Kịch bản 1: VN-Index duy trì đà tăng và hướng về ngưỡng 1.400 điểm. Dịch bệnh có thể kiểm soát vào giữa tháng 9, khối ngoại quay trở lại mua ròng, tâm lý thị trường lạc quan cùng với kỳ vọng phục hồi sau dịch hỗ trợ thị trường tăng điểm. Dù vậy lưu ý triển vọng KQKD quý 3 kém tích cực cũng sẽ sớm kéo theo sự phân hóa và biến động mạnh ở vùng giá cao.
Kịch bản 2: VN-Index kiểm tra lại 1.300 điểm sau nhịp hồi phục. Diễn biến dịch bệnh phức tạp so với kỳ vọng, khối ngoại duy trì trạng thái rút vốn dòng, cùng triển vọng KQKD quý 3 kém tích sẽ là yếu tố kìm hãm đà hồi phục. VN- Index vận động tích lũy trong vùng 1280 – 1.350.
VNIndex tăng 1.6% trong khi HNXIndex tăng mạnh 8.8% trong tháng 8. P/E giảm nhẹ từ 16.5 xuống 16 lần (-3%) nhờ KQKD quý II công bố tiếp tục cải thiện.
P/E thấp hơn 1 chút so với mức P/E bình quân 5 năm (16.52 lần) và giữ ở mức thấp so với khu vực châu Á. P/E VN-Index dự báo tăng lên mức 17 trong tháng 9 cùng với đà hồi phục của thị trường.
9/11 ngành cấp I tăng điểm trong tháng 8. Mức tăng mạnh ở các nhóm ngành vừa và nhỏ.
Nhóm Ngành Dược và Y tế, Công nghiệp, Nguyên vật liệu có mức tăng lần lượt 21.5%, 12.9% và 10.4%. Ngành Ngân hàng và Dầu khí tiếp tục giảm -3.4% và - 1.8%.
Có 4/11 nhóm ngành có P/E dưới mức bình quân thị trường. Có 3/11 ngành có P/B giảm so với cuối tháng 7.
Với kịch bản VNIndex đạt 1.350 – 1.400 điểm vào cuối tháng 8, dự báo vốn hóa tăng 2 - 3%.
Chiến lược đầu tư
NĐT có thể cân nhắc tăng tỷ trọng các cổ phiếu thuộc nhóm Tiện ích và bán lẻ được hướng ngắn hạn từ các biện pháp giãn cách xã hội. Nhóm cổ phiếu xuất khẩu như Hóa chất, Đá, Gỗ, May mặc, Thủy sản, ... nhờ nhu cầu thế giới hồi phục.
Nắm giữ chờ chốt vị thế tại các nhóm Logistic gồm Cảng biển, vận tải, kho bãi,… hưởng lợi từ chuỗi cung ứng thế giới bị gián đoạn và thiếu hụt. Ngành liên quan đến hàng hóa như Dầu khí, Thép,... vẫn còn tiềm năng nhờ hoạt động đẩy mạnh đầu tư công thế giới.
Cân nhắc nắm giữ lâu dài các nhóm cổ phiếu có tăng trưởng lợi nhuận tốt như Bán lẻ và nhóm cổ phiếu có tiềm năng tiếp tục hồi phục như Công nghệ thông tin – Bưu chính viễn thông.
Khối ngoại trở lại bán ròng trong tháng 8
Khối ngoại bán ròng trở lại sau 1 tháng mua ròng. Hoạt động mua ròng ghi nhận chủ yếu từ quỹ ETF Fubon khi quỹ đổi chiều trạng thái. Khối ngoại bán ròng 7,027 tỷ, trong đó VIC là mã được bán ròng nhiều nhất với giá trị 1,555 tỷ đồng trong khi các cổ phiếu Ngân hàng STB và MBB được mua ròng.
Các Quỹ ETF có sự phân hóa về trạng thái. Hoạt động tăng giảm quy mô giữ ở trạng thái thấp, ngoại trừ Quỹ ETF Fubon đẩy mạnh giao dịch.
NĐT cá nhân trong nước tiếp tục duy trì hoạt động giao dịch tích cực khi thị trường hồi phục từ vùng đáy ngắn hạn. Những nhịp rung lắc do thông tin kiểm soát dịch bệnh đã thu hút dòng tiền tham gia thị trường.
NĐT cá nhân trong nước giao dịch chiếm 86.4% thị trường so với mức bình quân 82.8% trong 1 năm. Giá trị giao dịch bình quân hàng ngày giảm 10% và hợp đồng mở bình quân tăng 6.4% tháng 8. Thị trường hồi phục và biên động biến động hẹp giảm cơ hội giao dịch TTPS.
BSC Đánh giá: Tình trạng lây lan biến chủng Delta hiện tại đang lan rộng ở Châu Á. Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ chứng kiến sự hồi phục kinh tế khá rõ rệt. Điều này cũng dẫn đến việc FED có thể thu hẹp chính sách nới lỏng tiền tệ vào cuối năm và Trung Quốc duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm kích cầu kinh tế.
Các biện pháp tăng cường phòng chống dịch bệnh tiếp tục tác động tới các hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như tình hình lao động. Tuy vậy, lượng ngừng kinh doanh trong dài hạn, lượng giải thể giảm, cho thấy thích nghi dần dịch bệnh kéo dài.