Một trong những điều khiến xe tăng T-90 hay các phiên bản của nó như T-90S mà Nga bán cho Việt Nam – được coi là cỗ tăng mạnh hàng đầu thế giới, hiện đại hàng đầu thế giới chính là nằm ở sức mạnh hỏa lực “khủng” của nó. Dù có thể khác nhau về một số thành phần trang bị, tuy vậy tựu chung lại hầu hết các phiên bản T-90 đều sử dụng chung một kiểu vũ khí đi kèm đạn dược, có chăng là khác biệt hệ thống điều khiển hỏa lực. Nguồn ảnh: Sputnik Xe tăng T-90S trang bị bộ vũ khí tiêu chuẩn gồm: pháo nòng trơn 2A46M 125mm; đại liên phòng không NSV 12,7mm và đại liên đồng trục pháo chính PKMT 7,62mm. Vũ khí của T-90S cho nó tiêu diệt nhiều loại mục tiêu gồm xe tăng, thiết giáp, bộ binh, công sự kiên cố và thậm chí là cả trực thăng, máy bay bay thấp với phạm vi tấn công từ vài mét tới 10km. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminTrong ảnh là nòng pháo 2A46M 125mm - vũ khí tiêu chuẩn trên các xe tăng hiện đại của Liên Xô/Nga từ đời T-64A tới T-72, T-80, T-90 và T-14 Armata (sử dụng phiên bản cải tiến lớn). Khẩu pháo này nặng khoảng 2,4 tấn, dài 6,38m. Nguồn ảnh: WkipediaPháo 2A46M kết hợp với hệ thống nạp đạp tự động cho phép giảm kíp lái từ 4 xuống còn 3 người (trưởng xe, pháo thủ và lái xe). Bộ nạp đạn tự động này chứa bên trong 22 viên, sau mỗi phát bắn cần 5-8 giây để tái nạp, như vậy trung bình tốc độ bắn của pháo 125mm trên T-90S khoảng 7-8 phát/phút. Một tốc độ khá cao trên thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: WkipediaNgoài 22 viên trong bộ nạp đạn tự động, còn có 21 viên đạn pháo khác bố trí trong khoang chiến đấu. Như vậy tổng cộng T-90S mang được tới 43 viên đạn kèm liều phóng. Số đạn vũ khí phụ gồm: 2.000 viên đạn cỡ 7,62mm và 300 viên 12,7mm. Ngoài ra T-90 còn được trang bị súng ngắn và 10 quả lựu đạn F-1 đặt ở phía trong khoang xe để tổ lái sử dụng trong trường hợp phải rời khỏi xe tăng và ra ngoài. Nguồn ảnh: WkipediaMột khẩu pháo mạnh, đương nhiên cũng phải có đạn mới lên nên sức mạnh tổng thể của pháo. T-90 được các nhà khoa học quân sự hàng đầu Nga nghiên cứu và trang bị nhiều loại đạn tiên tiến, cho phép nó tác chiến hiệu quả chống lại bất kỳ một loại xe tăng tối tân nào của Mỹ hay NATO. Đầu tiên phải kể đến là đạn tên lửa chống tăng phóng qua nòng pháo chính 9M119M Refleks có tầm phóng 100m tới 6km, xuyên giáp dày 950mm sau gạch ERA. Tên lửa này thậm chí có thể bắn hạ được cả trực thăng bay thấp. Nguồn ảnh: WkipediaVề các loại đạn pháo truyền thống, T-90S sẽ được trang bị đạn xuyên có guốc giảm cỡ nòng ổn định cánh đuôi (APFSDS) 3BM-44M. Loại đạn này được cho là tương đương với đạn xuyên M829A3 của Mỹ vốn nổi tiếng với lõi xuyên uranium nghèo. Đạn xuyên 3M44M nặng 6,95kg, sơ tốc 1.750m/s, xuyên giáp 650mm ở cự ly bắn cách đến 2.000m. Tầm bắn xa nhất của đạn lên tới 4.000m nhưng