Do quan hệ giữa Ukraine và Nga ngày càng trở nên căng thẳng, nên cả hai bên đều tăng cường triển khai quân sự ở khu vực biên giới. Nếu một cuộc xung đột quy mô lớn giữa hai nước nổ ra trong vài tháng tới, sức mạnh không quân đã “già cỗi” và gần như cạn kiệt của Ukraine, sẽ gần như bất lực để ngăn chặn cuộc tấn công của đối thủ.Lực lượng Không quân Nga có thể huy động hàng trăm chiến đấu cơ hiện đại tấn công Ukraine. Ngược lại, Không quân Ukraine chỉ có khoảng vài chục máy bay chiến đấu và cường kích cũ có thể sử dụng bình thường. Chính phủ Ukraine rõ ràng đã nhận thức được vấn đề này.Hiện nay nếu tình huống xung đột xảy ra, Không quân Nga có thể đưa những chiến đấu cơ hiện đại nhất của họ tham chiến, phần lớn là chiến đấu cơ thế hệ 4+ và thậm chí là cả chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 như Su-34, Su-35, MiG-35 và Su-57.Để đối phó với lực lượng không quân khổng lồ của quân đội Nga, Không quân Ukraine chỉ được trang bị 125 máy bay chiến đấu Su-24, Su-25, MiG-29 và Su-27, và những máy bay chiến đấu này đều được thừa kế từ Không quân Liên Xô vào năm 1991.Vào thời điểm Liên Xô tan rã, hầu hết các máy bay chiến đấu của Ukraine được thừa hưởng, đã có 10 năm phục vụ liên tục với cường độ cao. Và kể từ đó đến nay đã 30 năm, Ukraine đã không mua sắm máy bay chiến đấu hoặc máy bay cường kích mới. Việc “lười mua sắm” của Không quân Ukraine, đã dẫn đến sự suy giảm đáng kể trong ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine; Chính phủ Ukraine thừa nhận rằng, họ đã ngừng đầu tư vào các loại vũ khí và thiết bị trong tương lai vì không có kinh phí.Lực lượng phòng không Ukraine hiện nay, cần được tổ chức lại và trang bị vũ khí phòng không hiện đại trên quy mô lớn, bao gồm cả máy bay chiến đấu đa năng và hệ thống tên lửa phòng không. Nhưng khó khăn hiện nay là các công ty công nghiệp quân sự Ukraine, là không đủ năng lực để sản xuất các loại vũ khí này. Điều này đòi hỏi Quân đội Ukraine phải mua những vũ khí và thiết bị này từ nước ngoài và như vậy, cần một số tiền đầu tư rất lớn. Kể từ “Sự cố Crimea” năm 2014 và xung đột vũ trang kéo dài ở miền đông Ukraine, Mỹ và các nước NATO khác đã cung cấp cho Ukraine hàng tỷ USD viện trợ quân sự. Nhưng các gói viện trợ, không có máy bay chiến đấu hoặc vũ khí phòng không tiên tiến. Khi Không quân Ukraine tổ chức một cuộc tập trận lớn ở miền nam đất nước vào tuần trước, thì họ vẫn sử dụng các máy bay chiến đấu và tên lửa kiểu cũ như Su-27, MiG-29 và S-300V, được sản xuất từ thời Liên Xô; nhưng chưa hề được nâng cấp. Vừa qua Quân đội Ukraine đã mua được một số lượng nhỏ máy bay không người lái vũ trang TB-2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất và đã sử dụng chúng để tấn công các vị trí pháo binh của các tổ chức vũ trang dân sự ở miền đông; và có lẽ Quân đội Ukraine quá kỳ vọng những chiếc UAV TB2 này sẽ thay đổi cục diện chiến trường.Nhưng trên thực tế, nếu xung đột quy mô lớn giữa Ukraine và Nga nổ ra, thì trong vòng vài giờ sau xung đột, hàng trăm máy bay chiến đấu của Nga có thể “xóa sổ” Không quân Ukraine, và việc Ukraine sử dụng UAV chạy bằng