn 95% phi vụ xuất kích của Không quân Mỹ và Liên quân trong cuộc chiến.Lực lượng tinh nhuệ nhất của của Không quân Iraq khi đó bao gồm 32 máy bay hạng nặng MiG-25 Foxbat, trong đó có 25 chiếc phiên bản chiến đấu, còn 7 chiếc còn lại là biến thể trinh sát. MiG-25 là máy bay hạng nặng và đắt nhất, được biên chế trong Không quân Iraq, nhưng chiếm chưa đầy 5% biên chế.MiG-25 là máy bay chiến đấu mạnh nhất của Liên Xô, được xuất khẩu khi đó. Mặc dù bị hạ cấp rất nhiều tính năng để xuất khẩu, nhưng với tên lửa R-40, MiG-25 có thể tiến công các mục tiêu từ cách xa trên 100 km và có thể không chiến ngang ngửa với F-15 của Mỹ khi đó.Cùng với MiG-25, loại máy bay cao cấp duy nhất còn lại trong biên chế của Không quân Iraq lúc đó là MiG-29A, mà lúc đó Không quân Iraq có khoảng 30 chiếc. MiG-29 có trọng lượng trung bình, nhẹ hơn và rẻ hơn nhiều so với MiG-25; nhưng MiG-29 là loại chiến đấu cơ thế hệ 4.MiG-29 được trang bị tên lửa không đối không tầm trung R-27 dẫn đường bằng radar bán chủ động; mặc dù không tiên tiến bằng tên lửa R-40 trang bị trên MiG-25, nhưng R-27 có kích cỡ vừa phải, để có thể trang bị trên những máy bay chiến đấu như MiG-29 và có tầm bắn tương đương R-40.Việc Iraq không trang bị cho các máy bay MiG-29 của họ tên lửa tầm ngắn R-73, vốn được trang bị cho Không quân Liên Xô và Khối Hiệp ước Warsaw, đã không đem lại lợi thế khác biệt của MiG-29, khi không chiến với máy bay phương Tây ở cự ly gần.MiG-29 được đánh giá cao nhờ các cảm biến mạnh mẽ và khả năng cơ động cao, yêu cầu bảo dưỡng, chi phí vận hành và giá mua tương đối thấp, nên nó có thể triển khai với số lượng rất lớn, giống như Liên Xô đang làm vào thời điểm đó và Iraq có thể giống Liên Xô, nếu không xảy ra chiến tranh Vùng Vịnh.Số máy bay phần lớn phần còn lại của Không quân Iraq bao gồm các máy bay thế hệ thứ ba, gồm khoảng 90 chiếc MiG-23 và 95 máy bay chiến đấu Mirage F1 do Pháp chế tạo, cả hai đều đã không phát huy hiệu quả trong Chiến tranh Iran-Iraq hoặc Vùng Vịnh.Ngoài ra Iraq còn có khoảng 200 máy bay chiến đấu hạng nhẹ MiG-21 và J-7 (J-7 do Trung Quốc nhái MiG-21 của Liên Xô) được biên chế làm 9 phi đội; tuy nhiên số máy bay này ít tham chiến hơn so với MiG-23 và Mirages F1. Ngoài ra Iraq còn có khoảng 30 chiếc J-6 (bản sao MiG-19), do Trung Quốc sản xuất, dùng tiến công mặt đất.Iraq cũng cũng sở hữu đội máy bay ném bom bao gồm 10 máy bay ném bom Tu-22, 4 máy bay ném bom Tu-16 của Liên Xô và 4 máy bay ném bom H-6D của Trung Quốc. Đây là quốc gia duy nhất ngoài Liên Xô triển khai cả Tu-22 và Tu-16, do chi phí sử dụng rất cao.Các loại máy bay ném bom của Iraq đều lạc hậu, khi chỉ sử dụng bom thường, không có điều khiển. Thực tế số máy bay ném bom của Iraq, đã không phát huy được khả năng ngay trong cuộc chiến tranh Iran – Iraq, do Iran lúc này sở hữu máy bay F-14, với tên lửa đánh chặn tầm xa AIM-54 hữu hiệu.Các máy bay tấn công mặt đất khác của Iraq bao gồm 30 