Đây là lý do Mỹ không dám tấn công Triều Tiên

Google News

(Kiến Thức) - Việc Mỹ điều biên đội tàu sân bay tới áp sáp Triều Tiên được cho là động thái chuẩn bị cho một cuộc tấn công tương tự như đối với Syria vừa qua.

Bất chấp việc biên đội tàu sân bay của Mỹ áp sát Triều Tiên, tuy nhiên giới phân tích quân sự vẫn cho rằng động thái trên chỉ nhằm gây áp lực đối với chương trình hạt nhân của Triều Tiên, sẽ khó có một cuộc tấn công quy mô lớn đối với Triều Tiên như Mỹ đã làm với Syria vừa qua.
Lý do khiến Mỹ không tấn công Triều Tiên chủ yếu là bởi các nhân tố sau:
- Thứ nhất, tình hình trên bán đảo Triều Tiên phức tạp hơn rất nhiều so với tình hình tại Syria, một cuộc tấn công không được cân nhắc kỹ lưỡng sẽ gây hậu quả hết sức nghiêm trọng.
Từ khi lên nắm quyền điều hành Triều Tiên đến nay, nhà lãnh đạo Kim Jong un luôn thể hiện nhiều động thái hết sức bất ngờ đối với Mỹ và thậm chí là với cả Trung Quốc - một nước luôn được coi là “đồng minh” duy nhất của Triều Tiên hiện nay. Bên cạnh đó, Triều Tiên còn sở hữu vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa... những nhân tố mà ngay cả giới tình báo tinh anh nhất của Mỹ cũng chưa thể nắm rõ sức mạnh thực sự của lực lượng này. Do đó, Mỹ sẽ không vội vàng tấn công Triều Tiên khi chưa nắm rõ thực lực thực sự của đối phương nhằm tránh hậu quả ngoài dự báo.
Day la ly do My khong dam tan cong Trieu Tien
 Biên đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Ảnh: Businessinsider.com
- Thứ hai, Mỹ sẽ phải cân nhắc tới lợi ích và an ninh của Nga và Trung Quốc. Từ lâu, bán đảo Triều Tiên đã có lợi ích gắn liền với hai cường quốc Nga và Trung Quốc. Nếu như có một cuộc chiến tranh xảy ra tại Triều Tiên, hàng triệu người dân di cư sẽ tràn sang hai nước trên từ đó tạo ra cuộc khủng hoảng di cư lớn tại Đông Bắc Á. Bên cạnh đó, Triều Tiên luôn được coi là vùng đệm bảo vệ đối với Trung Quốc và Nga để tránh khỏi sự bao vây của Mỹ. Chính vì vậy, Trung Quốc và Nga sẽ không bao giờ để Mỹ đơn phương tiến hành hoạt động quân sự với Triều Tiên.
- Thứ ba, sự chi phối của hiệp định liên minh quân sự Mỹ - Hàn, Mỹ - Nhật. Hiệp định liên minh quân sự giữa Mỹ với hai nước trên khẳng định bất kỳ hành động quân sự nào đối với Triều Tiên phải được sự đồng ý của hai nước. Bởi vì, hiện nay toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc và Nhật Bản đều nằm trong tầm bắn của các loại tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Thậm chí, hai nước Nhật, Hàn còn tin rằng Triều Tiên còn tấn công phủ đầu trước khi Mỹ tiến hành hoạt động quân sự. Nếu như điều này xảy ra thì thực sự là cơ ác mộng đối với hai nước này. Bên cạnh đó, tình hình chính trị nội bộ hiện nay của Hàn Quốc sau vụ tổng thống Park Geun Hye đang rất phức tạp, gây chia rẽ lớn trong lòng xã hội, điều này càng khiến Hàn Quốc không muốn phải căng mình đối phó thêm với một Triều Tiên hết sức khó đoán định.
- Thứ tư, việc Mỹ điều biên đội tàu sân bay tới áp sát Triều Tiên xuất phát bởi các nguyên nhân sau chứ không phải ý đồ tiến hành hoạt động quân sự:
+ Một là, gây áp lực đối với các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, buộc Triều Tiên hạ nhiệt các chương trình của mình.
+ Hai là, phép thử đối với phản ứng của các bên, đặc biệt là phản ứng của Trung Quốc và Nga.
+ Ba là, gây sức ép đối với Nga trong vấn đề Syria, buộc Nga căng sức đối phó với nhiều vấn đề cùng lúc để gây suy yếu Nga.
+ Bốn là, thể hiện thái độ cứng rắn, khẳng định vị thế làm chủ cuộc chơi của Mỹ đối với những vấn đề nóng trên thế giới.
Day la ly do My khong dam tan cong Trieu Tien-Hinh-2
Vị trí chiến lược của Triều Tiên. Ảnh: Apjjf.org
Mặc dù tình hình bán đảo Triều Tiên vẫn sẽ căng thẳng nhưng có thể hạ nhiệt trong thời gian tới nếu như có sự vào cuộc của Liên Hợp Quốc với vai trò là trung gian hòa giải, cũng có thể thông qua các diễn đàn đa phương với sự tham gia của nhiều nước. Phương pháp này có thể có hiệu quả vì nhiều lý do: Chính phủ Triều Tiên là một chính phủ dựa trên sự sợ hãi của người dân để cai trị, cho dù có trải qua các cuộc thanh trừng quy mô lớn, quyền lực của người lãnh đạo Triều Tiên được củng cố về mặt hình thức, song trên thực tế vẫn rất mong manh. Triều Tiên sẽ sẵn sàng đàm phán nếu như Mỹ từ bỏ tư tưởng thù địch và các điều khoản đàm phán có lợi cho nước này; Nền kinh tế của Triều Tiên rất mong manh nếu bị cấm vận thời gian dài sẽ gây bất ổn chính trị. Do đó Triều Tiên sẽ lợi dụng cơ chế đàm phán đa phương để đạt được các điều khoản phát triển kinh tế nhưng vẫn bảo đảm phát triển hạt nhân hòa bình; Phương pháp này giành được sự đồng thuận lớn của các nước liên quan do không gây thiệt hại về kinh tế và rủi ro thấp.
Lam Ngọc

>> xem thêm

Bình luận(0)