North American T-28 Trojan là mẫu máy bay chiến đấu sử dụng động cơ cánh quạt được Không quân và Hải quân Mỹ đưa vào trang bị từ những năm đầu thập niên 50 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: USAF.Ban đầu, T-28 Trojan được sử dụng như một máy bay huấn luyện với đầy đủ các yếu tố của một loại máy bay bay tập đầu đời cho các phi công Mỹ đó là máy bay có hai ghế và chỉ sử dụng một động cơ duy nhất. Nguồn ảnh: USAF.Tới khi Chiến tranh Việt Nam nổ ra, loại máy bay này được sử dụng ở chiến trường Việt Nam như một loại máy bay cường kích bởi yếu tốc tốc độ tối thiểu cực thấp của nó - cho phép tiêm kích hạm T-28 tấn công mục tiêu mặt đất với độ chính xác cao vào cái thời mà vũ khí thông minh còn chưa ra đời. Nguồn ảnh: USAF.Chiến tranh Việt Nam cũng là cuộc chiến tranh đầu tiên mà loại máy bay huấn luyện này được đưa vào thực chiến. Ngoài ra, T-28 Trojan với khả năng cơ động cực kỳ "bá đạo" của mình còn được sử dụng vào mục đích bay thể thao, bay du lịch mạo hiểm. Nguồn ảnh: USAF.Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Không quân Hoàng gia Lào được trang bị một số lượng lớn cường kích cơ T-28 từ năm 1963. Ngoài ra, quân đội Sài Gòn cũng được Mỹ viện trợ cho một loạt các loại các loại máy bay dạng này, bản thân Mỹ lại sử dụng với cường độ khá thấp. Nguồn ảnh: USAF.Theo tài liệu được Mỹ ghi nhận lại, chiếc T-28 Trojan đầu tiên của lực lượng này bị bắn hạ ở Việt Nam trong lúc giao tranh là vào ngày 28/8/1962, hai phi công thiệt mạng tại chỗ. Tuy nhiên không rõ chiếc T-28 này bị bắn hạ bởi loại hoả lực gì của ta. Nguồn ảnh: USAF.Tổng cộng trong suốt Chiến tranh Việt Nam, đã có 23 chiếc T-28 của Mỹ bị thiệt hại, bao gồm thiệt hại trực tiếp khi giao tranh và thiệt hại do tai nạn khi vận hành, sử dụng. Hai chiếc T-28 cuối cùng Mỹ bị thiệt hại vào năm 1968 trước khi quân đội Mỹ dừng sử dụng loại máy bay này ở Việt Nam. Nguồn ảnh: USAF.Trong những năm 1960, T-28 còn được CIA sử dụng ở Công-gô và được Pháp sử dụng ở Algeria. Đây là loại máy bay cực kỳ hiệu quả trong việc sử dụng chống chiến tranh du kích cường độ thấp, tuy nhiên lại tỏ ra không phù hợp ở Việt Nam vì quân du kích ở Việt Nam có hoả lực khá mạnh. Nguồn ảnh: USAF.Loại máy bay có trọng lượng rỗng 2,9 tấn này được trang bị một động cơ Wright R-1820 với 9 xy-lanh, tổng công suất 1425 mã lực cho phép cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 3,8 tấn. Nguồn ảnh: USAF.Là loại máy bay sử dụng động cơ cánh quạt, tốc độ của cường kích cơ T-28 Trojan là khá thấp, tối đa chỉ 552 km/h ở độ cao 3000 mét. Tuy nhiên ưu điểm vượt trội của nó lại thể hiện ở tốc độ tối thiểu chỉ 110 km/h - đủ thấp để thực hiện các pha bổ nhào cắt bom chính xác. Nguồn ảnh: USAF.Máy bay có trần bay tối đa 10.800 mét, tầm hoạt động tối đa 1700 km khi không mang vũ khí và có tổng cộng 6 giá treo, mang theo tối đa được 540 kg vũ khí các loại hoặc bình xăng phụ. Nguồn ảnh: USAF.Tổng cộng từng có gần 2000 chiếc T-28 Trojan từng được Mỹ sản xuất trong thời gian từ 1950 tới 1959. Tới nay, một số lượng lớn T-28 Trojan vẫn được sử dụng trong tay các nhà sưu tập tư nhân hoặc các vận động viên bay thể thao. Nguồn ảnh: USAF. Mời độc giả xem Video: Mỹ rải chất diệt cỏ xuống chiến trường Việt Nam.