máy bay chiến đấu Su-7 đã lạc hậu, khoảng 70 máy bay tiêm kích bom “cánh cụp, cánh xòe” Su-20 hiện đại hơn (một biến thể từ dòng Su-17 và Su-22), tạo thành bốn phi đội riêng biệt.Ngoài ra Iraq còn có một phi đội tấn công mặt đất tinh nhuệ nhất, khi đó mới được thành lập gồm 16 máy bay chiến đấu cường kích Su-24 và 4 phi đội máy bay cường kích Su-25, vốn được ví là “xe tăng bay”; số Su-25 được mua trong thời kỳ chiến tranh với Iran.Việc Iraq không sử dụng Lực lượng Không quân của họ trong Chiến tranh Vùng Vịnh, và việc Iraq không chiếm được quyền kiểm soát bầu trời, đồng nghĩa với việc các lực lượng máy bay tấn công mặt đất của Iraq, không có cơ hội bước vào chiến đấu.Mặc dù Không quân Iraq khá mạnh và là “ông kẹ” trong khu vực, nhưng họ thực sự chưa phải là đối thủ của Không quân Mỹ. Tuy nhiên, các phi đội MiG-29 và MiG-25 thường chiến đấu tốt và giành được một số chiến thắng trên không, mặc dù chỉ có số lượng nhỏ và thiếu sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm như phía Không quân Mỹ.Nếu Iraq duy trì mức chi tiêu quốc phòng sau này như của thập niên 1980, thì Iraq có thể đã ở vị thế mạnh hơn nhiều. Họ có thể thay thế các đơn vị MiG-21 và MiG-23 bằng các máy bay MiG-29; mua thêm MiG-25, và có thể mua các máy bay chiến đấu cao cấp hơn nhiều của Nga, được xuất khẩu sau năm 1992 như Su-27 và MiG-31.Như vậy, lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc do phương Tây soạn thảo, đã ngăn cản Iraq hiện đại hóa lực lượng không quân, hoặc thậm chí bù đắp những tổn thất sau chiến tranh Vùng Vịnh lần 1, dẫn đến sức mạnh Không quân Iraq bị tụt hậu thê thảm.Sau cuộc xâm lược của Mỹ vào Iraq năm 2003, Quân đội Iraq buộc phải giải tán theo sắc lệnh của Mỹ và tất cả máy bay chiến đấu bị loại bỏ. Hiện nay Iraq có lực lượng không quân có sức mạnh không đáng kể, so với 30 năm trước đây, và họ khó có thể tìm lại được ánh hào quang trong quá khứ. Nguồn ảnh: Pinterest. Tiêm kích J-7 - phiên bản nội địa của chiến đấu cơ MiG-21 do Trung Quốc tự sản xuất mà không có giấy phép. Nguồn: CCTY.
Tháng 2/1991 đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh vùng Vịnh. Những tuần cuối cùng của cuộc chiến, sau những cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu, đã chứng kiến một số cuộc giao tranh trên không, có quy mô lớn nhất trong thời đại máy bay phản lực; chủ yếu diễn ra trên bầu trời Kuwait và Iraq.
Vào thời điểm Chiến tranh vùng Vịnh bắt đầu, Không quân Iraq đã trang bị 33 phi đội máy bay chiến đấu và máy bay đánh chặn, 4 phi đội máy bay cường kích, 2 phi đội máy bay ném bom và một phi đội máy bay trinh sát có khả năng chiến đấu.
Với tổng số lên tới 40 phi đội máy bay chiến đấu, số lượng này khó có thể quốc gia nào sánh kịp. Tuy có quy mô lớn, nhưng Không quân Iraq có những điểm yếu nhất định, đó là trong tổng số gần 700 máy bay chiến đấu, thì chỉ có khoảng 55 chiếc, có thể sử dụng tên lửa không đối không hiện đại.
