Ông Poroshenko, cả về ý nghĩa và mục đích, đã thua trong cuộc chiến tại Donbas. Trong khi Đảng của ông đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò trước cuộc bầu cử Quốc hội vào ngày 26/10, ông Poroshenko cũng đang đối mặt với một số khó khăn khác, mà trong số đó không thể không kể đến sự suy thoái của nền kinh tế và phong trào đang lên về việc phản đối các chính sách giải quyết khủng hoảng của chính phủ.
Vậy những gì diễn ra tại Milan dù ít hay nhiều cũng đã lặp lại cuộc họp trước giữa ông Putin và ông Poroshenko tại Minsk ngày 26/8 bởi 2 bên đều giữ nguyên tư tưởng của mình. Ông Putin sẽ luôn là bên có được nhiều lợi thế hơn trên bàn đàm phán với
Ukraine, bất chấp việc ông đang phải đối mặt với một loạt các lệnh trừng phạt và sự chỉ trích của quốc tế.
Mùa đông tới gần, vị thế của ông Putin càng được nâng cao khi mà cuộc khủng hoảng đã bắt đầu chuyển từ xung đột vũ trang giữa Ukraine và ly khai miền đông sang cuộc đối đầu giữa Ukraine và châu Âu về vấn đề khi đốt của Nga. Ukraine là điểm trung chuyển của 50% lượng khí đốt từ Nga đưa vào EU, và việc Ukraine bòn rút khí đốt của khu vực đông nam châu Âu, dẫn đến việc Nga ngừng cung cấp hồi tháng 1/2006 và tháng 1/2009, vẫn được các nhà lãnh đạo châu Âu nhớ rõ.
|
Một đoạn ống dẫn khí đốt từ Ukraine vào châu Âu |
Tuyên bố mới đây của Quốc hội Ukraine chỉ trích hành động bạo lực nhắm vào những quan chức chính phủ, mang tên “Trash Bucket Challenges”; sự hồi sinh phổ biến những biểu tượng từ thời phát xít và sự tham gia của các nhân tố cánh hữu vào “Mặt trận Nhân dân” của Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk không hoàn toàn dự báo về cơ hội có được một môi trường chính trị yên bình ở Ukraine và Đông Âu. Tại khu vực này, những kí ức về sự hợp tác của những người Ukraine chống lại người Ba Lan và người Do Thái trong khu vực vẫn đậm nét hơn so với ở Mỹ.
Đã có những dấu hiệu căng thẳng giữa Ukraine và người ủng hộ nhiệt tình nhất của nước này ở châu Âu – Ba Lan. Vì cuộc chiến ở miền đông, Ukraine, vốn là một nhà xuất khẩu than đá, giờ đây được dự báo sẽ phải nhập khẩu khoảng 3-4 triệu tấn than khi mùa đông sắp đến. Bất chấp cuộc chiến, Ukraine vẫn tiếp tục nhập khẩu lượng lớn than đá từ Nga trong khi phía Kiev lại tuyên bố chỉ quan tâm đến than của Ba Lan, theo lời bộ trưởng kinh tế của Ba Lan, khi “nó miễn phí”. Trong khi đó, một cuộc tranh luận về lệnh cấm của Kiev đối với thịt của Ba Lan tiếp tục làm căng thẳng giữa 2 bên gia tăng.
Quan hệ song phương của 2 bên cũng trở nên căng thẳng hơn do những cuộc biểu tình lớn ở Kiev kêu gọi hỗ trợ cho những thương binh từng thuộc Lực lượng Du kích Ukraine trong thời kì chiến tranh, những người tham gia vào việc giết hại hàng ngàn người Ba Lan trong quá khứ. Thực tế là những hình tượng thời chiến như Stepan Bander đã gợi ra nhiều sự cảm thông ở phía tây Ukraine là điều mà các học giả người Mỹ thường tránh đề cập đến.
Nhà sử học Halik Kochanski từng viết về lịch sử Ba Lan trong Thế chiến thứ II nhận xét: “Người Đức cũng tận dụng sự mẫu thuẫn của người Ukraine đối với người Ba Lan bằng cách chiêu mộ số lượng lớn người Ukraine vào các đơn vị phụ trợ và các tiểu đoàn Roland và Nachtigel. Họ trở thành trợ thủ tích cực nhất của người Đức và mặc quân phục Đức, được trang bị vũ khí và huấn luyện trước khi thực hiện nhiệm vụ chính của mình: hủy diệt người Do Thái…”.
|
Bà Ewa Kopacz |
Điều ít được báo chí Mỹ chú ý đến đó là những thay đổi về nhân sự trong văn phòng của thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao Ba Lan sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến cuộc khủng hỏang trong khu vực. Tháng trước, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nhận công việc của mình tại EU, thay thế ông là bà Ewa Kopacz. Bà này đã đảo ngược hoàn toàn chính sách ngoại giao của Bộ Ngoại giao Ba Lan dưới thời ông Tusk với những bước đi được cho là lại gần Nga.
Một sự tiến triển cuối cùng có lợi cho ông Putin là sự thay đổi gần đây về người lãnh đạo chính trị của NATO. Cựu thủ tướng Đan Mạch và là người rất nhiệt tình với cuộc chiến Iraq, Anders Fogh Rasmussen đã được kế nhiệm bởi Cựu thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg. Đối lập với ông Rasmussen, vị tổng thư kí mới này nổi tiếng là chuyên gia hòa giải và có quan hệ tốt với ông Putin. Ông Putin từng nói về ông Stoltenberg: “Chúng tôi có quan hệ rất tốt, kể cả là quan hệ cá nhân”.
Với tất cả những ưu thế vừa nêu, ông Putin hoàn toàn có được lợi thế trước Phương Tây do Mỹ dẫn đầu trong việc giải quyết vấn đề Ukraine theo hướng nào.