sức xuyên sẽ giảm theo cự ly. Nguồn ảnh: WkipediaNga có cả một danh sách nhiều loại đạn chống tăng nổ lõm trang bị cho xe tăng chủ lực T-90S gồm: đạn 3BK21B (với lõi uranium nghèo) có sức xuyên 750mm thép góc chạm 0 độ. Loại đạn này được đánh giá là thừa sức xuyên thủng giáp composite của NATO như kiểu Chobham trên tăng Challenger của Anh hay M1 Abrams của Mỹ; đạn 2 đầu nổ (tandem) 3BK29 xuyên 350-400mm thép góc chạm 60 độ; đạn 3 đầu nổ có thể xuyên giáp dày 800mm sau gạch ERA. Nguồn ảnh: WkipediaNgoài ra, xe tăng T-90 còn có khả năng khai hỏa đạn nổ phá mảnh 3OF26 (mỗi viên nặng 33kg, chứ 600-2.000 mảnh đạn nhỏ), tầm bắn lên tới 10km. Đáng chú ý, loại đạn này được sử dụng kết hợp với hệ thống kích nổ Ainet - cụ thể, sau khi đạn 3OF26 đi được một đoạn đường nhất định - quãng đường này quyết định bởi hệ thống đo khoảng cách bằng laser do pháo thủ sử dụng - đạn sẽ được kích nổ. Hệ thống này giúp làm tăng khả năng chống bộ binh và chống trực thăng của T-90. Nguồn ảnh: WkipediaNgoài pháo, đạn, đương nhiên sẽ cần một hệ thống điều khiển hỏa lực máy tính tiên tiến mới đem lại sức tấn công đáng sợ của xe tăng T-90S. Các thử nghiệm cho thấy, T-90 có khả năng tiêu diệt mục tiêu thiết giáp hạng nặng cách 5km khi đang di chuyển tốc độ 30km/h ngay phát bắn đầu tiên. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminTheo một số nguồn tin, hệ thống điều khiển hỏa lực của T-90 hay T-90S rất phức tạp và chúng khác nhau về nhiều thành phần. Ví dụ các xe tăng T-90 thế hệ đầu sử dụng hệ thống nhìn TO1-KO1 BURAN nhưng các mẫu về sau (ví dụ T-90S) dùng hệ thống nhìn hồng ngoại ESSA, với camera hồng ngoại CATHERINE-FC sản xuất bởi Thales Optronique (Pháp), cho phép bắn chính xác mục tiêu trong khoảng 5.000-8.000m. T-90 cũng được trang bị hệ thống nhìn ngày 1G46 dành cho pháo thủ, bao gồm một thiết bị đo khoảng cách bằng laser, một kênh dẫn hướng cho tên lửa. Hệ thống cũng có khả năng phát hiện các mục tiêu có kích cỡ xe tăng trong tầm 5–8 km. Lái xe sử dụng thiết bị nhìn ngày và đêm TVN-5. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminKhẩu đại liên phòng không NSV 12,7mm trên T-90S cũng rất đáng chú ý. Nó có thể được điều khiển từ bên trong xe thay vì xạ thủ phải nhô người ra ngoài tháp pháo. Nguồn ảnh: WkipediaSúng có tốc độ bắn 650-750 viên/phút, tầm bắn 2km. Trên xe tăng có trang bị chừng 300 viên đạn 12,7mm cho đại liên phòng không. Nguồn ảnh: WkipediaSo sánh hỏa lực của xe tăng chủ lực T-90S với một số loại tăng hiện đại ở Đông Nam Á như Leopard 2SG (Singapore), Leopard 2RI (Indonesia), T-84 Oplot-T (Thái Lan), rõ ràng T-90 vượt trội về hỏa lực so với Leopard tăng, trong khi chất lượng của nó chắc chắn hơn hẳn dòng tăng Oplot-T tới từ Ukraine vốn đang bị kêu ca phàn nàn. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Một trong những điều khiến xe tăng T-90 hay các phiên bản của nó như T-90S mà Nga bán cho Việt Nam – được coi là cỗ tăng mạnh hàng đầu thế giới, hiện đại hàng đầu thế giới chính là nằm ở sức mạnh hỏa lực “khủng” của nó. Dù có thể khác nhau về một số thành phần trang bị, tuy vậy tựu chung lại hầu hết các phiên bản T-90 đều sử dụng chung một kiểu vũ khí đi kèm đạn dược, có chăng là khác biệt hệ thống điều khiển hỏa lực. Nguồn ảnh: Sputnik
Xe tăng T-90S trang bị bộ vũ khí tiêu chuẩn gồm: pháo nòng trơn 2A46M 125mm; đại liên phòng không NSV 12,7mm và đại liên đồng trục pháo chính PKMT 7,62mm. Vũ khí của T-90S cho nó tiêu diệt nhiều loại mục tiêu gồm xe tăng, thiết giáp, bộ binh, công sự kiên cố và thậm chí là cả trực thăng, máy bay bay thấp với phạm vi tấn công từ vài mét tới 10km. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Trong ảnh là nòng pháo 2A46M 125mm - vũ khí tiêu chuẩn trên các xe tăng hiện đại của Liên Xô/Nga từ đời T-64A tới T-72, T-80, T-90 và T-14 Armata (sử dụng phiên bản cải tiến lớn). Khẩu pháo này nặng khoảng 2,4 tấn, dài 6,38m. Nguồn ảnh: Wkipedia
Pháo 2A46M kết hợp với hệ thống nạp đạp tự động cho phép giảm kíp lái từ 4 xuống còn 3 người (trưởng xe, pháo thủ và lái xe). Bộ nạp đạn tự động này chứa bên trong 22 viên, sau mỗi phát bắn cần 5-8 giây để tái nạp, như vậy trung bình tốc độ bắn của pháo 125mm trên T-90S khoảng 7-8 phát/phút. Một tốc độ khá cao trên thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Wkipedia
Ngoài 22 viên trong bộ nạp đạn tự động, còn có 21 viên đạn pháo khác bố trí trong khoang chiến đấu. Như vậy tổng cộng T-90S mang được tới 43 viên đạn kèm liều phóng. Số đạn vũ khí phụ gồm: 2.000 viên đạn cỡ 7,62mm và 300 viên 12,7mm. Ngoài ra T-90 còn được trang bị súng ngắn và 10 quả lựu đạn F-1 đặt ở phía trong khoang xe để tổ lái sử dụng trong trường hợp phải rời khỏi xe tăng và ra ngoài. Nguồn ảnh: Wkipedia
Một khẩu pháo mạnh, đương nhiên cũng phải có đạn mới lên nên sức mạnh tổng thể của pháo. T-90 được các nhà khoa học quân sự hàng đầu Nga nghiên cứu và trang bị nhiều loại đạn tiên tiến, cho phép nó tác chiến hiệu quả chống lại bất kỳ một loại xe tăng tối tân nào của Mỹ hay NATO. Đầu tiên phải kể đến là đạn tên lửa chống tăng phóng qua nòng pháo chính 9M119M Refleks có tầm phóng 100m tới 6km, xuyên giáp dày 950mm sau gạch ERA. Tên lửa này thậm chí có thể bắn hạ được cả trực thăng bay thấp. Nguồn ảnh: Wkipedia
Về các loại đạn pháo truyền thống, T-90S sẽ được trang bị đạn xuyên có guốc giảm cỡ nòng ổn định cánh đuôi (APFSDS) 3BM-44M. Loại đạn này được cho là tương đương với đạn xuyên M829A3 của Mỹ vốn nổi tiếng với lõi xuyên uranium nghèo. Đạn xuyên 3M44M nặng 6,95kg, sơ tốc 1.750m/s, xuyên giáp 650mm ở cự ly bắn cách đến 2.000m. Tầm bắn xa nhất của đạn lên tới 4.000m nhưng sức xuyên sẽ giảm theo cự ly. Nguồn ảnh: Wkipedia