Trong Không quân Iraq khi đó, chỉ có hai loại chiến đấu cơ có thể đủ sức không chiến với những máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Mỹ như F/A-18 hoặc F-15 và đều là máy bay chiến đấu MiG do Liên Xô cung cấp, gồm MiG-25 và MiG-29.
Do chi phí sử dụng của MiG-25 rất cao và MiG-29 là một loại máy bay rất mới, được Iraq mua từ năm 1988; có nghĩa là chúng không được trang bị với số lượng đủ lớn, để tạo thành xương sống của Không quân Iraq. Trong khi đó, phần lớn máy bay của Iraq đã lạc hậu, khó đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại.
Iraq cũng không có máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AEW&C), khiến nước này gặp bất lợi lớn trước Không quân Mỹ, vốn được trang bị số lượng lớn máy bay E-2 và E-3, đảm nhiệm hỗ trợ hơn 95% phi vụ xuất kích của Không quân Mỹ và Liên quân trong cuộc chiến.
Lực lượng tinh nhuệ nhất của của Không quân Iraq khi đó bao gồm 32 máy bay hạng nặng MiG-25 Foxbat, trong đó có 25 chiếc phiên bản chiến đấu, còn 7 chiếc còn lại là biến thể trinh sát. MiG-25 là máy bay hạng nặng và đắt nhất, được biên chế trong Không quân Iraq, nhưng chiếm chưa đầy 5% biên chế.
MiG-25 là máy bay chiến đấu mạnh nhất của Liên Xô, được xuất khẩu khi đó. Mặc dù bị hạ cấp rất nhiều tính năng để xuất khẩu, nhưng với tên lửa R-40, MiG-25 có thể tiến công các mục tiêu từ cách xa trên 100 km và có thể không chiến ngang ngửa với F-15 của Mỹ khi đó.
Cùng với MiG-25, loại máy bay cao cấp duy nhất còn lại trong biên chế của Không quân Iraq lúc đó là MiG-29A, mà lúc đó Không quân Iraq có khoảng 30 chiếc. MiG-29 có trọng lượng trung bình, nhẹ hơn và rẻ hơn nhiều so với MiG-25; nhưng MiG-29 là loại chiến đấu cơ thế hệ 4.
MiG-29 được trang bị tên lửa không đối không tầm trung R-27 dẫn đường bằng radar bán chủ động; mặc dù không tiên tiến bằng tên lửa R-40 trang bị trên MiG-25, nhưng R-27 có kích cỡ vừa phải, để có thể trang bị trên những máy bay chiến đấu như MiG-29 và có tầm bắn tương đương R-40.
Việc Iraq không trang bị cho các máy bay MiG-29 của họ tên lửa tầm ngắn R-73, vốn được trang bị cho Không quân Liên Xô và Khối Hiệp ước Warsaw, đã không đem lại lợi thế khác biệt của MiG-29, khi không chiến với máy bay phương Tây ở cự ly gần.
MiG-29 được đánh giá cao nhờ các cảm biến mạnh mẽ và khả năng cơ động cao, yêu cầu bảo dưỡng, chi phí vận hành và giá mua tương đối thấp, nên nó có thể triển khai với số lượng rất lớn, giống như Liên Xô đang làm vào thời điểm đó và Iraq có thể giống Liên Xô, nếu không xảy ra chiến tranh Vùng Vịnh.
Số máy bay phần lớn phần còn lại của Không quân Iraq bao gồm các máy bay thế hệ thứ ba, gồm khoảng 90 chiếc MiG-23 và 95 máy bay chiến đấu Mirage F1 do Pháp chế tạo, cả hai đều đã không phát huy hiệu quả trong Chiến tranh Iran-Iraq hoặc Vùng Vịnh.
