Với việc quân đội Nga sử dụng tên lửa hành trình để tiến hành tấn công vào các khu vực trên lãnh thổ Ukraine, đồng nghĩa với việc xung đột giữa Nga và Ukraine leo thang trở lại.Qua cuộc tấn công này có thể thấy, mặc dù quân đội Ukraine cũng có trong tay một số hệ thống phòng không nhất định, nhưng trước đòn tấn công bằng tên lửa hành trình và UAV của Nga, Ukraine vẫn rất khó đối phó.Tuy nhiên các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga đã “kích thích” phương Tây viện trợ các loại vũ khí phòng không cho Ukraine. Theo hãng tin Anh Reuters, Tổng thư ký NATO tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine và NATO phải xác định rõ Ukraine cần hỗ trợ bao nhiêu vũ khí. Tất nhiên, trong mắt các nước phương Tây, lý do lớn nhất khiến Ukraine không thể đánh chặn tên lửa hành trình và UAV tự sát của Nga, đó chính là Ukraine đã không có những hệ thống radar mạnh và mạng lưới phòng không hoàn chỉnh. Lý do là rất nhiều radar, hệ thống phòng không của Ukraine đã bị quân đội Nga phá hủy hoàn toàn trong những ngày đầu của cuộc xung đột; vì vậy Ukraine không biết khi nào tên lửa và UAV tự sát của Nga sẽ rơi vào đầu họ.Trước tình hình đó, Đức đã đi đầu trong việc “làm mẫu” cho các nước NATO, bởi trước đó quân đội Nga đã từng phóng các phiên bản tên lửa hành trình từ trên không như Kh-555, Kh-101; cũng như tên lửa hành trình Calibre từ biển vào lãnh thổ Ukraine. Những tên lửa hành trình của Nga đã bay đến các mục tiêu ở 14 khu vực trên lãnh thổ Ukraine, theo các tuyến đường bay khác nhau, và kèm một số lượng lớn máy bay không người lái tự sát trong số đó; vì vậy, phòng không Ukraine không thể xác định được đường bay của tên lửa Nga để đánh chặn. Để giúp Ukraine đánh chặn tên lửa và UAV tự sát của Nga, Đức đã quyết định đi đầu trong việc hỗ trợ Ukraine 4 hệ thống phòng không IRIS-T; và hệ thống đầu tiên đã đến Ukraine và được đưa ngay vào chiến đấu. Theo nhà sản xuất, hệ thống phòng không IRIS-T do Đức thiết kế; đây là vũ khí phòng không mới nhất do ngành công nghiệp quốc phòng Đức và một số nước châu Âu hợp tác phát triển; thậm chí vẫn chưa được trang bị cho quân đội Đức. Hệ thống phòng không IRIS-T có tầm bắn tối đa 40 km và độ cao phòng không tối đa 19 km, có thể đánh chặn hiệu quả tên lửa hành trình cũng như UAV tự sát Geran-2 của Nga. Đồng thời hệ thống này có thể bố trí trận địa ngay cả ở những khu vực đông dân cư. Với hệ thống phòng không IRIS-T, ngoài việc được trang bị trung tâm điều khiển hỏa lực, radar thu nhận và theo dõi mục tiêu, hệ thống IRIS-T còn có thể cập nhật liên tục dữ liệu mục tiêu trong giai đoạn bay, nhằm tối đa hóa khả năng tiêu diệt mục tiêu. Ngoài ra, Mỹ một lần nữa tuyên bố sẽ cung cấp cho Ukraine 8 hệ thống phòng không NASAMS do Mỹ và Na Uy hợp tác sản xuất, có nhiều điểm tương đồng với hệ thống IRIS-T của Đức. Hệ thống phòng không NASAMS không chỉ có thể chọn bệ phóng cố định trên mặt đất, mà còn có thể phóng được từ bệ phóng tên lửa mặt đất HIMARS và phóng trên xe Hummer. NASAMS dùng tên lửa không đối không AIM-120 và AIM-9X, sử dụng đầu tự dẫn. Ngoài ra, Hà Lan