Khủng hoảng Ukraine: Đông Âu quay lưng lại phương Tây

Google News

(Kiến Thức) - Thái độ các nước Đông Âu trong khủng hoảng Ukraine cho thấy ông Putin đã đi xa thế nào trong việc lập ra trật tự mới của châu Âu.

Để hiểu được ông Putin đang có nhiều tiến triển như thế nào trong chiến dịch lập lại trật tự tại châu Âu, có thể xem xét thái độ của các nước NATO trong khủng hoảng Ukraine. 
Tờ The Washington Post cho biết trong trận chiến truyền thông, đặc biệt cuộc chiến đại diện cho hai phe ở miền đông Ukraine, các nước đông Âu đã thầm lặng quay lưng lại với phương tây và càng xích lại gần thêm với Moscow.
Hungary - một thành viên NATO nhưng Thủ tướng Viktor Orban lại cho rằng Tổng thống Nga Valdimir Putin chính là hình mẫu chính trị đáng để học tập. 
Thậm chí, Thủ tướng Slovakia - cũng là một thành viên NATO, còn so sánh việc nước này chấp nhận sự có mặt của quân đội NATO chẳng khác gì việc Liên Xô đưa quân đội vào Tiệp Khắc hồi sự kiện năm 1968.
Một cách so sánh tương tự cũng được ông Bộ trưởng Quốc phòng Czech đưa ra. Ông này cũng cho biết chính quyền Czech sẽ kết hợp cùng với Slovakia và Hungary lên tiếng phản đối những lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Nga.
Thậm chí, Serbia, thành viên nhóm “quan hệ đối tác vì hòa bình” của NATO còn mời ông Putin đến thăm Belgrade trong tháng 10 để dự cuộc diễu binh kỉ niệm 70 năm ngày Hồng Quân Liên Xô giải phóng thành phố. 
 Nhiều nước NATO ở Đông Âu không muốn Mỹ và đồng minh triển khai quân đến các nước Baltic.
Ba Lan từng dẫn đầu trong nỗ lực cùng với NATO và EU hỗ trợ chính phủ thân phương Tây của Ukraine và các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga Đến nay, Thủ tướng mới Ewa Kopacz, đã yêu cầu Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan của mình đảo ngược lại chính sách ngay lập tức. Theo tờ Wall Street Journal, bà đã tuyên bố với Quốc hội rằng bà rất lo ngại việc “Ba Lan sẽ bị cô lập” với phần còn lại của châu Âu bắt nguồn từ việc có “mục tiêu không thực tế” với Ukraine.
Tổng thống Mỹ Obama từng tự hào vì dẫn đầu “Phản ứng thống nhất” của phương Tây trong việc cô lập ông Putin. Thực tế, phần lớn các quốc gia thuộc NATO đang bắt đầu hướng về phía Nga một cách lặng lẽ. Chính phủ của những nước này làm vậy một phần vì lý do kinh tế: Sự phụ thuộc vào năng lượng từ Nga cũng như thị trường xuất khẩu, tất cả đều lo ngại những hậu quả của việc gia tăng lệnh trừng phạt.
Một vài nước trong khối NATO cho rằng không đáng để thử nhiệm xem liệu những đe dọa xâm lược những nước thuộc Liên Xô cũ của ông Putin có thực sự chân thật hay NATO liệu có bảo vệ họ hay không. Vậy thì còn phải tuyên bố điều gì khác như việc Thủ tướng Czech Bohuslav Sobotka, rằng đất nước của ông không muốn NATO điều quân đến Ba Lan và các nước thuộc vùng Baltic như một sự ngăn chặn đối với Nga?