Ngoài ra Iraq còn có khoảng 200 máy bay chiến đấu hạng nhẹ MiG-21 và J-7 (J-7 do Trung Quốc nhái MiG-21 của Liên Xô) được biên chế làm 9 phi đội; tuy nhiên số máy bay này ít tham chiến hơn so với MiG-23 và Mirages F1. Ngoài ra Iraq còn có khoảng 30 chiếc J-6 (bản sao MiG-19), do Trung Quốc sản xuất, dùng tiến công mặt đất.
Iraq cũng cũng sở hữu đội máy bay ném bom bao gồm 10 máy bay ném bom Tu-22, 4 máy bay ném bom Tu-16 của Liên Xô và 4 máy bay ném bom H-6D của Trung Quốc. Đây là quốc gia duy nhất ngoài Liên Xô triển khai cả Tu-22 và Tu-16, do chi phí sử dụng rất cao.
Các loại máy bay ném bom của Iraq đều lạc hậu, khi chỉ sử dụng bom thường, không có điều khiển. Thực tế số máy bay ném bom của Iraq, đã không phát huy được khả năng ngay trong cuộc chiến tranh Iran – Iraq, do Iran lúc này sở hữu máy bay F-14, với tên lửa đánh chặn tầm xa AIM-54 hữu hiệu.
Các máy bay tấn công mặt đất khác của Iraq bao gồm 30 máy bay chiến đấu Su-7 đã lạc hậu, khoảng 70 máy bay tiêm kích bom “cánh cụp, cánh xòe” Su-20 hiện đại hơn (một biến thể từ dòng Su-17 và Su-22), tạo thành bốn phi đội riêng biệt.
Ngoài ra Iraq còn có một phi đội tấn công mặt đất tinh nhuệ nhất, khi đó mới được thành lập gồm 16 máy bay chiến đấu cường kích Su-24 và 4 phi đội máy bay cường kích Su-25, vốn được ví là “xe tăng bay”; số Su-25 được mua trong thời kỳ chiến tranh với Iran.
Việc Iraq không sử dụng Lực lượng Không quân của họ trong Chiến tranh Vùng Vịnh, và việc Iraq không chiếm được quyền kiểm soát bầu trời, đồng nghĩa với việc các lực lượng máy bay tấn công mặt đất của Iraq, không có cơ hội bước vào chiến đấu.
Mặc dù Không quân Iraq khá mạnh và là “ông kẹ” trong khu vực, nhưng họ thực sự chưa phải là đối thủ của Không quân Mỹ. Tuy nhiên, các phi đội MiG-29 và MiG-25 thường chiến đấu tốt và giành được một số chiến thắng trên không, mặc dù chỉ có số lượng nhỏ và thiếu sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm như phía Không quân Mỹ.
Nếu Iraq duy trì mức chi tiêu quốc phòng sau này như của thập niên 1980, thì Iraq có thể đã ở vị thế mạnh hơn nhiều. Họ có thể thay thế các đơn vị MiG-21 và MiG-23 bằng các máy bay MiG-29; mua thêm MiG-25, và có thể mua các máy bay chiến đấu cao cấp hơn nhiều của Nga, được xuất khẩu sau năm 1992 như Su-27 và MiG-31.
Như vậy, lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc do phương Tây soạn thảo, đã ngăn cản Iraq hiện đại hóa lực lượng không quân, hoặc thậm chí bù đắp những tổn thất sau chiến tranh Vùng Vịnh lần 1, dẫn đến sức mạnh Không quân Iraq bị tụt hậu thê thảm.
Sau cuộc xâm lược của Mỹ vào Iraq năm 2003, Quân đội Iraq buộc phải giải tán theo sắc lệnh của Mỹ và tất cả máy bay chiến đấu bị loại bỏ. Hiện nay Iraq có lực lượng không quân có sức mạnh không đáng kể, so với 30 năm trước đây, và họ khó có thể tìm lại được ánh hào quang trong quá khứ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiêm kích J-7 - phiên bản nội địa của chiến đấu cơ MiG-21 do Trung Quốc tự sản xuất mà không có giấy phép. Nguồn: CCTY.