cánh quạt, thì chắc chắn sẽ biến thành “bia tập bắn”, cho máy bay chiến đấu Nga. Trước tình hình trên, vào giữa tháng 11 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksi Reznikov đã “khẩn cấp” bay tới Washington. Ông hy vọng Mỹ sẽ cung cấp tên lửa đất đối không tầm trung Patriot do Mỹ sản xuất, hoặc các hệ thống phòng không khác. Tuy nhiên trong tình hình hiện tại, Mỹ nên tập trung nhiều hơn vào việc cung cấp cho Ukraine các hệ thống phòng không nhỏ hơn và dễ sử dụng càng sớm càng tốt, chẳng hạn như tên lửa phòng không di động FIM-92 Stinger. Một quan chức Mỹ cho biết, ông rất lo lắng về tình hình ở biên giới Nga-Ukraine trong hai tháng tới, và Mỹ sẽ cố gắng hết sức cung cấp cho Ukraine một số thiết bị có thể thay đổi hiện trạng. Chính phủ Ukraine nêu rõ trong Kế hoạch chiến lược phát triển không quân, tầm nhìn năm 2035 rằng, họ sẽ mua từ 6 đến 12 máy bay chiến đấu hiện đại trước năm 2023, để bắt đầu thay đổi đội máy bay đã lạc hậu của họ. Nhưng điều này đòi hỏi Ukraine ngay bây giờ đã phải ký một hợp đồng mua sắm vào năm 2022, và hiện Ukraine chưa có kế hoạch đấu thầu máy bay chiến đấu mới, cũng như có ngân sách hàng tỷ USD, để mua máy bay chiến đấu và các thiết bị hỗ trợ liên quan. Do đó, một khi xung đột quy mô lớn nổ ra, Không quân Ukraine sẽ phải sử dụng các máy bay cũ hiện có để chiến đấu; nhưng liệu chúng có thể cất cánh thành công trước đợt ném bom ác liệt của Không quân Nga hay không, thì vẫn còn là một câu hỏi? Nguồn ảnh: Pinterest.
Do quan hệ giữa Ukraine và Nga ngày càng trở nên căng thẳng, nên cả hai bên đều tăng cường triển khai quân sự ở khu vực biên giới. Nếu một cuộc xung đột quy mô lớn giữa hai nước nổ ra trong vài tháng tới, sức mạnh không quân đã “già cỗi” và gần như cạn kiệt của Ukraine, sẽ gần như bất lực để ngăn chặn cuộc tấn công của đối thủ.
Lực lượng Không quân Nga có thể huy động hàng trăm chiến đấu cơ hiện đại tấn công Ukraine. Ngược lại, Không quân Ukraine chỉ có khoảng vài chục máy bay chiến đấu và cường kích cũ có thể sử dụng bình thường. Chính phủ Ukraine rõ ràng đã nhận thức được vấn đề này.
Hiện nay nếu tình huống xung đột xảy ra, Không quân Nga có thể đưa những chiến đấu cơ hiện đại nhất của họ tham chiến, phần lớn là chiến đấu cơ thế hệ 4+ và thậm chí là cả chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 như Su-34, Su-35, MiG-35 và Su-57.
Để đối phó với lực lượng không quân khổng lồ của quân đội Nga, Không quân Ukraine chỉ được trang bị 125 máy bay chiến đấu Su-24, Su-25, MiG-29 và Su-27, và những máy bay chiến đấu này đều được thừa kế từ Không quân Liên Xô vào năm 1991.
Vào thời điểm Liên Xô tan rã, hầu hết các máy bay chiến đấu của Ukraine được thừa hưởng, đã có 10 năm phục vụ liên tục với cường độ cao. Và kể từ đó đến nay đã 30 năm, Ukraine đã không mua sắm máy bay chiến đấu hoặc máy bay cường kích mới.
Việc “lười mua sắm” của Không quân Ukraine, đã dẫn đến sự suy giảm đáng kể trong ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine; Chính phủ Ukraine thừa nhận rằng, họ đã ngừng đầu tư vào các loại vũ khí và thiết bị trong tương lai vì không có kinh phí.