Nga có cả một danh sách nhiều loại đạn chống tăng nổ lõm trang bị cho xe tăng chủ lực T-90S gồm: đạn 3BK21B (với lõi uranium nghèo) có sức xuyên 750mm thép góc chạm 0 độ. Loại đạn này được đánh giá là thừa sức xuyên thủng giáp composite của NATO như kiểu Chobham trên tăng Challenger của Anh hay M1 Abrams của Mỹ; đạn 2 đầu nổ (tandem) 3BK29 xuyên 350-400mm thép góc chạm 60 độ; đạn 3 đầu nổ có thể xuyên giáp dày 800mm sau gạch ERA. Nguồn ảnh: Wkipedia
Ngoài ra, xe tăng T-90 còn có khả năng khai hỏa đạn nổ phá mảnh 3OF26 (mỗi viên nặng 33kg, chứ 600-2.000 mảnh đạn nhỏ), tầm bắn lên tới 10km. Đáng chú ý, loại đạn này được sử dụng kết hợp với hệ thống kích nổ Ainet - cụ thể, sau khi đạn 3OF26 đi được một đoạn đường nhất định - quãng đường này quyết định bởi hệ thống đo khoảng cách bằng laser do pháo thủ sử dụng - đạn sẽ được kích nổ. Hệ thống này giúp làm tăng khả năng chống bộ binh và chống trực thăng của T-90. Nguồn ảnh: Wkipedia
Ngoài pháo, đạn, đương nhiên sẽ cần một hệ thống điều khiển hỏa lực máy tính tiên tiến mới đem lại sức tấn công đáng sợ của xe tăng T-90S. Các thử nghiệm cho thấy, T-90 có khả năng tiêu diệt mục tiêu thiết giáp hạng nặng cách 5km khi đang di chuyển tốc độ 30km/h ngay phát bắn đầu tiên. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Theo một số nguồn tin, hệ thống điều khiển hỏa lực của T-90 hay T-90S rất phức tạp và chúng khác nhau về nhiều thành phần. Ví dụ các xe tăng T-90 thế hệ đầu sử dụng hệ thống nhìn TO1-KO1 BURAN nhưng các mẫu về sau (ví dụ T-90S) dùng hệ thống nhìn hồng ngoại ESSA, với camera hồng ngoại CATHERINE-FC sản xuất bởi Thales Optronique (Pháp), cho phép bắn chính xác mục tiêu trong khoảng 5.000-8.000m. T-90 cũng được trang bị hệ thống nhìn ngày 1G46 dành cho pháo thủ, bao gồm một thiết bị đo khoảng cách bằng laser, một kênh dẫn hướng cho tên lửa. Hệ thống cũng có khả năng phát hiện các mục tiêu có kích cỡ xe tăng trong tầm 5–8 km. Lái xe sử dụng thiết bị nhìn ngày và đêm TVN-5. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Khẩu đại liên phòng không NSV 12,7mm trên T-90S cũng rất đáng chú ý. Nó có thể được điều khiển từ bên trong xe thay vì xạ thủ phải nhô người ra ngoài tháp pháo. Nguồn ảnh: Wkipedia
Súng có tốc độ bắn 650-750 viên/phút, tầm bắn 2km. Trên xe tăng có trang bị chừng 300 viên đạn 12,7mm cho đại liên phòng không. Nguồn ảnh: Wkipedia
So sánh hỏa lực của xe tăng chủ lực T-90S với một số loại tăng hiện đại ở Đông Nam Á như Leopard 2SG (Singapore), Leopard 2RI (Indonesia), T-84 Oplot-T (Thái Lan), rõ ràng T-90 vượt trội về hỏa lực so với Leopard tăng, trong khi chất lượng của nó chắc chắn hơn hẳn dòng tăng Oplot-T tới từ Ukraine vốn đang bị kêu ca phàn nàn. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin