Giáp phản ứng nổ (ERA, explosive reactive armour) là công nghệ giáp bảo vệ xe tăng cực kỳ độc đáo. Người đầu tiên trên thế giới đề sử dụng giáp ERA là viện sĩ người Nga B.V. Voitsekhovsky vào cuối những năm 1950, sau đó ông thực hiện mẫu thử vào đầu những năm 1960. Tuy nhiên lúc bấy giờ Quân đội Liên Xô lại tỏ ra không mặn mà với giáp ERA.
Phải tới cuộc chiến tranh Lebanon năm 1982, các xe tăng của Israel với giáp phản ứng nổ chống chịu hiệu quả đạn chống tăng đã khiến cho người Nga cũng như trên thế giới thích thú ERA. Từ đó, công nghệ giáp ERA bắt đầu được phát triển mãnh liệt ở nhiều nơi trên thế giới.
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của giáp phản ứng nổ (ERA) là dựa vào sóng nổ được sinh ra do từ vụ nổ của thuốc nổ không nhạy nổ để làm chuyển động tấm thép dẫn đến làm chệch hướng luồng xuyên, chủ yếu dùng để vô hiệu hóa hoặc giảm sức công phá của các loại đạn chống tăng.
Cùng với sự đột phá một loạt những kỹ thuật như tính năng an toàn của kỹ thuật chống phá giáp, chống xuyên giáp, chống đầu nổ ghép nối tiếp và của giáp phản ứng nổ…, tính năng của giáp phản ứng nổ không ngừng được nâng cao, đã trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống phòng hộ cho xe tăng thiết giáp hiện đại. Các nước như Israel, Nga, Anh, Mỹ, Pháp, Đức…đều đã tiến hành những nghiên cứu chuyên sâu về loại giáp này, đồng thời đã đưa vào trang bị cho bộ đội hoặc đã trải qua các cuộc kiểm nghiệm thực tế chiến đấu.
|
Giáp phản ứng nổ Kontakt-5 trên xe tăng T-90A. Ảnh: Wikipedia |
Giáp phản ứng nổ Blazer/Israel
Giáp phản ứng nổ Blazer gồm hai lớp: Lớp đầu tiên bên trong giáp là lớp nổ, bên dưới là lớp tính trơ; sau khi đầu đạn xuyên lõm xuyên qua lớp đầu tiên, lớp tính trơ lập tức được kích nổ, từ đó có tác dụng ngăn cản luồng nổ xuyên lõm. Kiểu giáp này có nhiều ưu điểm: cấu tạo đơn giản, chi phí sử dụng thấp và khả năng chống đạn phá giáp tốt.
Một trong những điểm quan trọng nhất của giáp Blazer đó là đã sử dụng chất nổ tính trơ với hiệu suất cháy thấp kiểu mới. Loại giáp phản ứng dùng chất nổ này để chế tạo được gọi là “giáp phản ứng không nhạy nổ” hoặc “giáp phản ứng tính trơ”. Giáp phản ứng tính trơ có thể chống được sự tấn công của đạn RPG-7, đạn xuyên giáp đường kính nhỏ, đạn pháo nổ phân mảnh và mìn cài bên vệ đường. Đồng thời, cấu tạo lớp tính trơ kẹp giữa còn có thể giảm thấp hiệu quả sự công phá của luồng xuyên lõm và giảm bớt tác động của giáp phản ứng sau khi nổ đối với phần giá đỡ giáp phản ứng, do vậy nó rất phù hợp sử dụng cho xe thiết giáp hạng nhẹ hoặc hạng trung.
|
Giáp phản ứng nổ Blazer trên xe tăng M60 của Israel. Ảnh: Wikipedia |
Giáp phản ứng nổ Kontakt-5/Nga
Kontakt-5 được gọi là giáp phản ứng nổ hạng nặng, kích thước của ngăn chứa thuốc nổ là 230mm x 105mm x 70mm, bề mặt vỏ giáp dày 15mm, lớp thuốc nổ dày 35mm, tấm lót dày 20mm, trọng lượng 10,35kg.
Bên trong hộp thép có độ bền cao (độ dày vỏ thép 25mm) là 3 miếng giáp phản ứng nổ giống như Kontakt-1, mỗi miếng có tấm trượt và tấm lót dày khoảng từ 10 - 15mm, bên trong mỗi miếng giáp có chứa chất nổ dẻo Semtex tương đối nhạy cảm với nhiệt độ.
Trong quá trình bị thanh xuyên khoan xuyên giáp, mặt vỏ giáp và tấm lót chuyển động ngược chiều, kết hợp với hộp thép trên và hộp thép dưới để thực hiện phá hủy thanh xuyên. Giáp phản ứng Kontakt-5 có thể khiến cho khả năng chống đạn xuyên giáp của xe tăng được nâng lên từ 20% - 40%.
