Cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn nhất lịch sử thế giới đã bắt đầu với sự tham gia của 3 tàu sân bay có 3 quốc tịch khác nhau. Ảnh: Tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ chuẩn bị tham gia cuộc tập trận chung. Nguồn ảnh: Sina.Cụ thể, cuộc tập trận chung sẽ có sự tham gia của lực lượng Hải quân Ấn Độ với sự góp mặt của tàu sân bay INS Vikramaditya, Hải quân Mỹ với sự có mặt của tàu sân bay USS Nimitz và Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản với sự có mặt của tàu sân bay trực thăng JS Izumo. Nguồn ảnh: Sina.Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một cuộc tập trận chung giữa nhiều nước được diễn ra với sự góp mặt của nhiều tàu sân bay đến từ tất cả các quốc gia tham gia diễn tập. Nguồn ảnh: Sina.Đây sẽ là một cuộc tập trận có quy mô cực kỳ lớn vì mỗi tàu sân bay tham gia diễn tập sẽ kéo theo một loạt các tàu chiến tới tham dự cuộc tập trận trên biển. Dự kiến đội hình diễn tập có thể lên tới tối đa 20 tàu chiến các loại, tối thiểu 12 tàu. Nguồn ảnh: Sina.Số lượng máy bay tham gia cuộc tập trận cũng sẽ rất lớn và nhiều chủng loại. Cuộc tập trận có tên Malabar 2017 đã bắt đầu từ hôm thứ 2 vừa rồi và đang diễn ra trên vùng biển Ấn Độ Dương. Nguồn ảnh: Sina.Phía Ấn Độ cùng các nước tham gia cho biết, cuộc tập trận chung hải quân giữa ba nước Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản hoàn toàn không có ý đồ nhắm vào bất cứ một quốc gia nào mà chỉ để tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng hải quân và phòng vệ bờ biển của cả ba nước nhằm tăng cường an ninh hàng hải trong khu vực. Nguồn ảnh: Sina.USS Nimitz của Mỹ hiện đang giữ kỷ lục là tàu sân bay lớn nhất thế giới. Con tàu có độ giãn nước 100.020 tấn, dài 332,8 mét, lườn rộng 76,8 mét, mớm nước tối đa 12,5 mét và sử dụng động cơ hạt nhân với tốc độ tối đa khoảng 31,5 hải lý, tương đương với 58,3 km/h. Nguồn ảnh: Youtube.USS Nimitz có thể mang theo tới 90 máy bay chiến đấu và trực thăng các loại, hứa hẹn một cuộc quần thảo "rầm trời" trong cuộc tập trận chung lần này nếu như tất cả các máy bay trên chiếc Nimitz được tung vào hoạt động hết công suất. Nguồn ảnh: Youtube.Tàu sân bay trực thăng hay còn gọi là tàu khu trục chở trực thăng của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản, chiếc JS Izumo hiện tại là chiếc tàu chiến lớn nhất của nước này. Tàu có độ giãn nước tối đa 27.000 tấn và có khả năng mang theo tối đa 28 trực thăng. Nguồn ảnh: Manila.Trong tương lai, tàu khu trục chở trực thăng Izumo rất có thể sẽ hoạt động được với vai trò như một tàu sân bay khi Nhật Bản được bàn giao các máy bay F-35B từ Mỹ. F-35B là các chiến đấu cơ thế hệ 5 hiện đại bậc nhất của Mỹ, với khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, các chiến đấu cơ F-35B có thể biến chiếc Izumo thành một tàu sân bay đúng nghĩa. Nguồn ảnh: Jane.INS Vikramaditya là hàng không mẫu hạm lớn nhất trong lịch sử Hải quân Ấn Độ. Con tàu vốn là thiết kế thời Liên Xô, mang tên Đô đốc Gorshkov, nó được bán cho Ấn Độ năm 2004 và thực hiện cải tạo hoán cải từ kiểu tàu tuần dương chở máy bay sang tàu sân bay thực thụ. Nó có lượng giãn nước toàn tài 45.400 ấn, dài tổng thể 283,5m, chở được 36 máy bay các loại gồm 26 tiêm kích hạm MiG-29K. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn nhất lịch sử thế giới đã bắt đầu với sự tham gia của 3 tàu sân bay có 3 quốc tịch khác nhau. Ảnh: Tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ chuẩn bị tham gia cuộc tập trận chung. Nguồn ảnh: Sina.