Lực lượng phòng không Ukraine hiện nay, cần được tổ chức lại và trang bị vũ khí phòng không hiện đại trên quy mô lớn, bao gồm cả máy bay chiến đấu đa năng và hệ thống tên lửa phòng không.
Nhưng khó khăn hiện nay là các công ty công nghiệp quân sự Ukraine, là không đủ năng lực để sản xuất các loại vũ khí này. Điều này đòi hỏi Quân đội Ukraine phải mua những vũ khí và thiết bị này từ nước ngoài và như vậy, cần một số tiền đầu tư rất lớn.
Kể từ “Sự cố Crimea” năm 2014 và xung đột vũ trang kéo dài ở miền đông Ukraine, Mỹ và các nước NATO khác đã cung cấp cho Ukraine hàng tỷ USD viện trợ quân sự. Nhưng các gói viện trợ, không có máy bay chiến đấu hoặc vũ khí phòng không tiên tiến.
Khi Không quân Ukraine tổ chức một cuộc tập trận lớn ở miền nam đất nước vào tuần trước, thì họ vẫn sử dụng các máy bay chiến đấu và tên lửa kiểu cũ như Su-27, MiG-29 và S-300V, được sản xuất từ thời Liên Xô; nhưng chưa hề được nâng cấp.
Vừa qua Quân đội Ukraine đã mua được một số lượng nhỏ máy bay không người lái vũ trang TB-2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất và đã sử dụng chúng để tấn công các vị trí pháo binh của các tổ chức vũ trang dân sự ở miền đông; và có lẽ Quân đội Ukraine quá kỳ vọng những chiếc UAV TB2 này sẽ thay đổi cục diện chiến trường.
Nhưng trên thực tế, nếu xung đột quy mô lớn giữa Ukraine và Nga nổ ra, thì trong vòng vài giờ sau xung đột, hàng trăm máy bay chiến đấu của Nga có thể “xóa sổ” Không quân Ukraine, và việc Ukraine sử dụng UAV chạy bằng cánh quạt, thì chắc chắn sẽ biến thành “bia tập bắn”, cho máy bay chiến đấu Nga.
Trước tình hình trên, vào giữa tháng 11 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksi Reznikov đã “khẩn cấp” bay tới Washington. Ông hy vọng Mỹ sẽ cung cấp tên lửa đất đối không tầm trung Patriot do Mỹ sản xuất, hoặc các hệ thống phòng không khác.
Tuy nhiên trong tình hình hiện tại, Mỹ nên tập trung nhiều hơn vào việc cung cấp cho Ukraine các hệ thống phòng không nhỏ hơn và dễ sử dụng càng sớm càng tốt, chẳng hạn như tên lửa phòng không di động FIM-92 Stinger.
Một quan chức Mỹ cho biết, ông rất lo lắng về tình hình ở biên giới Nga-Ukraine trong hai tháng tới, và Mỹ sẽ cố gắng hết sức cung cấp cho Ukraine một số thiết bị có thể thay đổi hiện trạng.
Chính phủ Ukraine nêu rõ trong Kế hoạch chiến lược phát triển không quân, tầm nhìn năm 2035 rằng, họ sẽ mua từ 6 đến 12 máy bay chiến đấu hiện đại trước năm 2023, để bắt đầu thay đổi đội máy bay đã lạc hậu của họ.
Nhưng điều này đòi hỏi Ukraine ngay bây giờ đã phải ký một hợp đồng mua sắm vào năm 2022, và hiện Ukraine chưa có kế hoạch đấu thầu máy bay chiến đấu mới, cũng như có ngân sách hàng tỷ USD, để mua máy bay chiến đấu và các thiết bị hỗ trợ liên quan.
Do đó, một khi xung đột quy mô lớn nổ ra, Không quân Ukraine sẽ phải sử dụng các máy bay cũ hiện có để chiến đấu; nhưng liệu chúng có thể cất cánh thành công trước đợt ném bom ác liệt của Không quân Nga hay không, thì vẫn còn là một câu hỏi? Nguồn ảnh: Pinterest.