Khủng hoảng Ukraine, giới tri thức Đức bày tỏ ủng hộ TT Putin

Google News

(Kiến Thức) - Giới tri thức Đức đã viết thư ngỏ tới Tổng thống Putin nhằm bày tỏ sự ủng hộ với những hành động của Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Ngoài ra, lá thư này - được viết bởi Trung tá Không quân Đức Jochen Scholz còn lên án tư tưởng Russophobia (bài Nga) trên các phương tiện truyền thông đại chúng và các đảng phái chính trị ở Đức. Lá thư nhận được hàng trăm chữ ký ủng hộ của các công dân Đức bao gồm luật sư, nhà báo, bác sĩ, học giả, nhà khoa học, nhà ngoại giao, sử gia.
Cụ thể, thư ngỏ này viết rằng, giới tri thức nước Đức nhận thấy, bài diễn văn của ông Putin đọc hôm ký kết hiệp ước thống nhất với Crimea ngày 18/3 là “phản ứng tích cực tới cảm xúc thật của người Đức”.
Cựu binh Đức Jochen Scholz.
Đồng thời, nó còn thừa nhận, Liên Xô thực sự đóng vai trò quyết định trong việc giải phóng châu Âu khỏi Đức Quốc xã, và đã hỗ trợ tái thống nhất nước Đức.
Tuy nhiên, sau đó Tổng thống Mỹ George Bush (cha) cam kết với Nga rằng, NATO sẽ không mở rộng về hướng tây. Nhưng Mỹ và đồng minh đã vi phạm lời hứa này.
“Việc NATO mở rộng tới các nước cộng hòa từng thuộc Liên Xô, việc lập các căn cứ quân sự ở các quốc gia từng ký hiệp ước Warsaw cùng sự thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu, trong khi Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (ABM) là một sự vi phạm trắng trợn lời cam kết năm xưa”, trích một đoạn trong bức thư ngỏ.
Với những quan điểm đưa ra trong lá thư này, phóng viên RT đã có cuộc trao đổi trực tiếp với cựu binh Jochen Scholz để hiểu rõ hơn về những việc liên quan tới hành động của Nga trong vụ khủng hoảng Ukraine. Theo đó, ông Scholz bày tỏ, lợi ích và tầm nhìn trật tự thế giới của Mỹ, mà ở đó châu Âu được nhìn nhận trong vai trò là chư hầu của Washington, khác so với lợi ích của lục địa già nhất thế giới này.
“Tròng chiến tranh Lạnh, lợi ích của châu Âu và Mỹ gần như tương đồng nhau hoàn toàn. Tuy nhiên, kể từ năm 1990, điều đó đã thay đổi”, cựu binh Đức cho biết.
Ngoài ra, ông Scholz cho hay: “Washington đã lợi dụng sự bất ổn ở quốc gia này như một công cụ để đạt được mục tiêu địa chính trị nhằm tạo lợi thế cân bằng với nước Nga trong khu vực. Trong khi đó, Tổng thống Putin đã đề xuất xây dựng ngôi nhà châu Âu được thống nhất qua khu vực kinh tế chung từ Lisbon tới Vladivostok”.
Thanh Nga

Bình luận(0)