Lưu Bị là hoàng đế khai quốc của nhà Thục. Ông cùng với Tào Tháo và Tôn Quyền tạo thành thế chân vạc thời Tam quốc. Là nhân vật có ảnh hưởng lớn thời bấy giờ, Lưu Bị khát khao thống nhất thiên hạ.Do vậy, Lưu Bị đã chiêu mộ, thu phục nhiều nhân tài ở các lĩnh vực về dưới trướng của mình như Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Triệu Vân... Những văn nhân, võ tướng này đã giúp Lưu Bị gây dựng đại nghiệp, đưa nhà Thục trở nên hùng mạnh.Tuy nhiên, đến lúc chết, hoàng đế Lưu Bị vẫn không thể hoàn thành tâm nguyện. Sau khi Lưu Bị băng hà, nhân tài của nhà Thục ngày càng ít và đất nước ngày càng suy yếu trước khi bị nhà Tào Ngụy thôn tính.Theo các sử gia, nếu Lưu Bị thực sự thống nhất được thiên hạ thì ông hoàng này chắc chắn sẽ giết 3 người. Gia Cát Lượng biết rõ ý định của Lưu Bị nhưng không dám nói lời nào.Người đầu tiên mà Lưu Bị sẽ giết sau khi thống nhất thiên hạ được cho là Quan Vũ. Là một trong ngũ hổ tướng của nhà Thục cũng như anh em kết nghĩa với Lưu Bị, mãnh tướng này đã lập được nhiều công lao trên chiến trường khiến kẻ thù khiếp sợ.Thế nhưng, Quan Vũ có điểm yếu chí mạng là quá ngạo mạn. Lưu Bị từ sớm đã nhận ra điều này. Nếu như sau khi giúp Lưu Bị có được thiên hạ thì Quan Vũ sẽ càng kiêu căng, ngạo mạn, ỷ vào việc đã lập được công lớn cho nhà Thục có thể sẽ đe dọa tới ngai vàng của mình.Thậm chí, Lưu Bị quan ngại sau khi mình qua đời, con trai Lưu Thiện khó có thể khống chế được Quan Vũ. Mãnh tướng này nắm binh lực lớn trong tay thì có thể cướp ngôi. Để tránh tình trạng này xảy ra, Lưu Bị sẽ "loại bỏ" mãnh tướng này.Người tiếp theo phải chết sau khi Lưu Bị có được giang sơn rộng lớn là Mã Siêu. Là công thần triều Hán, Mã Siêu đầu quân cho Lưu Bị nhưng không thực sự được trọng dụng. Ông hoàng nhà Thục này không hề yên tâm giao trọng trách lớn cho Mã Siêu.Dù Mã Siêu là hậu duệ công thần triều Hán giúp chứng minh Thục Hán là chính thống nhưng Lưu Bị lo sợ mãnh tướng này có thể phản chủ, đoạt ngôi. Vậy nên, một khi Lưu Bị thống nhất thiên hạ, tính mạng của Mã Siêu khó có thể giữ.Người cuối cùng sẽ bị Lưu Bị "loại bỏ" sau khi hoàn thành đại nghiệp thống nhất thiên hạ là Gia Cát Lượng. Khổng Minh là Thừa tướng Thục Hán - người quyền lực thứ hai chỉ sau hoàng đế. Ông là người được Lưu Bị trọng dụng nhất nhưng cũng là người mà ông hoàng này đề phòng nhất.Trước khi Lưu Bị qua đời đã nói với Gia Cát Lượng rằng: “Nếu như Lưu Thiện không thể nâng đỡ được thì hãy thay thế nó”. Câu nói này cho thấy được lòng của Lưu Bị vẫn không hề yên tâm về Gia Cát Lượng, lo sợ Khổng Minh soán ngôi.Do đó, Lưu Bị bí mật gọi Triệu Vân vào cung dặn dò riêng. Khi cận kề cái chết, Lưu Bị dặn Triệu Vân rằng, nếu sau khi ông mất, bất cứ ai không thần phục Lưu Thiện thì hãy thẳng tay giết chết. Điều đó có nghĩa Lưu Bị trao cho Triệu Vân quyền xử tử bất cứ kẻ nào bất trung, không dốc sức phò tá Lưu Thiện. Nếu Gia Cát Lượng có mưu đồ bất chính với ngai vàng thì Triệu Vân hãy thẳng tay tiêu diệt. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.