Cụ thể, cuộc tập trận chung sẽ có sự tham gia của lực lượng Hải quân Ấn Độ với sự góp mặt của tàu sân bay INS Vikramaditya, Hải quân Mỹ với sự có mặt của tàu sân bay USS Nimitz và Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản với sự có mặt của tàu sân bay trực thăng JS Izumo. Nguồn ảnh: Sina.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một cuộc tập trận chung giữa nhiều nước được diễn ra với sự góp mặt của nhiều tàu sân bay đến từ tất cả các quốc gia tham gia diễn tập. Nguồn ảnh: Sina.
Đây sẽ là một cuộc tập trận có quy mô cực kỳ lớn vì mỗi tàu sân bay tham gia diễn tập sẽ kéo theo một loạt các tàu chiến tới tham dự cuộc tập trận trên biển. Dự kiến đội hình diễn tập có thể lên tới tối đa 20 tàu chiến các loại, tối thiểu 12 tàu. Nguồn ảnh: Sina.
Số lượng máy bay tham gia cuộc tập trận cũng sẽ rất lớn và nhiều chủng loại. Cuộc tập trận có tên Malabar 2017 đã bắt đầu từ hôm thứ 2 vừa rồi và đang diễn ra trên vùng biển Ấn Độ Dương. Nguồn ảnh: Sina.
Phía Ấn Độ cùng các nước tham gia cho biết, cuộc tập trận chung hải quân giữa ba nước Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản hoàn toàn không có ý đồ nhắm vào bất cứ một quốc gia nào mà chỉ để tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng hải quân và phòng vệ bờ biển của cả ba nước nhằm tăng cường an ninh hàng hải trong khu vực. Nguồn ảnh: Sina.
USS Nimitz của Mỹ hiện đang giữ kỷ lục là tàu sân bay lớn nhất thế giới. Con tàu có độ giãn nước 100.020 tấn, dài 332,8 mét, lườn rộng 76,8 mét, mớm nước tối đa 12,5 mét và sử dụng động cơ hạt nhân với tốc độ tối đa khoảng 31,5 hải lý, tương đương với 58,3 km/h. Nguồn ảnh: Youtube.
USS Nimitz có thể mang theo tới 90 máy bay chiến đấu và trực thăng các loại, hứa hẹn một cuộc quần thảo "rầm trời" trong cuộc tập trận chung lần này nếu như tất cả các máy bay trên chiếc Nimitz được tung vào hoạt động hết công suất. Nguồn ảnh: Youtube.
Tàu sân bay trực thăng hay còn gọi là tàu khu trục chở trực thăng của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản, chiếc
JS Izumo hiện tại là chiếc tàu chiến lớn nhất của nước này. Tàu có độ giãn nước tối đa 27.000 tấn và có khả năng mang theo tối đa 28 trực thăng. Nguồn ảnh: Manila.
Trong tương lai, tàu khu trục chở trực thăng Izumo rất có thể sẽ hoạt động được với vai trò như một tàu sân bay khi Nhật Bản được bàn giao các máy bay F-35B từ Mỹ. F-35B là các chiến đấu cơ thế hệ 5 hiện đại bậc nhất của Mỹ, với khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, các chiến đấu cơ F-35B có thể biến chiếc Izumo thành một tàu sân bay đúng nghĩa. Nguồn ảnh: Jane.
INS Vikramaditya là hàng không mẫu hạm lớn nhất trong lịch sử Hải quân Ấn Độ. Con tàu vốn là thiết kế thời Liên Xô, mang tên Đô đốc Gorshkov, nó được bán cho Ấn Độ năm 2004 và thực hiện cải tạo hoán cải từ kiểu tàu tuần dương chở máy bay sang tàu sân bay thực thụ. Nó có lượng giãn nước toàn tài 45.400 ấn, dài tổng thể 283,5m, chở được 36 máy bay các loại gồm 26 tiêm kích hạm MiG-29K. Nguồn ảnh: Wikipedia