Theo báo QĐND, tháng 7/2011, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TW về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo, phân định rõ những nhiệm vụ của ngành công nghiệp quốc phòng trong từng giai đoạn. Trong giai đoạn 2011-2015 Nghị quyết chỉ rõ: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo một số loại đạn bộ binh xuyên giáp, đạn cối, đạn chống tăng thế hệ mới; từng bước thiết kế, sản xuất, cải tiến một số loại vũ khí có điều khiển...”. Tính đến thời điểm này, sau 5 năm, Viện Vũ khí, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đã hoàn thành nhiều phần việc và đã cho ra đời 4 sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao bao gồm. Trong đó, đáng kể nhất là hai loại súng chống tăng cùng đạn chống tăng phá giáp phản ứng nổ (ERA). Ảnh: Trần Công ThiĐầu tiên và cũng là nổi bật nhất trong số vũ khí mới mà Việt Nam tự chế tạo được là mẫu súng chống tăng SCT-29 và đạn phá giáp ĐCT-29. SCT-29 được sản xuất theo mẫu súng của Nga RPG-29 – một trong những loại vũ khí chống tăng mang vác mạnh mẽ nhất hiện nay. Chúng đã được chứng minh trên chiến trường là có thể tiêu diệt các xe tăng chủ lực T-90, M1 Abrams, Merkava Mk IV…Hiện nay, các loại xe tăng trên thế giới đều có vỏ giáp dày được ghép từ nhiều loại vật liệu khác nhau và đặc biệt là được trang bị giáp phản ứng nổ để hất văng luồng xuyên của đạn lõm truyền thống. Do đó để chống lại xe tăng thì cần phải có loại vũ khí có thể chống lại vỏ giáp phản ứng nổ. Ảnh: Mô hình đạn phá giáp phản ứng nổ ĐCT-29.Nhiều quốc gia trên thế giới đang tích cực nghiên cứu các vũ khí hiệu quả chống giáp ERA, nước ta cũng tương tự. Những năm qua, chúng ta đã nỗ lực rất nhiều để nghiên cứu vũ khí có tính năng tương đương với vũ khí của các nước trong khu vực và thế giới. Sau gần 2 năm triển khai, với nhiều cuộc thử nghiệm phân đoạn các hạng mục về súng, đạn, liều, ngòi...Viện Vũ khí đã cùng với các nhà máy quốc phòng trong nước sản xuất thành công hai loại súng, đạn chống tăng thế hệ mới. Cả hai loại vũ khí này đều đã được bắn trình diễn cấp Bộ Quốc phòng vào tháng 9/2015 và được Bộ Quốc phòng đánh giá cao về tính năng kỹ thuật, chiến thuật và tính kinh tế của sản phẩm. Ảnh: Đuôi đạn chống tăng phá giáp ERA ĐCT-29.Có khả năng, đạn ĐCT-29 của ta được sản xuất theo kiểu đạn PG-29V của súng chống tăng RPG-29 – “nguyên mẫu” SCT-29. Đạn PG-29V chuyên dùng chống xe tăng bọc giáp phản ứng nổ ERA. Trong đó, đầu đạn lõm phía trước cỡ 64mm chịu trách nhiệm phá giáp cảm ứng nổ gắn trên xe tăng. Đầu đạn thứ 2 cỡ 105,2mm xuyên giáp chính của xe. Nguồn ảnh: YoutubeĐạn PG-29V đạt tầm bắn hiệu quả khoảng 500m. Nguồn ảnh: YoutubePG-29V có khả năng xuyên giáp dày tới 650mm ở góc chạm 60 độ. Nguồn ảnh: YoutubeThử nghiệm súng chống tăng SCT-29 và đạn ĐCT-29 tại Việt Nam. Với loại vũ khí này, chúng ta có thể tự tin đối đầu với bất kỳ kẻ thù nào dù chúng có lực lượng xe tăng hiện đại tới đâu đi chăng nữa. Nguồn ảnh: Báo QĐNDBên cạnh đó, Viện Vũ khí – Tổng cục CNQP Việt Nam đã nghiên cứu chế tạo thành công súng chống tăng SCT-7 và đạn phá giáp ERA ĐCT-7. SCT-7 thực ra được Việt Nam sản xuất theo mẫu RPG-7 (B41) của Liên Xô, nhưng ta có những cải tiến phù hợp với nước ta hơn.Đạn phá giáp ERA ĐCT-7 có thể được sản xuất theo mẫu đạn PG-7VR phá giáp ERA do cục thiết kế Bazalt (Liên Xô) sản xuất từ năm 1988. Đạn PG-7VR trang bị hai đầu nổ 64mm và 105mm cho phép xuyên thép đồng nhất 750mm sau ERA, tầm bắn 100m. Trên chiến trường, tháng 8/2003, PG-7VR đã được phiến quân IS sử dụng để phá hủy thành công một chiếc M1A1 Abrams. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminNgoài ra, Việt Nam từ lâu đã sản xuất thành công súng chống tăng SCT-9 được làm theo mẫu SPG-9 của Liên Xô. Chúng ta thậm chí đã nâng cấp hệ thống vũ khí xe thiết giáp M113 với súng SCT-9. Nguồn ảnh: Báo QĐND
