Hiện tại, Không quân Iraq có trong biên chế 34 tiêm kích hạng nhẹ F-16IQ Fighting Falcon do Mỹ sản xuất, 24 máy bay huấn luyện T-50 Golden Eagle của Hàn Quốc, cũng như một số lượng chưa rõ cường kích Su-25 mua từ Nga.Liên quan đến việc quân đội Mỹ sắp rút hoàn toàn khỏi nước này, các máy bay chiến đấu của Mỹ đang phục vụ tại Baghdad sẽ bị bỏ lại mà không có đội ngũ chuyên gia đảm bảo kỹ thuật cho chúng.Đối với vấn đề này, theo các chuyên gia phân tích đến từ tạp chí Military Watch, không quân Iraq có thể lựa chọn phương án thay thế máy bay chiến đấu của Mỹ bằng tiêm kích do Nga chế tạo.Lý do dẫn đến khả năng thay thế chiến đấu cơ F-16IQ, bên cạnh vấn đề khó khăn trong đảm bảo kỹ thuật có thể còn bắt nguồn từ nguyên nhân khác, đó là "khả năng chiến đấu đáng ngờ" của các máy bay này.Ấn phẩm Mỹ tin rằng những chiếc máy bay chiến đấu F-16IQ Block 52 của Iraq là phiên bản cải tiến có mức độ sẵn sàng chiến đấu thấp nhất trong "gia đình" F-16 đang phục vụ ở bất kỳ nơi nào trên thế giới - ngoại lệ duy nhất là những máy bay thuộc lực lượng không quân Ai Cập và Venezuela.Cụ thể, chúng không được trang bị tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AIM-120 AMRAAM hiện đại mà thay vào đó lại sử dụng tên lửa AIM-7 Sparrow và AIM-9L/M sản xuất từ thời Chiến tranh Lạnh đã rất lạc hậu.Thay vì F-16, Iraq có thể mua MiG-29 hoặc MiG-35 từ Nga, điều này sẽ giúp quân đội Iraq có được những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để lái những máy bay chiến đấu cao cấp hơn như Su-57 hoặc Su-30SM2.Tiêm kích MiG-29 theo đánh giá sẽ mang lại cho Không quân Iraq cơ hội lớn hơn để tấn công các mục tiêu trên không so với F-16IQ, bởi vì nó có khả năng sử dụng tên lửa R-77 tính năng tương đương với AIM-120.Mối đe dọa chính đối với binh sĩ Mỹ tại Iraq đến từ các lực lượng dân quân thân Iran, vốn thù địch với Washington. Trong khi đó quân nhân Nga dự kiến sẽ không phải đối mặt với mối nguy hiểm như vậy.Máy bay chiến đấu có thể là sự bổ sung hiệu quả cho số lượng vũ khí do Nga sản xuất đang ngày càng tăng tại Iraq, bao gồm cả trực thăng tấn công và xe tăng thế hệ mới. Trong tương lai, Iraq có thể mua thêm hệ thống phòng không tầm xa từ Nga.Vấn đề thu hút sự quan tâm tiếp theo là số phận những tiêm kích F-16IQ nói trên, khi đã trở nên dư thừa đối với Không quân Iraq thì liệu chính quyền Baghdad có đưa ra đề xuất bán thanh lý nhằm trang trải tiền mua MiG-29?F-16IQ của Iraq vẫn được đánh giá là một chiếc tiêm kích tốt, bên cạnh đó thời gian khai thác của chúng hiện chưa được bao lâu, máy bay còn khá mới với độ bền khung thân ở mức cao, dự kiến sẽ được nhiều đối tác quan tâm nếu được bán thanh lý với giá rẻ.Tuy vậy cũng có nhận định cho rằng Iraq sẽ không thể thanh lý phi đội máy bay chiến đấu F-16IQ của mình do ràng buộc về điều khoản sử dụng với Mỹ, Baghdad chỉ có thể bán lại nếu được Washington chấp thuận.Do vậy, khả năng cao nhất là vai trò của tiêm kích F-16IQ sẽ bị tụt lại sau MiG-29, nhưng chúng vẫn sẽ phục vụ trong thành phần tác chiến của không quân đất nước Trung Đông này.
