"Quá trình bắt đầu sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 3 đã diễn ra tại nhà máy RBSL ở Telford", trang web chính thức của Bộ Quốc phòng Anh cho biết.Như vậy sự kiện trên đã đánh dấu việc hoàn thành nguyên mẫu thử nghiệm thứ 8, cũng là cuối cùng của xe tăng Challenger 3, tất cả đều được chế tạo tại nhà máy của RBSL ở Telford.Việc sản xuất hàng loạt xe tăng Challenger 3 đang được tiến hành khẩn trương, dự kiến lô chiến xa đầu tiên sẽ chính thức hoạt động vào năm 2025 và được biên chế cho các tổ lái của Trung đoàn xe tăng Lục quân Hoàng gia.Nâng cấp đáng chú ý nhất là việc thay thế vũ khí chủ lực, khi pháo chính cỡ nòng 120 mm L30A1 của Challenger 2 đã được thay bằng pháo nòng trơn 120 mm L55A1 trên phiên bản Challenger 3.Khẩu pháo này về cơ bản là phiên bản cập nhật của khẩu L55, được thấy trong dòng xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A6/A7, như vậy xe tăng Anh sẽ đồng nhất vũ khí với các thành viên NATO khác.Về phần đạn dược, nhà sản xuất Rheinmetall AG đang tích cực phát triển loại đạn mới, bao gồm cả đạn xuyên động năng và đạn nổ phá mảnh mới dành cho Challenger 3 và Leopard 2.Mốc thời gian bàn giao những chiếc Challenger 3 đầu tiên dự kiến diễn ra vào năm 2027, nhưng do tình hình Ukraine nên Bộ Quốc phòng Anh quyết định đẩy nhanh quá trình này và nhận chiếc MBT đầu tiên sớm nhất là vào năm 2025.Ngoài tháp pháo Armstrong Works, xe tăng Challenger 3 sẽ sử dụng thân của Challenger 2 nhưng đã trải qua quá trình nâng cấp sâu. Những khung thân này cần trải qua một cuộc kiểm tra toàn diện về chất lượng của các mối hàn.Ngoài ra vỏ giáp composite Chobham cũ sẽ được tháo dỡ và thay thế bằng loại mới có tên EPSON, các giá đỡ cho khối giáp bảo vệ bổ sung Farnham cũng sẽ được lắp đặt, những xe tăng này dự kiến sẽ phục vụ cho đến năm 2050 - 2060.Một vấn đề nữa cần lưu ý là tháp pháo mới được sản xuất bằng cách hàn chứ không phải đúc như trường hợp của xe tăng Challenger 2, theo đánh giá điều này mang lại nhiều ưu điểm hơn.Giống như thân xe, tháp pháo của Challenger 3 cũng sử dụng vỏ giáp composite EPSON thế hệ mới, bên cạnh đó, tổ hợp phòng vệ chủ động (APS) Trophy do Israel sản xuất cũng có thể được lắp đặt.Vấn đề tiếp theo cần nói tới là Quân đội Anh sở hữu 180 xe tăng Challenger 2 chưa sử dụng, phần lớn chúng nằm trong kho dự trữ, tuy nhiên chưa biết bao nhiêu xe được nâng cấp lên phiên bản Challenger 3 hiện đại.Trước đây đã có những lo ngại sức mạnh của Quân đội Anh đã suy giảm đáng kể - khoảng 1/3, sau khi tặng 14 xe tăng Challenger 2 cho Ukraine để quốc gia Đông Âu này sử dụng trên chiến trường.Tuy nhiên lo ngại này từ giới truyền thông đã ngay lập tức bị Trung tướng Robert McGowan - Phó Tổng tham mưu trưởng Lục quân Hoàng gia phủ nhận.Phát biểu trước các nhà lập pháp vào tháng 2/2023, ông McGowan nhấn mạnh rằng tác động thực sự đến sức mạnh của Lục quân Anh là “không đáng kể”, mặc dù ông tránh đi sâu vào chi tiết.