Theo báo QĐND, tháng 7/2011, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TW về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo, phân định rõ những nhiệm vụ của ngành công nghiệp quốc phòng trong từng giai đoạn. Trong giai đoạn 2011-2015 Nghị quyết chỉ rõ: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo một số loại đạn bộ binh xuyên giáp, đạn cối, đạn chống tăng thế hệ mới; từng bước thiết kế, sản xuất, cải tiến một số loại vũ khí có điều khiển...”. Tính đến thời điểm này, sau 5 năm, Viện Vũ khí, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đã hoàn thành nhiều phần việc và đã cho ra đời 4 sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao bao gồm. Trong đó, đáng kể nhất là hai loại súng chống tăng cùng đạn chống tăng phá giáp phản ứng nổ (ERA). Ảnh: Trần Công Thi
Đầu tiên và cũng là nổi bật nhất trong số vũ khí mới mà Việt Nam tự chế tạo được là mẫu súng chống tăng SCT-29 và đạn phá giáp ĐCT-29. SCT-29 được sản xuất theo mẫu súng của Nga RPG-29 – một trong những loại vũ khí chống tăng mang vác mạnh mẽ nhất hiện nay. Chúng đã được chứng minh trên chiến trường là có thể tiêu diệt các xe tăng chủ lực T-90, M1 Abrams, Merkava Mk IV…
Hiện nay, các loại xe tăng trên thế giới đều có vỏ giáp dày được ghép từ nhiều loại vật liệu khác nhau và đặc biệt là được trang bị giáp phản ứng nổ để hất văng luồng xuyên của đạn lõm truyền thống. Do đó để chống lại xe tăng thì cần phải có loại vũ khí có thể chống lại vỏ giáp phản ứng nổ. Ảnh: Mô hình đạn phá giáp phản ứng nổ ĐCT-29.
Nhiều quốc gia trên thế giới đang tích cực nghiên cứu các vũ khí hiệu quả chống giáp ERA, nước ta cũng tương tự. Những năm qua, chúng ta đã nỗ lực rất nhiều để nghiên cứu vũ khí có tính năng tương đương với vũ khí của các nước trong khu vực và thế giới. Sau gần 2 năm triển khai, với nhiều cuộc thử nghiệm phân đoạn các hạng mục về súng, đạn, liều, ngòi...
Viện Vũ khí đã cùng với các nhà máy quốc phòng trong nước sản xuất thành công hai loại súng, đạn chống tăng thế hệ mới. Cả hai loại vũ khí này đều đã được bắn trình diễn cấp Bộ Quốc phòng vào tháng 9/2015 và được Bộ Quốc phòng đánh giá cao về tính năng kỹ thuật, chiến thuật và tính kinh tế của sản phẩm. Ảnh: Đuôi đạn chống tăng phá giáp ERA ĐCT-29.
Có khả năng, đạn ĐCT-29 của ta được sản xuất theo kiểu đạn PG-29V của súng chống tăng RPG-29 – “nguyên mẫu” SCT-29. Đạn PG-29V chuyên dùng chống xe tăng bọc giáp phản ứng nổ ERA. Trong đó, đầu đạn lõm phía trước cỡ 64mm chịu trách nhiệm phá giáp cảm ứng nổ gắn trên xe tăng. Đầu đạn thứ 2 cỡ 105,2mm xuyên giáp chính của xe. Nguồn ảnh: Youtube
Đạn PG-29V đạt tầm bắn hiệu quả khoảng 500m. Nguồn ảnh: Youtube
PG-29V có khả năng xuyên giáp dày tới 650mm ở góc chạm 60 độ. Nguồn ảnh: Youtube
Thử nghiệm súng chống tăng SCT-29 và đạn ĐCT-29 tại Việt Nam. Với loại vũ khí này, chúng ta có thể tự tin đối đầu với bất kỳ kẻ thù nào dù chúng có lực lượng xe tăng hiện đại tới đâu đi chăng nữa. Nguồn ảnh: Báo QĐND
Bên cạnh đó, Viện Vũ khí – Tổng cục CNQP Việt Nam đã nghiên cứu chế tạo thành công súng chống tăng SCT-7 và đạn phá giáp ERA ĐCT-7. SCT-7 thực ra được Việt Nam sản xuất theo mẫu RPG-7 (B41) của Liên Xô, nhưng ta có những cải tiến phù hợp với nước ta hơn.
Đạn phá giáp ERA ĐCT-7 có thể được sản xuất theo mẫu đạn PG-7VR phá giáp ERA do cục thiết kế Bazalt (Liên Xô) sản xuất từ năm 1988. Đạn PG-7VR trang bị hai đầu nổ 64mm và 105mm cho phép xuyên thép đồng nhất 750mm sau ERA, tầm bắn 100m. Trên chiến trường, tháng 8/2003, PG-7VR đã được phiến quân IS sử dụng để phá hủy thành công một chiếc M1A1 Abrams. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Ngoài ra, Việt Nam từ lâu đã sản xuất thành công súng chống tăng SCT-9 được làm theo mẫu SPG-9 của Liên Xô. Chúng ta thậm chí đã nâng cấp hệ thống vũ khí xe thiết giáp M113 với súng SCT-9. Nguồn ảnh: Báo QĐND