Điều gì giúp UAV cảm tử của Israel “làm mưa làm gió” ở Syria?

Google News

(Kiến Thức) - Không thể bị đánh chặn và luôn có những đòn tấn công bất ngờ, UAV cảm tử Israel dường như đang dạo chơi trên chiến trường Syria. Vậy điều gì đã khiến loại vũ khí này thành công đến thế?
 

Theo các chuyên gia quân sự, sở dĩ các mẫu máy bay không người lái (UAV) cảm tử của Israel thành công ở chiến trường Syria là vì chúng có ưu thế về khả năng thực hiện các đòn tấn công ngoài tầm hỏa lực. Trong đó nổi bật nhất vẫn là mẫu UAV cảm tử Harop.
Các mẫu UAV cảm tử như Harop được thiết kế để có thể thích ứng với điều kiện chiến trường tương đối mạnh, thực hiện các nhiệm vụ trinh sát ở cự ly xa, chế áp và tiêu diệt hệ thống radar đối phương trong mọi điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, như báo động sớm và giám sát radar cùng với theo dõi và chỉ huy radar.
Chính điều này đã giúp UAV Harop dễ dàng tiêu diệt tổ hợp phòng không Pantsir-S1 của Quân đội Syria một cách dễ dàng trong đầu năm 2019, cũng như một số mục tiêu quân sự có giá trị khác trên chiến trường này.
Dieu gi giup UAV cam tu cua Israel “lam mua lam gio” o Syria?
 Khoảnh khắc tổ hợp phòng không Pantsir-S1 bị Không quân Israel tiêu diệt. Nguồn ảnh: Không quân Israel.
Hiện tại UAV Harop đang được xem là "con gà đẻ ra vàng" của Tập đoàn hàng không vũ trụ Israel IAI bởi những chiến tích mà nó đã được trên chiến trường Syria. Trong khi đó mẫu UAV này chỉ mới được IAI bắt đầu thử nghiệm từ năm 2015.
Thông số kỹ thuật
UAV Harop có chiều dài 2,5m, sải cánh rộng 3m, bán kính hoạt động 1.000km, thời gian hoạt động 6 giờ, có khả năng mang theo một đầu đạn nổ cực mạnh nặng tới 23kg.
Trong điều kiện bình thường Harop được đặt trong thùng phóng kín, khi thực hiện nhiệm vụ, Harop dưới tác động của thiết bị trợ đẩy hỏa lực thể rắn bay ra khỏi thùng phóng, cánh gấp được mở ra. Thùng phóng kín đảm bảo cho máy bay có thể thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của chiến trường.
Thiết bị phóng Harop bao gồm thùng phóng, giá phóng. Thiết bị phóng này vừa có thể lắp trên xe cơ động mặt đất, vừa có thể lắp trên các phương tiện trên biển từ đó mở rộng phạm vi sử dụng Harop.
Dieu gi giup UAV cam tu cua Israel “lam mua lam gio” o Syria?-Hinh-2
 Cách thức UAV Harop được triển khai và tới lúc nó tiêu diệt mục tiêu. Nguồn ảnh: Defense Post.

Dieu gi giup UAV cam tu cua Israel “lam mua lam gio” o Syria?-Hinh-3
Buồng chứa UAV Harop, mỗi xe phóng di động có thể mang theo tối đa 6 buống chứa loại này. Nguồn ảnh: Defense Post.
Kết cấu khí động học
So sánh với mẫu UAV cảm tử khác cũng của IAI là Harpy có thân máy bay hình tròn và cánh tam giác phẳng thông thường, Harop được tích hợp nhiều công nghệ mới nên thiết kế thân máy bay trở nên phức tạp hơn. Phần đầu của Harop tương đối dài, thiết kế dáng thuôn, phần trước sau thân máy bay sử dụng thiết kế hình tròn, giúp giảm sức cản của gió.
Đầu máy bay thiết kế một cặp cánh mũi phía trước để gia tăng lực nâng cho máy bay khi bay và tăng cường khả năng cơ động trên không. Đuôi máy bay có lắp một cặp cánh đuôi thẳng đứng, ở phần sau thân máy bay, giữa cánh đuôi thẳng đứng có lắp một động cơ pit tông để cung cấp động lực cho toàn bộ máy bay giúp tốc độ hành trình của loại máy bay này có thể đạt tới 185km/h đủ để theo dõi các mục tiêu di động dưới mặt đất.
Khả năng chiến đấu
UAV Harop có thể bay tuần kích liên tục trên không trong khoảng thời gian là 6 giờ tại khu vực khả nghi cho tới khi mục tiêu bộc lộ hoặc nhiên liệu bị cạn. Do là loại máy bay không có người lái nên Harop không có khoang lái nên giảm được tiết diện phản xạ rađa, đồng thời thu nhỏ được kích thước để nâng cao tính năng tàng hình của máy bay. Bên cạnh đó, khả năng tấn công bất ngờ của Harop tăng lên đáng kể, khả năng sống còn cũng được cải thiện rõ nét.
Dieu gi giup UAV cam tu cua Israel “lam mua lam gio” o Syria?-Hinh-4
 Cận cảnh UAV cảm tử Harop ngay sau khi được phóng đi từ bệ phóng di động. Nguồn ảnh: Defense Post.
Khi phát hiện mục tiêu, Harop sẽ tấn công bằng phương thức bổ nhào tốc độ cao, đâm thẳng vào mục tiêu với độ chính xác gần như là 100%, lợi dụng đầu đạn nổ mạnh nặng 23kg nên sức phá hủy mục tiêu cao. Harop có khả năng thực hiện tấn công vào mục tiêu từ bất kỳ hướng nào, từ bất cứ góc nào, chúng chủ yếu được dùng để phát hiện và phá hủy trạm rađa, đồng thời cũng có thể tấn công vào thiết bị phóng tên lửa, xe cộ trên mặt đất và các công trình có giá trị kinh tế cao, hoặc là mục tiêu nhạy cảm có thể tái định vị, giá trị kinh tế cao của đối phương.
Ngoài tác chiến thông thường, Harop cũng thể hiện vai trò nổi bật trong cuộc chiến chống khủng bố. Do là một phương tiện bay không người lái, không gây thiệt hại về con người, hơn nữa có thể mang theo vũ khí, dưới sự điều khiển của nhân viên thao tác mặt đất, Harop có thể tiến hành trinh sát và tiến công đúng lúc đối với những mục tiêu khả nghi và sẽ không gặp phải vấn đề về lộ bí mật công nghệ khi đưa vào sử dụng trong cuộc chiến chống khủng bố.

Mời độc giả xem video: Khả năng tấn công ưu việt của UAV cảm tử Harop. (nguồn defenseupdate)

Lam Ngọc

>> xem thêm

Bình luận(0)