Quá trình hạ thủy tàu sân bay HMS Queen Elizabeth kéo dài đến 3 tiếng đồng hồ. Lúc thủy triều lên cao, chiếc tàu lách ra khỏi vùng nước hẹp và nông với phần đáy tàu chỉ cách đáy biển nửa mét.Hải quân Hoàng gia Anh đã phải sử dụng tới 11 tàu lai dắt để có thể đưa HMS Queen Elizabeth ra khỏi vũng tàu ở Rosyth (Scotland). Đi được vài trăm mét, tàu lại phải thả neo đợi nước thủy triều hạ để chui qua cầu Forth.Đến 23h đêm, tàu sân bay dài 280m, nặng 65.000 tấn mới lách qua được gầm cầu Forth.HMS Queen Elizabeth sẽ hướng về Biển Bắc trong hải trình đầu tiên của mình.Trên tàu có 700 người (có thể lên đến 1.600 trong một số trường hợp) và 40 chiến đấu cơ.Tổng cổng 10.000 người đã tham gia dự án đóng con tàu này.Vận tốc tối đa của HMS Queen Elizabeth là khoảng hơn 46km/h.Trên tàu chứa lượng thức ăn dự trữ đủ dùng trong 45 ngày. Toàn bộ 700 thủy thủ đoàn trên tàu có thể được dùng bữa 90 phút/lần, hoặc 45 phút/lần (trong trường hợp tàu đang tham chiến).Anh phải mất hơn 1 thập kỷ để hoàn thành chiếc tàu sân bay này. Nó sẽ đi vòng quanh thế giới làm nhiệm vụ trong vòng ít nhất 50 năm tới.Đây là con tàu thứ 2 của Hải quân Hoàng gia Anh được đặt tên theo Nữ hoàng Elizabeth.Sau lần hạ thủy chật vật này, dư luận Anh lại tiếp tục lo ngại vì con tàu 3,1 tỷ bảng của họ lại khá "mong manh" trước nguy cơ bị tấn công mạng vì các máy tính ở phòng điều khiển sử dụng hệ điều hành Windows XP.Các máy tính của mạng lưới dịch vụ y tế công của Anh (NHS) vừa bị tấn công hồi tháng 5/2017 cũng sử dụng hệ điều hành Windows XP khiến dư luận Anh lo ngại "tai nạn" tương tự với "Big Lizzie" (tên gọi thân mật của tàu HMS Queen Elizabeth)Tuy nhiên, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth vẫn được cho là có ý nghĩa quan trọng, nhằm khẳng định vị thế cường quốc biển của nước Anh.
Quá trình hạ thủy tàu sân bay HMS Queen Elizabeth kéo dài đến 3 tiếng đồng hồ. Lúc thủy triều lên cao, chiếc tàu lách ra khỏi vùng nước hẹp và nông với phần đáy tàu chỉ cách đáy biển nửa mét.
Hải quân Hoàng gia Anh đã phải sử dụng tới 11 tàu lai dắt để có thể đưa HMS Queen Elizabeth ra khỏi vũng tàu ở Rosyth (Scotland). Đi được vài trăm mét, tàu lại phải thả neo đợi nước thủy triều hạ để chui qua cầu Forth.
Đến 23h đêm, tàu sân bay dài 280m, nặng 65.000 tấn mới lách qua được gầm cầu Forth.
HMS Queen Elizabeth sẽ hướng về Biển Bắc trong hải trình đầu tiên của mình.
Trên tàu có 700 người (có thể lên đến 1.600 trong một số trường hợp) và 40 chiến đấu cơ.
Tổng cổng 10.000 người đã tham gia dự án đóng con tàu này.
Vận tốc tối đa của HMS Queen Elizabeth là khoảng hơn 46km/h.
Trên tàu chứa lượng thức ăn dự trữ đủ dùng trong 45 ngày. Toàn bộ 700 thủy thủ đoàn trên tàu có thể được dùng bữa 90 phút/lần, hoặc 45 phút/lần (trong trường hợp tàu đang tham chiến).
Anh phải mất hơn 1 thập kỷ để hoàn thành chiếc tàu sân bay này. Nó sẽ đi vòng quanh thế giới làm nhiệm vụ trong vòng ít nhất 50 năm tới.
Đây là con tàu thứ 2 của Hải quân Hoàng gia Anh được đặt tên theo Nữ hoàng Elizabeth.
Sau lần hạ thủy chật vật này, dư luận Anh lại tiếp tục lo ngại vì con tàu 3,1 tỷ bảng của họ lại khá "mong manh" trước nguy cơ bị tấn công mạng vì các máy tính ở phòng điều khiển sử dụng hệ điều hành Windows XP.
Các máy tính của mạng lưới dịch vụ y tế công của Anh (NHS) vừa bị tấn công hồi tháng 5/2017 cũng sử dụng hệ điều hành Windows XP khiến dư luận Anh lo ngại "tai nạn" tương tự với "Big Lizzie" (tên gọi thân mật của tàu HMS Queen Elizabeth)
Tuy nhiên, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth vẫn được cho là có ý nghĩa quan trọng, nhằm khẳng định vị thế cường quốc biển của nước Anh.