Vụ việc 24 người phơi nhiễm HIV trong vụ cấp cứu các nạn nhân tai nạn giao thông tại Kon Tum đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Thực tế, trước đây có rất nhiều trường hợp các chiến sĩ công an khi làm nhiệm vụ và nhiều y bác sỹ tham gia cứu bệnh nhân đã từng bị phơi nhiễm HIV.Điển hình gần đây nhất tại Bệnh viện Phụ sản HN, 18 y bác sĩ đã bị phơi nhiễm HIV trong khi mổ đẻ và cứu sống nhân N.T.H (Quảng Ninh).Trước đó, bệnh nhân N.T.H nhập viện trong tình trạng tim ngừng đập, trụy tim mạch, máu phun ra ào ạt, sinh mạng chỉ tính theo tích tắc. Các bác sĩ không đủ thời gian xét nghiệm mà đưa ngay vào phòng mổ. Sau phẫu thuật, kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân mới có: dương tính với HIV. Khi đó, 18 người gồm bác sĩ cấp cứu, phẫu thuật và y sỹ phục vụ biết mình đã bị phơi nhiễm HIV.Ngày 26/9/2011, ở Quảng Trị có 5 bác sĩ hộ sinh phơi nhiễm HIV khi mổ đẻ ở. Do sơ suất, 5 nhân viên y tế ở khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã bị sây sát, kim tiêm đâm vào tay, máu của người bệnh có HIV bắn vào mắt...Sau ca mổ, các bác sĩ, hộ sinh này phải điều trị phơi nhiễm HIV.Ngày 28/2/2011, sau khi tiêm thuốc kháng sinh cho bệnh nhân được xác định nhiễm HIV, điều dưỡng Nguyễn Đăng C, khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn - Bệnh viện Việt Đức đã sơ ý để kim tiêm đâm xuyên qua da (mặc dù có đeo găng) vào đốt 1 ngón 4 tay trái của mình và gây chảy máu.Sau khi được xử lý ban đầu, lập biên bản thông báo tai nạn nghề nghiệp và xét nghiệm HIV sau phơi nhiễm (âm tính), điều dưỡng C đã được dùng thuốc điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV.Còn kỹ thuật viên Hoàng Thị H, khoa xét nghiệm - Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia lại bị phơi nhiễm trong tình huống: khi đưa ống máu của bệnh nhân AIDS vào máy xét nghiệm sinh hóa, chị do sơ ý làm giá đựng huyết thanh va vào thành máy, huyết thanh trong ống nghiệm bắn vào mặt và mắt.Sau khi tiến hành rửa mắt liên tục bằng nước muối sinh lý (natri clorid 0,9%), xét nghiệm HIV xác định âm tính, kỹ thuật viên H đã được điều trị dự phòng phơi nhiễm bằng lamivudin + zidovudin. Sau điều trị, sức khỏe của kỹ thuật viên H hoàn toàn bình thường và xét nghiệm lại HIV cho kết quả âm tính.Không chỉ nhân viên y tế, các cán bộ, chiến sĩ công an cũng dễ phơi nhiễm HIV trong khi làm nhiệm vụ. Chiều 26/6 vừa qua, một công an thực tập ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum gặp chuyện tương tự khi truy bắt tội phạm ma túy.Trong quá trình khống chế tội phạm, tay anh L. bị bỏng hai ngày trước đó đã vô tình tiếp xúc với phần dịch từ vết thương của kẻ bị bắt, vốn bị AIDS giai đoạn cuối, trên người có nhiều vết thương lở loét. Ngay sau đó, anh L., đã được đưa đi Bệnh viện Đa khoa, Trung tâm Phòng chống HIV tỉnh Kon Tum điều trị.Trước đó không lâu, tại Huế xảy ra vụ một nữ quái niễm HIV tìm cách gây phơi nhiễm cho công an. Trưa 2/6, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an Thừa Thiên Huế đã phát hiện, bắt quả tang Nguyễn Thị Búp (34 tuổi, trú ở phường Phú Hiệp, TP Huế) đang bán trái phép chất ma túy tại trước số nhà 2/73 Phùng Khắc Khoan.Nguyễn Thị Búp đã có một tiền án về tội tàng trữ trái phép chất ma túy và đã nhiễm HIV 10 năm nay. Để chống trả, nữ quái này đã xông vào cào cấu các chiến sĩ công an nhằm truyền HIV cho họ và tìm cách để trốn. Một chiến sĩ bị cào sây sát, rất may là kết quả xét nghiệm sau đó âm tính với HIV.Năm 2014, trong vòng 6 tháng thực hiện chiến dịch phát hiện, xử lý băng nhóm tội phạm hoạt động trên các tuyến vận chuyển hành khách công cộng, 3 chiến sĩ Công an Hà Nội phơi nhiễm HIV khi trấn áp những kẻ móc túi.Những tội phạm móc túi khi bị bắt thường chống trả quyết liệt. Một số tên dùng bơm tiêm dính máu tấn công lại công an và đây là nguyên nhân khiến 3 chiến sĩ kể trên phơi nhiễm HIV.Đau lòng nhất là trường hợp chiến sĩ công an TP HCM hi sinh sau 5 năm phơi nhiễm HIV. Đó là anh Nguyễn Thành Dũng, nguyên Trung úy CSHS Công an quận 11, TP HCM.Anh Dũng hy sinh ngày 13/6/2006, sau 5 năm gắng gượng chiến đấu với căn bệnh HIV mà anh vô tình lây nhiễm trong quá trình truy bắt tội phạm và bị đâm nhiều nhát dao vào người. Khi đó, máu anh và máu tên tội phạm nhiễm HIV trộn lẫn vào nhau.