Lưu Bị là hoàng đế khai quốc của nhà Thục. Ông cùng với Tào Tháo và Tôn Quyền tạo thành thế chân vạc thời Tam quốc. Là nhân vật có ảnh hưởng lớn thời bấy giờ, Lưu Bị khát khao thống nhất thiên hạ.
Do vậy, Lưu Bị đã chiêu mộ, thu phục nhiều nhân tài ở các lĩnh vực về dưới trướng của mình như Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Triệu Vân... Những văn nhân, võ tướng này đã giúp Lưu Bị gây dựng đại nghiệp, đưa nhà Thục trở nên hùng mạnh.
Tuy nhiên, đến lúc chết, hoàng đế Lưu Bị vẫn không thể hoàn thành tâm nguyện. Sau khi Lưu Bị băng hà, nhân tài của nhà Thục ngày càng ít và đất nước ngày càng suy yếu trước khi bị nhà Tào Ngụy thôn tính.
Theo các sử gia, nếu Lưu Bị thực sự thống nhất được thiên hạ thì ông hoàng này chắc chắn sẽ giết 3 người. Gia Cát Lượng biết rõ ý định của Lưu Bị nhưng không dám nói lời nào.
Người đầu tiên mà Lưu Bị sẽ giết sau khi thống nhất thiên hạ được cho là Quan Vũ. Là một trong ngũ hổ tướng của nhà Thục cũng như anh em kết nghĩa với Lưu Bị, mãnh tướng này đã lập được nhiều công lao trên chiến trường khiến kẻ thù khiếp sợ.
Thế nhưng, Quan Vũ có điểm yếu chí mạng là quá ngạo mạn. Lưu Bị từ sớm đã nhận ra điều này. Nếu như sau khi giúp Lưu Bị có được thiên hạ thì Quan Vũ sẽ càng kiêu căng, ngạo mạn, ỷ vào việc đã lập được công lớn cho nhà Thục có thể sẽ đe dọa tới ngai vàng của mình.
Thậm chí, Lưu Bị quan ngại sau khi mình qua đời, con trai Lưu Thiện khó có thể khống chế được Quan Vũ. Mãnh tướng này nắm binh lực lớn trong tay thì có thể cướp ngôi. Để tránh tình trạng này xảy ra, Lưu Bị sẽ "loại bỏ" mãnh tướng này.
Người tiếp theo phải chết sau khi Lưu Bị có được giang sơn rộng lớn là Mã Siêu. Là công thần triều Hán, Mã Siêu đầu quân cho Lưu Bị nhưng không thực sự được trọng dụng. Ông hoàng nhà Thục này không hề yên tâm giao trọng trách lớn cho Mã Siêu.
Dù Mã Siêu là hậu duệ công thần triều Hán giúp chứng minh Thục Hán là chính thống nhưng Lưu Bị lo sợ mãnh tướng này có thể phản chủ, đoạt ngôi. Vậy nên, một khi Lưu Bị thống nhất thiên hạ, tính mạng của Mã Siêu khó có thể giữ.
Người cuối cùng sẽ bị Lưu Bị "loại bỏ" sau khi hoàn thành đại nghiệp thống nhất thiên hạ là Gia Cát Lượng. Khổng Minh là Thừa tướng Thục Hán - người quyền lực thứ hai chỉ sau hoàng đế. Ông là người được Lưu Bị trọng dụng nhất nhưng cũng là người mà ông hoàng này đề phòng nhất.
Trước khi Lưu Bị qua đời đã nói với Gia Cát Lượng rằng: “Nếu như Lưu Thiện không thể nâng đỡ được thì hãy thay thế nó”. Câu nói này cho thấy được lòng của Lưu Bị vẫn không hề yên tâm về Gia Cát Lượng, lo sợ Khổng Minh soán ngôi.
Do đó, Lưu Bị bí mật gọi Triệu Vân vào cung dặn dò riêng. Khi cận kề cái chết, Lưu Bị dặn Triệu Vân rằng, nếu sau khi ông mất, bất cứ ai không thần phục Lưu Thiện thì hãy thẳng tay giết chết. Điều đó có nghĩa Lưu Bị trao cho Triệu Vân quyền xử tử bất cứ kẻ nào bất trung, không dốc sức phò tá Lưu Thiện. Nếu Gia Cát Lượng có mưu đồ bất chính với ngai vàng thì Triệu Vân hãy thẳng tay tiêu diệt. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.