Cụ thể, SCIC sẽ đem ra đấu giá gần 1,3 triệu cổ phần, tương đương 51% vốn điều lệ của Khoáng sản Tuyên Quang với mức giá khởi điểm là 33.000 đồng/cổ phần.
Gần đây nhất trong tháng 8/2019, SCIC cũmg đem ra đấu giá số lượng cổ phiếu như trên với giá khởi điểm lên đến 40.400 đồng/cp và thất bại.
Được biết, Khoáng sản Tuyên Quang tiền thân là công ty Khai thác, chế biến Barite Tuyên Quang được thành lập từ năm 1995. Đến năm 2014, CTCP Khoáng sản Tuyên Quang được cổ phần hóa và được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành CTCP.
Vốn điều lệ ban đầu của Công ty là 25 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực khai thác khoáng chất và khoáng phân bón, kinh doanh thương mại và dịch vụ. Từ đầu năm 2017 đến nay, hoạt động chế khiến khoáng sản của Công ty gặp nhiều khó khăn và phải dừng sản xuất. Để duy trì hoạt động, Công ty chuyển sang kinh doanh thương mại và hiện có 5 siêu thị bán lẻ.
Năm 2018, Công ty lỗ gần 6 tỷ đồng, chủ yếu do năm 2018 hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty đã bị dừng và chỉ tập trung tiêu thụ hàng tồn kho.
Còn trong năm 2019, doanh thu bán hàng của Công ty đạt 73 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2018. Lợi nhuận sau thuế đạt 1 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Công ty đạt 55 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả chiếm 36%.
Tính đến 30/6, ngoài SCIC, cơ cấu cổ đông Khoáng sản Tuyên Quang còn bao gồm 2 cổ đông lớn là Bùi Thị Lượng (31,62%), Phạm Thị Phương Anh (9,14%).