Ông Sobotka cũng nhận được sự đồng tình từ ông Robert Fico - Cựu Thủ tướng Slovakia. Ông Robert Fico từng không cho phép Quân đội NATO tiến vào lãnh thổ Slovakia cũng như từ chối lời đề nghị từ phía ông Obama về việc tăng ngân sách quốc phòng và kêu gọi lệnh trừng phạt dành cho Nga. Hồi cuối tháng 7, thủ tướng Hungary Viktor Orban đã mô tả nước Nga là một hình mẫu điển hình của việc vì sao cần phải “loại bỏ những phương pháp tự do và quy tắc tổ chức xã hội". Theo ông Viktor Orban, "những giá trị của tự do (ở Mỹ) ngày nay đồng nghĩa với tham nhũng, tình dục và bạo lực”.
Như vậy, ông Putin có vẻ thành công hơn ông Obama trong việc tạo ra cái gọi là "phản ứng thống nhất". Ông Damon Wilson, phó chủ tịch của Hội đồng Đại Tây Dương, nói: “Một vài chính trị gia ở các nước Trung Âu đang phân vân giữa việc tiếp tục giữ thái độ trung lập – không lên tiếng và không trở thành mục tiêu của ông Putin, hay đứng về phía ông Putin và nhờ đó có được nhiều lợi thế hơn so với các nước đồng minh khác trong thời điểm ngày càng có nhiều khó khăn này. Vấn đề đối với nhiều chính trị gia hiện nay là sẽ chịu đựng như thế nào khi nước Nga trở lại, nhiều thủ đoạn hơn trước… và Mỹ thì chỉ cơ động và sẵn sàng khi có một sự cảnh báo thực sự".
Đáng ngạc nhiên là tình trạng bất ổn của Đông Âu xảy ra chỉ một thập kỉ sau sự mở rộng phạm vi ảnh hưởng rất lớn của NATO năm 2004 và 12 năm sau khi Ba Lan và Cộng hòa Czech hưởng ứng cuộc chiến xâm lược Iraq của Mỹ. Chuyện gì đã xảy ra? Như ông Robert Coalson từ đài Châu Âu Tự do giải thích, một câu trả lời có thể được tìm thấy ở bức thư của những chính trị gia và các nhà trí thức từ đất nước của các chính trị gia này gửi đến cho ông Obama hồi tháng 7/2009, thời điểm ông Obama đang có năm đầu tiên trên cương vị tổng thống, đã cho nối lại quan hệ với chính phủ của tổng thống Nga Putin.
Bức thư viết: “Nhiều quan chức Mỹ đã nghĩ rằng khu vực của chúng ta sẽ có được sự ổn định lâu dài, nhưng quan điểm đó là vội vàng”. 
Bức thư tiếp tục chỉ ra rằng ông Obama đang phạm sai lầm khi đặt những mối quan hệ với Trung và Đông Âu sang một bên. Sự phát triển rất nhanh ở các nước từng thuộc Liên Xô cũ “không cùng chung lý tưởng hay có cùng mối quan hệ với Mỹ lý do bởi thế hệ dẫn dắt tiến trình chuyển đổi dân chủ”. Hơn nữa, Nga không phải là một đối tác thích hợp khi đất nước này “thực chất muốn khôi phục quyền lực như ở thế kỉ 19 bằng phương pháp và chiến lược của thế kỉ 21”.
Ông Obama và các trợ lý đều bác bỏ những cảnh báo này một cách giận dữ, cho rằng những người viết là thư này đang mắc chứng “sợ Nga”. 5 năm sau, ông Obama lại nhắc lại những dự đoán của họ về ông Putin như thể chính ông mới là người nghĩ ra chúng. Nhưng có lẽ đã quá muộn: những người mang tư tưởng “sợ Nga” ở các nước thuộc NATO mở rộng đã bị thay thế bởi những ngươi muốn thỏa mãn ông Putin.
Phong Đức

Bình luận(2)

Minh Hiền

Ban Đọc

Phong Đức tác giả bài viết rất ngắn gọn tỏng hợp tình huống các nước phát triển đầy phân tích hay.

Minh Hiền

echngoidaygieng

hãy viết thư tham mưu cho ông putin chánh thủ một số nước đông âu đang quay lưng lại eu và nato và thích xích lại gần nga thành lập một liên minh hùng mạnh như ngày xưa và khối quân sự kiểu như warszawa....eu và mỹ lai quỳ gối...