Hiện tại, Không quân Iraq có trong biên chế 34 tiêm kích hạng nhẹ F-16IQ Fighting Falcon do Mỹ sản xuất, 24 máy bay huấn luyện T-50 Golden Eagle của Hàn Quốc, cũng như một số lượng chưa rõ cường kích Su-25 mua từ Nga.
Liên quan đến việc quân đội Mỹ sắp rút hoàn toàn khỏi nước này, các máy bay chiến đấu của Mỹ đang phục vụ tại Baghdad sẽ bị bỏ lại mà không có đội ngũ chuyên gia đảm bảo kỹ thuật cho chúng.
Đối với vấn đề này, theo các chuyên gia phân tích đến từ tạp chí Military Watch, không quân Iraq có thể lựa chọn phương án thay thế máy bay chiến đấu của Mỹ bằng tiêm kích do Nga chế tạo.
Lý do dẫn đến khả năng thay thế chiến đấu cơ F-16IQ, bên cạnh vấn đề khó khăn trong đảm bảo kỹ thuật có thể còn bắt nguồn từ nguyên nhân khác, đó là "khả năng chiến đấu đáng ngờ" của các máy bay này.
Ấn phẩm Mỹ tin rằng những chiếc máy bay chiến đấu F-16IQ Block 52 của Iraq là phiên bản cải tiến có mức độ sẵn sàng chiến đấu thấp nhất trong "gia đình" F-16 đang phục vụ ở bất kỳ nơi nào trên thế giới - ngoại lệ duy nhất là những máy bay thuộc lực lượng không quân Ai Cập và Venezuela.
Cụ thể, chúng không được trang bị tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AIM-120 AMRAAM hiện đại mà thay vào đó lại sử dụng tên lửa AIM-7 Sparrow và AIM-9L/M sản xuất từ thời Chiến tranh Lạnh đã rất lạc hậu.
Thay vì F-16, Iraq có thể mua MiG-29 hoặc MiG-35 từ Nga, điều này sẽ giúp quân đội Iraq có được những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để lái những máy bay chiến đấu cao cấp hơn như Su-57 hoặc Su-30SM2.
Tiêm kích MiG-29 theo đánh giá sẽ mang lại cho Không quân Iraq cơ hội lớn hơn để tấn công các mục tiêu trên không so với F-16IQ, bởi vì nó có khả năng sử dụng tên lửa R-77 tính năng tương đương với AIM-120.
Mối đe dọa chính đối với binh sĩ Mỹ tại Iraq đến từ các lực lượng dân quân thân Iran, vốn thù địch với Washington. Trong khi đó quân nhân Nga dự kiến sẽ không phải đối mặt với mối nguy hiểm như vậy.
Máy bay chiến đấu có thể là sự bổ sung hiệu quả cho số lượng vũ khí do Nga sản xuất đang ngày càng tăng tại Iraq, bao gồm cả trực thăng tấn công và xe tăng thế hệ mới. Trong tương lai, Iraq có thể mua thêm hệ thống phòng không tầm xa từ Nga.
Vấn đề thu hút sự quan tâm tiếp theo là số phận những tiêm kích F-16IQ nói trên, khi đã trở nên dư thừa đối với Không quân Iraq thì liệu chính quyền Baghdad có đưa ra đề xuất bán thanh lý nhằm trang trải tiền mua MiG-29?
F-16IQ của Iraq vẫn được đánh giá là một chiếc tiêm kích tốt, bên cạnh đó thời gian khai thác của chúng hiện chưa được bao lâu, máy bay còn khá mới với độ bền khung thân ở mức cao, dự kiến sẽ được nhiều đối tác quan tâm nếu được bán thanh lý với giá rẻ.
Tuy vậy cũng có nhận định cho rằng Iraq sẽ không thể thanh lý phi đội máy bay chiến đấu F-16IQ của mình do ràng buộc về điều khoản sử dụng với Mỹ, Baghdad chỉ có thể bán lại nếu được Washington chấp thuận.
Do vậy, khả năng cao nhất là vai trò của tiêm kích F-16IQ sẽ bị tụt lại sau MiG-29, nhưng chúng vẫn sẽ phục vụ trong thành phần tác chiến của không quân đất nước Trung Đông này.