Giáp phản ứng nổ Kontakt-5, năng lực chống đạn xuyên giáp lõi uran nghèo M829 có thể đạt 830mm, đồng thời có thể chống lại hiệu quả sự tấn công của đạn pháo nòng trơn 120mm; khả năng chống đạn xuyên giáp và đạn phá giáp của xe tăng ở phạm vi ± 200 (đối với thân xe) và trong phạm vi ± 350 (đối với tháp pháo). Hiện nay, giáp phản ứng nổ Kontakt-5 đã được trang bị cho xe tăng chủ lực như T-72BM, T-80U, T-90.
Giáp phản ứng nổ của Mỹ
Hiện nay, Lục quân Mỹ đang sử dụng giáp phản ứng nổ được chế tạo bằng sợi composite để tăng cường khả năng chống xuyên giáp cho vật liệu hỗn hợp khi chế tạo. Khi chống đạn có luồng xuyên lõm, các hạt nổ hình cầu trên đường di chuyển của luồng xuyên sẽ bị kích nổ, từ đó có thể ngăn cản hoặc làm chệch luồng xuyên, bên cạnh đó vật liệu composite còn có thể chống lại các loại đạn xuyên động năng.
Khi đầu đạn khoan thủng lỗ ở thành thùng cao áp, áp suất thể khí cao trong thùng sẽ làm chuyển động số lượng lớn những hạt có kích thước và hình dạng khác nhau hướng về vị trí lỗ thủng, ngăn cản đầu đạn tiếp tục khoan sâu.
Bên cạnh đó, Lục quân Mỹ còn đang sử dụng giáp phản ứng hỗn hợp kiểu chủ động/thụ động do Mỹ và Israel hợp tác sản xuất. Hiện loại giáp này đã được trang bị cho 175 xe chiến đấu bộ binh Bradley. Trong đó mỗi xe được lắp 195 miếng giáp phản ứng nổ, lần lượt đặt ở phần trước thân xe, hai bên sườn và phần tháp pháo...
Trên xe tăng chủ lực M1A1/M1A2 cũng trang bị modun giáp phản ứng nổ. Modun giáp phản ứng nổ này có 2 loại biến thể là M1 và M2: kích thước bề ngoài loại M1 là 305mm × 305mm × 51mm, trọng lượng 8,5kg; kích thước bề ngoài loại M2 là 472mm × 305mm × 51mm, trọng lượng 12,7kg.
|
Giáp phản ứng nổ trên xe tăng M1A2 của Mỹ. Ảnh: Worlddefencenews |
Giáp phản ứng nổ kiểu mới của Đức
Giáp phản ứng nổ kiểu mới do Đức nghiên cứu chế tạo được gọi là “giáp phản ứng thông dụng hạng nhẹ hỗn hợp”, dùng để tăng cường năng lực cho xe thiết giáp hạng nhẹ khi chống lại các loại đạn sử dụng thuốc nổ rỗng giữa.
Đây là loại giáp phản ứng nổ không phân mảnh, sau khi nổ chỉ sinh ra những sợi thủy tinh, không có mảnh vỡ gây thương vong, do đó, đã giải quyết được vấn đề kiểm soát sau khi nổ.
Trọng lượng của hệ thống giáp này tương đối nhẹ, trọng lượng miếng đơn là 18,5kg, độ dày chỉ 100mm, trọng lượng tổng thể của một modun giáp từ 28 - 30kg.
Trong khu vực được bảo vệ, mỗi mét vuông cần tới 600kg modun giáp, chỉ bằng 1/3 so với giáp phản ứng nổ truyền thống. Trong thử nghiệm bắn đạn thật thể hiện rõ: loại giáp này có khả năng chống lại hiệu quả súng chống tăng RPG7-V (uy lực phá giáp khoảng 350mm RHA), độ xuyên sâu dư trên giáp chính của xe chiến đấu bộ binh Weasel chỉ là 2mm.
Giáp phản ứng nổ của Thụy Điển
Giáp phản ứng nổ của Thụy Điển có thể khiến năng lực xuyên của đạn phá giáp sử dụng thuốc nổ rỗng giữa giảm xuống 50%. Loại giáp này sử dụng nguyên lý tạo ra sự phản xạ của sóng, có thể sử dụng triệt để năng lượng sóng nổ của chất nổ.
Đặc điểm kết cấu của nó là: cải tiến khối chất nổ kiểu “bánh mì kẹp” thành kết cấu thùng kín, sử dụng tác dụng phản xạ của các vách tường nghiêng của bề mặt đối với sóng nổ, tăng thêm lực ngang để đóng vai trò phản lại đối với luồng xuyên vuông góc. Khi luồng nổ xuyên vuông góc tấm giáp trước của khối nổ, sẽ làm kích nổ khối nổ, sinh ra sóng nổ. Sóng nổ tác động theo hướng vuông góc với luồng xuyên, lan truyền sang vách tường nghiêng, đồng thời bị bề mặt vách tường nghiêng phản xạ ngược lại, sóng nổ phản xạ đóng sẽ di chuyển ngược lại giữa vách tường nghiêng và luồng nổ, khiến luồng nổ bị gãy, lệch từ đó làm giảm khả năng xuyên phá động năng của đạn chống tăng.