North American T-28 Trojan là mẫu máy bay chiến đấu sử dụng động cơ cánh quạt được Không quân và Hải quân Mỹ đưa vào trang bị từ những năm đầu thập niên 50 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: USAF.
Ban đầu, T-28 Trojan được sử dụng như một máy bay huấn luyện với đầy đủ các yếu tố của một loại máy bay bay tập đầu đời cho các phi công Mỹ đó là máy bay có hai ghế và chỉ sử dụng một động cơ duy nhất. Nguồn ảnh: USAF.
Tới khi Chiến tranh Việt Nam nổ ra, loại máy bay này được sử dụng ở chiến trường Việt Nam như một loại máy bay cường kích bởi yếu tốc tốc độ tối thiểu cực thấp của nó - cho phép tiêm kích hạm T-28 tấn công mục tiêu mặt đất với độ chính xác cao vào cái thời mà vũ khí thông minh còn chưa ra đời. Nguồn ảnh: USAF.
Chiến tranh Việt Nam cũng là cuộc chiến tranh đầu tiên mà loại máy bay huấn luyện này được đưa vào thực chiến. Ngoài ra, T-28 Trojan với khả năng cơ động cực kỳ "bá đạo" của mình còn được sử dụng vào mục đích bay thể thao, bay du lịch mạo hiểm. Nguồn ảnh: USAF.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Không quân Hoàng gia Lào được trang bị một số lượng lớn cường kích cơ T-28 từ năm 1963. Ngoài ra, quân đội Sài Gòn cũng được Mỹ viện trợ cho một loạt các loại các loại máy bay dạng này, bản thân Mỹ lại sử dụng với cường độ khá thấp. Nguồn ảnh: USAF.
Theo tài liệu được Mỹ ghi nhận lại, chiếc T-28 Trojan đầu tiên của lực lượng này bị bắn hạ ở Việt Nam trong lúc giao tranh là vào ngày 28/8/1962, hai phi công thiệt mạng tại chỗ. Tuy nhiên không rõ chiếc T-28 này bị bắn hạ bởi loại hoả lực gì của ta. Nguồn ảnh: USAF.
Tổng cộng trong suốt Chiến tranh Việt Nam, đã có 23 chiếc T-28 của Mỹ bị thiệt hại, bao gồm thiệt hại trực tiếp khi giao tranh và thiệt hại do tai nạn khi vận hành, sử dụng. Hai chiếc T-28 cuối cùng Mỹ bị thiệt hại vào năm 1968 trước khi quân đội Mỹ dừng sử dụng loại máy bay này ở Việt Nam. Nguồn ảnh: USAF.
Trong những năm 1960, T-28 còn được CIA sử dụng ở Công-gô và được Pháp sử dụng ở Algeria. Đây là loại máy bay cực kỳ hiệu quả trong việc sử dụng chống chiến tranh du kích cường độ thấp, tuy nhiên lại tỏ ra không phù hợp ở Việt Nam vì quân du kích ở Việt Nam có hoả lực khá mạnh. Nguồn ảnh: USAF.
Loại máy bay có trọng lượng rỗng 2,9 tấn này được trang bị một động cơ Wright R-1820 với 9 xy-lanh, tổng công suất 1425 mã lực cho phép cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 3,8 tấn. Nguồn ảnh: USAF.
Là loại máy bay sử dụng động cơ cánh quạt, tốc độ của cường kích cơ T-28 Trojan là khá thấp, tối đa chỉ 552 km/h ở độ cao 3000 mét. Tuy nhiên ưu điểm vượt trội của nó lại thể hiện ở tốc độ tối thiểu chỉ 110 km/h - đủ thấp để thực hiện các pha bổ nhào cắt bom chính xác. Nguồn ảnh: USAF.
Máy bay có trần bay tối đa 10.800 mét, tầm hoạt động tối đa 1700 km khi không mang vũ khí và có tổng cộng 6 giá treo, mang theo tối đa được 540 kg vũ khí các loại hoặc bình xăng phụ. Nguồn ảnh: USAF.
Tổng cộng từng có gần 2000 chiếc T-28 Trojan từng được Mỹ sản xuất trong thời gian từ 1950 tới 1959. Tới nay, một số lượng lớn T-28 Trojan vẫn được sử dụng trong tay các nhà sưu tập tư nhân hoặc các vận động viên bay thể thao. Nguồn ảnh: USAF.
Mời độc giả xem Video: Mỹ rải chất diệt cỏ xuống chiến trường Việt Nam.