cũng tuyên bố sẽ cung cấp cho Ukraine tên lửa phòng không trị giá tổng cộng 15 triệu Euro, nhiều khả năng là loại tên lửa thế hệ cũ Hawk. Trong khi Pháp và Italy cũng có kế hoạch viện trợ cho Ukraine hệ thống phòng không SAMP-T có tầm bắn đến 100km.Không khó để nhận thấy rằng sau khi quân đội Nga tấn công Ukraine lần này, các nước phương Tây đã đồng loạt tăng cường viện trợ nhanh tới như vậy. Điều này cho thấy, sự can thiệp ngày càng sâu của NATO vào cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.Điều đáng chú ý là thời điểm này, việc phương Tây liên tiếp tuyên bố viện trợ cho Ukraine các hệ thống phòng không hiện đại, giúp Kiev “hóa giải” nỗi lo với tên lửa và UAV tự sát của Nga; điều đó cũng đồng nghĩa với việc tên lửa hành trình của Nga không còn là “bất khả chiến bại”. Tuy nhiên, càng sở hữu nhiều hệ thống phòng không, thì quân đội Ukraine càng rối trí trong công tác bảo đảm kỹ thuật cũng như trong ngắn hạn là khả năng khai thác và làm chủ. Tức là trong giai đoạn trước mắt, Ukraine chưa thể khai thác hết các tính năng từ các hệ thống phòng không phương Tây.Đây thực sự không phải là một tin vui đối với Ukraine; ít nhất ở trong thời điểm hiện tại, trước sức mạnh của tên lửa hành trình và UAV tự sát của quân đội Nga, Ukraine vẫn khó có thể đối phó triệt để.Video UAV tự sát Lancet-3 của Nga phá hủy bệ phóng tên lửa phòng không S-300 của Ukraine.
Với việc quân đội Nga sử dụng tên lửa hành trình để tiến hành tấn công vào các khu vực trên lãnh thổ Ukraine, đồng nghĩa với việc xung đột giữa Nga và Ukraine leo thang trở lại.
Qua cuộc tấn công này có thể thấy, mặc dù quân đội Ukraine cũng có trong tay một số hệ thống phòng không nhất định, nhưng trước đòn tấn công bằng tên lửa hành trình và UAV của Nga, Ukraine vẫn rất khó đối phó.
Tuy nhiên các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga đã “kích thích” phương Tây viện trợ các loại vũ khí phòng không cho Ukraine. Theo hãng tin Anh Reuters, Tổng thư ký NATO tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine và NATO phải xác định rõ Ukraine cần hỗ trợ bao nhiêu vũ khí.
Tất nhiên, trong mắt các nước phương Tây, lý do lớn nhất khiến Ukraine không thể đánh chặn tên lửa hành trình và UAV tự sát của Nga, đó chính là Ukraine đã không có những hệ thống radar mạnh và mạng lưới phòng không hoàn chỉnh.
Lý do là rất nhiều radar, hệ thống phòng không của Ukraine đã bị quân đội Nga phá hủy hoàn toàn trong những ngày đầu của cuộc xung đột; vì vậy Ukraine không biết khi nào tên lửa và UAV tự sát của Nga sẽ rơi vào đầu họ.
Trước tình hình đó, Đức đã đi đầu trong việc “làm mẫu” cho các nước NATO, bởi trước đó quân đội Nga đã từng phóng các phiên bản tên lửa hành trình từ trên không như Kh-555, Kh-101; cũng như tên lửa hành trình Calibre từ biển vào lãnh thổ Ukraine.
Những tên lửa hành trình của Nga đã bay đến các mục tiêu ở 14 khu vực trên lãnh thổ Ukraine, theo các tuyến đường bay khác nhau, và kèm một số lượng lớn máy bay không người lái tự sát trong số đó; vì vậy, phòng không Ukraine không thể xác định được đường bay của tên lửa Nga để đánh chặn.
Để giúp Ukraine đánh chặn tên lửa và UAV tự sát của Nga, Đức đã quyết định đi đầu trong việc hỗ trợ Ukraine 4 hệ thống phòng không IRIS-T; và hệ thống đầu tiên đã đến Ukraine và được đưa ngay vào chiến đấu.
Theo nhà sản xuất, hệ thống phòng không IRIS-T do Đức thiết kế; đây là vũ khí phòng không mới nhất do ngành công nghiệp quốc phòng Đức và một số nước châu Âu hợp tác phát triển; thậm chí vẫn chưa được trang bị cho quân đội Đức.
Hệ thống phòng không IRIS-T có tầm bắn tối đa 40 km và độ cao phòng không tối đa 19 km, có thể đánh chặn hiệu quả tên lửa hành trình cũng như UAV tự sát Geran-2 của Nga. Đồng thời hệ thống này có thể bố trí trận địa ngay cả ở những khu vực đông dân cư.
Với hệ thống phòng không IRIS-T, ngoài việc được trang bị trung tâm điều khiển hỏa lực, radar thu nhận và theo dõi mục tiêu, hệ thống IRIS-T còn có thể cập nhật liên tục dữ liệu mục tiêu trong giai đoạn bay, nhằm tối đa hóa khả năng tiêu diệt mục tiêu.
Ngoài ra, Mỹ một lần nữa tuyên bố sẽ cung cấp cho Ukraine 8 hệ thống phòng không NASAMS do Mỹ và Na Uy hợp tác sản xuất, có nhiều điểm tương đồng với hệ thống IRIS-T của Đức.
Hệ thống phòng không NASAMS không chỉ có thể chọn bệ phóng cố định trên mặt đất, mà còn có thể phóng được từ bệ phóng tên lửa mặt đất HIMARS và phóng trên xe Hummer. NASAMS dùng tên lửa không đối không AIM-120 và AIM-9X, sử dụng đầu tự dẫn.
Ngoài ra, Hà Lan cũng tuyên bố sẽ cung cấp cho Ukraine tên lửa phòng không trị giá tổng cộng 15 triệu Euro, nhiều khả năng là loại tên lửa thế hệ cũ Hawk. Trong khi Pháp và Italy cũng có kế hoạch viện trợ cho Ukraine hệ thống phòng không SAMP-T có tầm bắn đến 100km.
Không khó để nhận thấy rằng sau khi quân đội Nga tấn công Ukraine lần này, các nước phương Tây đã đồng loạt tăng cường viện trợ nhanh tới như vậy. Điều này cho thấy, sự can thiệp ngày càng sâu của NATO vào cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Điều đáng chú ý là thời điểm này, việc phương Tây liên tiếp tuyên bố viện trợ cho Ukraine các hệ thống phòng không hiện đại, giúp Kiev “hóa giải” nỗi lo với tên lửa và UAV tự sát của Nga; điều đó cũng đồng nghĩa với việc tên lửa hành trình của Nga không còn là “bất khả chiến bại”.
Tuy nhiên, càng sở hữu nhiều hệ thống phòng không, thì quân đội Ukraine càng rối trí trong công tác bảo đảm kỹ thuật cũng như trong ngắn hạn là khả năng khai thác và làm chủ. Tức là trong giai đoạn trước mắt, Ukraine chưa thể khai thác hết các tính năng từ các hệ thống phòng không phương Tây.
Đây thực sự không phải là một tin vui đối với Ukraine; ít nhất ở trong thời điểm hiện tại, trước sức mạnh của tên lửa hành trình và UAV tự sát của quân đội Nga, Ukraine vẫn khó có thể đối phó triệt để.
Video UAV tự sát Lancet-3 của Nga phá hủy bệ phóng tên lửa phòng không S-300 của Ukraine.