"Quá trình bắt đầu sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 3 đã diễn ra tại nhà máy RBSL ở Telford", trang web chính thức của Bộ Quốc phòng Anh cho biết.
Như vậy sự kiện trên đã đánh dấu việc hoàn thành nguyên mẫu thử nghiệm thứ 8, cũng là cuối cùng của xe tăng Challenger 3, tất cả đều được chế tạo tại nhà máy của RBSL ở Telford.
Việc sản xuất hàng loạt xe tăng Challenger 3 đang được tiến hành khẩn trương, dự kiến lô chiến xa đầu tiên sẽ chính thức hoạt động vào năm 2025 và được biên chế cho các tổ lái của Trung đoàn xe tăng Lục quân Hoàng gia.
Nâng cấp đáng chú ý nhất là việc thay thế vũ khí chủ lực, khi pháo chính cỡ nòng 120 mm L30A1 của Challenger 2 đã được thay bằng pháo nòng trơn 120 mm L55A1 trên phiên bản Challenger 3.
Khẩu pháo này về cơ bản là phiên bản cập nhật của khẩu L55, được thấy trong dòng xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A6/A7, như vậy xe tăng Anh sẽ đồng nhất vũ khí với các thành viên NATO khác.
Về phần đạn dược, nhà sản xuất Rheinmetall AG đang tích cực phát triển loại đạn mới, bao gồm cả đạn xuyên động năng và đạn nổ phá mảnh mới dành cho Challenger 3 và Leopard 2.
Mốc thời gian bàn giao những chiếc Challenger 3 đầu tiên dự kiến diễn ra vào năm 2027, nhưng do tình hình Ukraine nên Bộ Quốc phòng Anh quyết định đẩy nhanh quá trình này và nhận chiếc MBT đầu tiên sớm nhất là vào năm 2025.
Ngoài tháp pháo Armstrong Works, xe tăng Challenger 3 sẽ sử dụng thân của Challenger 2 nhưng đã trải qua quá trình nâng cấp sâu. Những khung thân này cần trải qua một cuộc kiểm tra toàn diện về chất lượng của các mối hàn.
Ngoài ra vỏ giáp composite Chobham cũ sẽ được tháo dỡ và thay thế bằng loại mới có tên EPSON, các giá đỡ cho khối giáp bảo vệ bổ sung Farnham cũng sẽ được lắp đặt, những xe tăng này dự kiến sẽ phục vụ cho đến năm 2050 - 2060.
Một vấn đề nữa cần lưu ý là tháp pháo mới được sản xuất bằng cách hàn chứ không phải đúc như trường hợp của xe tăng Challenger 2, theo đánh giá điều này mang lại nhiều ưu điểm hơn.
Giống như thân xe, tháp pháo của Challenger 3 cũng sử dụng vỏ giáp composite EPSON thế hệ mới, bên cạnh đó, tổ hợp phòng vệ chủ động (APS) Trophy do Israel sản xuất cũng có thể được lắp đặt.
Vấn đề tiếp theo cần nói tới là Quân đội Anh sở hữu 180 xe tăng Challenger 2 chưa sử dụng, phần lớn chúng nằm trong kho dự trữ, tuy nhiên chưa biết bao nhiêu xe được nâng cấp lên phiên bản Challenger 3 hiện đại.
Trước đây đã có những lo ngại sức mạnh của Quân đội Anh đã suy giảm đáng kể - khoảng 1/3, sau khi tặng 14 xe tăng Challenger 2 cho Ukraine để quốc gia Đông Âu này sử dụng trên chiến trường.
Tuy nhiên lo ngại này từ giới truyền thông đã ngay lập tức bị Trung tướng Robert McGowan - Phó Tổng tham mưu trưởng Lục quân Hoàng gia phủ nhận.
Phát biểu trước các nhà lập pháp vào tháng 2/2023, ông McGowan nhấn mạnh rằng tác động thực sự đến sức mạnh của Lục quân Anh là “không đáng kể”, mặc dù ông tránh đi sâu vào chi tiết.