Vụ việc 24 người phơi nhiễm HIV trong vụ cấp cứu các nạn nhân tai nạn giao thông tại Kon Tum đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Thực tế, trước đây có rất nhiều trường hợp các chiến sĩ công an khi làm nhiệm vụ và nhiều y bác sỹ tham gia cứu bệnh nhân đã từng bị phơi nhiễm HIV.
Điển hình gần đây nhất tại Bệnh viện Phụ sản HN, 18 y bác sĩ đã bị phơi nhiễm HIV trong khi mổ đẻ và cứu sống nhân N.T.H (Quảng Ninh).
Trước đó, bệnh nhân N.T.H nhập viện trong tình trạng tim ngừng đập, trụy tim mạch, máu phun ra ào ạt, sinh mạng chỉ tính theo tích tắc. Các bác sĩ không đủ thời gian xét nghiệm mà đưa ngay vào phòng mổ. Sau phẫu thuật, kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân mới có: dương tính với HIV. Khi đó, 18 người gồm bác sĩ cấp cứu, phẫu thuật và y sỹ phục vụ biết mình đã bị phơi nhiễm HIV.
Ngày 26/9/2011, ở Quảng Trị có 5 bác sĩ hộ sinh phơi nhiễm HIV khi mổ đẻ ở. Do sơ suất, 5 nhân viên y tế ở khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã bị sây sát, kim tiêm đâm vào tay, máu của người bệnh có HIV bắn vào mắt...
Sau ca mổ, các bác sĩ, hộ sinh này phải điều trị phơi nhiễm HIV.
Ngày 28/2/2011, sau khi tiêm thuốc kháng sinh cho bệnh nhân được xác định nhiễm HIV, điều dưỡng Nguyễn Đăng C, khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn - Bệnh viện Việt Đức đã sơ ý để kim tiêm đâm xuyên qua da (mặc dù có đeo găng) vào đốt 1 ngón 4 tay trái của mình và gây chảy máu.
Sau khi được xử lý ban đầu, lập biên bản thông báo tai nạn nghề nghiệp và xét nghiệm HIV sau phơi nhiễm (âm tính), điều dưỡng C đã được dùng thuốc điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV.
Còn kỹ thuật viên Hoàng Thị H, khoa xét nghiệm - Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia lại bị phơi nhiễm trong tình huống: khi đưa ống máu của bệnh nhân AIDS vào máy xét nghiệm sinh hóa, chị do sơ ý làm giá đựng huyết thanh va vào thành máy, huyết thanh trong ống nghiệm bắn vào mặt và mắt.
Sau khi tiến hành rửa mắt liên tục bằng nước muối sinh lý (natri clorid 0,9%), xét nghiệm HIV xác định âm tính, kỹ thuật viên H đã được điều trị dự phòng phơi nhiễm bằng lamivudin + zidovudin. Sau điều trị, sức khỏe của kỹ thuật viên H hoàn toàn bình thường và xét nghiệm lại HIV cho kết quả âm tính.
Không chỉ nhân viên y tế, các cán bộ, chiến sĩ công an cũng dễ phơi nhiễm HIV trong khi làm nhiệm vụ. Chiều 26/6 vừa qua, một công an thực tập ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum gặp chuyện tương tự khi truy bắt tội phạm ma túy.
Trong quá trình khống chế tội phạm, tay anh L. bị bỏng hai ngày trước đó đã vô tình tiếp xúc với phần dịch từ vết thương của kẻ bị bắt, vốn bị AIDS giai đoạn cuối, trên người có nhiều vết thương lở loét. Ngay sau đó, anh L., đã được đưa đi Bệnh viện Đa khoa, Trung tâm Phòng chống HIV tỉnh Kon Tum điều trị.
Trước đó không lâu, tại Huế xảy ra vụ một nữ quái niễm HIV tìm cách gây phơi nhiễm cho công an. Trưa 2/6, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an Thừa Thiên Huế đã phát hiện, bắt quả tang Nguyễn Thị Búp (34 tuổi, trú ở phường Phú Hiệp, TP Huế) đang bán trái phép chất ma túy tại trước số nhà 2/73 Phùng Khắc Khoan.
Nguyễn Thị Búp đã có một tiền án về tội tàng trữ trái phép chất ma túy và đã nhiễm HIV 10 năm nay. Để chống trả, nữ quái này đã xông vào cào cấu các chiến sĩ công an nhằm truyền HIV cho họ và tìm cách để trốn. Một chiến sĩ bị cào sây sát, rất may là kết quả xét nghiệm sau đó âm tính với HIV.
Năm 2014, trong vòng 6 tháng thực hiện chiến dịch phát hiện, xử lý băng nhóm tội phạm hoạt động trên các tuyến vận chuyển hành khách công cộng, 3 chiến sĩ Công an Hà Nội phơi nhiễm HIV khi trấn áp những kẻ móc túi.
Những tội phạm móc túi khi bị bắt thường chống trả quyết liệt. Một số tên dùng bơm tiêm dính máu tấn công lại công an và đây là nguyên nhân khiến 3 chiến sĩ kể trên phơi nhiễm HIV.
Đau lòng nhất là trường hợp chiến sĩ công an TP HCM hi sinh sau 5 năm phơi nhiễm HIV. Đó là anh Nguyễn Thành Dũng, nguyên Trung úy CSHS Công an quận 11, TP HCM.
Anh Dũng hy sinh ngày 13/6/2006, sau 5 năm gắng gượng chiến đấu với căn bệnh HIV mà anh vô tình lây nhiễm trong quá trình truy bắt tội phạm và bị đâm nhiều nhát dao vào người. Khi đó, máu anh và máu tên tội phạm nhiễm HIV trộn lẫn vào nhau.