Mặc dù Iraq có ngân sách quốc phòng khá lớn (hơn 10 tỷ USD), nhưng các phi đội máy bay chiến đấu của Không quân Iraq cho đến nay vẫn được coi là yếu nhất, đối với một quốc gia có chi tiêu quân sự trong phạm vi này và kém năng lực nhất trong toàn bộ khu vực Trung Đông.Các phi đội máy bay được mua mới của Iraq hiện nay là hai lớp máy bay chiến đấu bao gồm 34 tiêm kích một động cơ F-16IQ Fighting Falcon hạng nhẹ và 24 máy bay phản lực hạng nhẹ T-50.T-50 là máy bay phản lực huấn luyện của Hàn Quốc có thể được đưa vào phục vụ các hoạt động chiến đấu. Mặc dù được thiết kế với ưu tiên chi phí thấp nhưng T-50 đã chứng tỏ hiệu quả trong vai trò tấn công cơ bản trên mặt đất nhằm chống lại các lực lượng chiến binh thánh chiến IS.F-16IQ đã để lại nhiều điều đáng thất vọng cả về khả năng chiến đấu và tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu trong biên chế của Không quân Iraq. Không quá lời khi nói rằng chiếc máy bay này đại diện cho biến thể F-16 kém khả năng nhất, đang được phục vụ ở bất kỳ đâu trên thế giới.Nguyên nhân của tình trạng trên là do những chiếc F-16IQ của Iraq, không nhận được các dịch vụ nâng cấp tiêu chuẩn từ Mỹ do tình trạng quan hệ chính trị và nó đã có tuổi đời khoảng 40 năm.Các máy bay chiến đấu F-16IQ đã được chuyển giao cho Iraq từ năm 2014 đến năm 2017 và áp lực chính trị của Mỹ được cho là đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tác động đến chính phủ Iraq, khiến chính quyền Baghdad mua các máy bay này bất chấp những đánh giá không khả quan.F-16IQ được phát triển như một biến thể được nâng cấp của F-16C dành riêng cho Không quân Iraq và là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư kém khả năng nhất trong không chiến ở Trung Đông hiện nay.Các máy bay chiến đấu này là biến thể F-16 hiện đại duy nhất không được trang bị tên lửa không đối với AIM-120, thay vào đó được trang bị tên lửa AIM-7 Sparrow từ thời Chiến tranh Lạnh dành cho các cuộc giao tranh tầm trung và tên lửa AIM-9L/M dành cho các trận chiến tầm gần.Quyết định giới hạn máy bay trong khả năng chiến đấu hạn chế như vậy được cho là do Israel tác động vào Mỹ, nghĩa là Iraq chỉ được cung cấp các loại F-16 có thiết kế chỉ để tấn công các mục tiêu mặt đất.AIM-7 là loại tên lửa không đối không tầm trung dẫn hướng bằng radar bán chủ động, tên lửa cần có các biện pháp đối phó tác chiến tầm xa như hệ thống radar đủ mạnh để tạo ra mối đe dọa đối với bất kỳ máy bay chiến đấu nào như là máy bay chiến đấu F-16I của Israel hoặc máy bay phản lực F-15SA của Arab Saudi - nghĩa là phi đội F-16IQ có rất ít tiện ích trong vai trò không chiến.Hơn thế nữa, tên lửa AIM-9L/M thiếu khả năng bắt mục tiêu từ xa và khả năng điều khiển kém hơn nhiều so với loạt tên lửa AIM-9X hoặc tên lửa R-73 của Nga, được trang bị trên máy bay phản lực MiG-29SMT của nước láng giềng như Syria và Iran.Điều này có nghĩa là ngay cả trong các cuộc giao tranh tầm gần F-16IQ cũng sẽ có ít cơ hội tự vệ trước các máy bay chiến đấu của đối phương. Hệ thống điện tử và tác chiến điện tử cũng kém hơn nhiều so với các biến thể tiêu chuẩn F-16 khác của Mỹ.Ngoài ra, F-16IQ còn gặp nhiều vấn đề với khả năng hoạt động của nó, loại máy bay này có tỷ lệ va chạm cao và dễ rơi, cũng như bảo trì rất kém. Những yếu tố này phần lớn là do chính quân đội Iraq, nhưng thực tế là yêu cầu bảo dưỡng của F-16IQ cao hơn nhiều so với máy bay phản lực T-50 của Hàn Quốc.Tình trạng thiếu phụ tùng thay thế đã buộc quân đội Iraq phải lấy phụ tùng từ máy bay này sang máy bay kia, nhằm bù đắp cho các máy bay phản lực khác để duy trì ít nhất một phần của đội bay hoạt động với tỷ lệ tin cậy.Trong khi các quan chức Iraq bày tỏ sự sẵn sàng đầu tư vào các khả năng tác chiến trên không cao hơn nhiều, bao gồm máy bay chiến đấu hạng nhẹ như MiG-29M, hay máy bay hạng nặng Su-57 của Nga và hệ thống phòng không S-400, thì Iraq cần phải cải tổ lực lượng không quân để tận dụng hết các hệ thống này.Thực tế là máy bay cường kích mặt đất Su-25 của Iraq và máy bay chiến đấu T-50 của Hàn Quốc có thành tích hoạt động và tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu tốt hơn nhiều so với F-16, nên nhớ các vấn đề với phi đội F-16 phần lớn là do tình trạng quan hệ với Mỹ.Điều này có nghĩa là dịch vụ bán hàng và sau bán hàng cho Iraq có thể có giá tốt hơn nếu họ chuyển sang tập trung nhiều hơn vào các máy bay của Nga, Hàn Quốc, Ấn Độ hoặc Trung Quốc. Nguồn ảnh: Foxt.
Mặc dù Iraq có ngân sách quốc phòng khá lớn (hơn 10 tỷ USD), nhưng các phi đội máy bay chiến đấu của Không quân Iraq cho đến nay vẫn được coi là yếu nhất, đối với một quốc gia có chi tiêu quân sự trong phạm vi này và kém năng lực nhất trong toàn bộ khu vực Trung Đông.
Các phi đội máy bay được mua mới của Iraq hiện nay là hai lớp máy bay chiến đấu bao gồm 34 tiêm kích một động cơ F-16IQ Fighting Falcon hạng nhẹ và 24 máy bay phản lực hạng nhẹ T-50.
T-50 là máy bay phản lực huấn luyện của Hàn Quốc có thể được đưa vào phục vụ các hoạt động chiến đấu. Mặc dù được thiết kế với ưu tiên chi phí thấp nhưng T-50 đã chứng tỏ hiệu quả trong vai trò tấn công cơ bản trên mặt đất nhằm chống lại các lực lượng chiến binh thánh chiến IS.
F-16IQ đã để lại nhiều điều đáng thất vọng cả về khả năng chiến đấu và tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu trong biên chế của Không quân Iraq. Không quá lời khi nói rằng chiếc máy bay này đại diện cho biến thể F-16 kém khả năng nhất, đang được phục vụ ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do những chiếc F-16IQ của Iraq, không nhận được các dịch vụ nâng cấp tiêu chuẩn từ Mỹ do tình trạng quan hệ chính trị và nó đã có tuổi đời khoảng 40 năm.
Các máy bay chiến đấu F-16IQ đã được chuyển giao cho Iraq từ năm 2014 đến năm 2017 và áp lực chính trị của Mỹ được cho là đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tác động đến chính phủ Iraq, khiến chính quyền Baghdad mua các máy bay này bất chấp những đánh giá không khả quan.
F-16IQ được phát triển như một biến thể được nâng cấp của F-16C dành riêng cho Không quân Iraq và là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư kém khả năng nhất trong không chiến ở Trung Đông hiện nay.
Các máy bay chiến đấu này là biến thể F-16 hiện đại duy nhất không được trang bị tên lửa không đối với AIM-120, thay vào đó được trang bị tên lửa AIM-7 Sparrow từ thời Chiến tranh Lạnh dành cho các cuộc giao tranh tầm trung và tên lửa AIM-9L/M dành cho các trận chiến tầm gần.
Quyết định giới hạn máy bay trong khả năng chiến đấu hạn chế như vậy được cho là do Israel tác động vào Mỹ, nghĩa là Iraq chỉ được cung cấp các loại F-16 có thiết kế chỉ để tấn công các mục tiêu mặt đất.
AIM-7 là loại tên lửa không đối không tầm trung dẫn hướng bằng radar bán chủ động, tên lửa cần có các biện pháp đối phó tác chiến tầm xa như hệ thống radar đủ mạnh để tạo ra mối đe dọa đối với bất kỳ máy bay chiến đấu nào như là máy bay chiến đấu F-16I của Israel hoặc máy bay phản lực F-15SA của Arab Saudi - nghĩa là phi đội F-16IQ có rất ít tiện ích trong vai trò không chiến.
Hơn thế nữa, tên lửa AIM-9L/M thiếu khả năng bắt mục tiêu từ xa và khả năng điều khiển kém hơn nhiều so với loạt tên lửa AIM-9X hoặc tên lửa R-73 của Nga, được trang bị trên máy bay phản lực MiG-29SMT của nước láng giềng như Syria và Iran.
Điều này có nghĩa là ngay cả trong các cuộc giao tranh tầm gần F-16IQ cũng sẽ có ít cơ hội tự vệ trước các máy bay chiến đấu của đối phương. Hệ thống điện tử và tác chiến điện tử cũng kém hơn nhiều so với các biến thể tiêu chuẩn F-16 khác của Mỹ.
Ngoài ra, F-16IQ còn gặp nhiều vấn đề với khả năng hoạt động của nó, loại máy bay này có tỷ lệ va chạm cao và dễ rơi, cũng như bảo trì rất kém. Những yếu tố này phần lớn là do chính quân đội Iraq, nhưng thực tế là yêu cầu bảo dưỡng của F-16IQ cao hơn nhiều so với máy bay phản lực T-50 của Hàn Quốc.
Tình trạng thiếu phụ tùng thay thế đã buộc quân đội Iraq phải lấy phụ tùng từ máy bay này sang máy bay kia, nhằm bù đắp cho các máy bay phản lực khác để duy trì ít nhất một phần của đội bay hoạt động với tỷ lệ tin cậy.
Trong khi các quan chức Iraq bày tỏ sự sẵn sàng đầu tư vào các khả năng tác chiến trên không cao hơn nhiều, bao gồm máy bay chiến đấu hạng nhẹ như MiG-29M, hay máy bay hạng nặng Su-57 của Nga và hệ thống phòng không S-400, thì Iraq cần phải cải tổ lực lượng không quân để tận dụng hết các hệ thống này.
Thực tế là máy bay cường kích mặt đất Su-25 của Iraq và máy bay chiến đấu T-50 của Hàn Quốc có thành tích hoạt động và tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu tốt hơn nhiều so với F-16, nên nhớ các vấn đề với phi đội F-16 phần lớn là do tình trạng quan hệ với Mỹ.
Điều này có nghĩa là dịch vụ bán hàng và sau bán hàng cho Iraq có thể có giá tốt hơn nếu họ chuyển sang tập trung nhiều hơn vào các máy bay của Nga, Hàn Quốc, Ấn Độ hoặc Trung Quốc. Nguồn ảnh: Foxt.