Hiện Việt Nam có bao nhiêu sân bay quốc tế?

Google News

Việt Nam đang có 10 sân bay quốc tế và 12 sân bay nội địa. Trong đó, 5 sân bay quốc tế trọng điểm gồm Nội Bài, Vân Đồn, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất và Phú Quốc.

Cả nước có 10 sân bay quốc tế
Theo thống kê, hiện nay cả nước có tổng cộng 22 sân bay đang hoạt động, trong đó 10 sân bay quốc tế và 12 sân bay nội địa.
Trong số 10 sân bay quốc tế, có 5 sân bay trọng điểm gồm: Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh), sân bay quốc tế Đà Nẵng (Đà Nẵng), sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (HCM) và sân bay quốc tế Phú Quốc (Kiên Giang).
Hien Viet Nam co bao nhieu san bay quoc te?
Sân bay quốc tế Nội Bài. 
Sân bay quốc tế Nội Bài có địa chỉ tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội khoảng 35 km, là sân bay lớn nhất và quan trọng nhất ở miền Bắc Việt Nam. Sân bay gồm 2 nhà ga nội địa (T1) và nhà ga quốc tế (T2). Nhà ga nội địa dành riêng để phục vụ các chuyến bay nội địa, còn nhà ga quốc tế dành riêng cho hành khách bay các chuyến bay quốc tế.
Hàng năm, sân bay quốc tế Nội Bài đón khoảng 16 đến 25 triệu lượt khách. Năm 2019, sân bay đã đạt kỷ lục với công suất hơn 29 triệu lượt khách.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất được đánh giá là sân bay lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích là 850ha. Vị trí tọa lạc của sân bay thuộc đường Trường Sa, phường 2, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Nhà ga sân bay này có công suất dự kiến là 28 triệu hành khách trên một năm. Tuy nhiên vào năm 2019 vừa qua, công suất vượt ngưỡng tối đa lên đến 41 triệu lượt khách.
Hiện tại, sân bay đang vận hành cùng lúc hai nhà ga với 5 hãng hàng không nội địa khai thác và hơn 40 hãng hàng không quốc tế khai thác chuyến bay hai chiều đi và đến Việt Nam.
Hien Viet Nam co bao nhieu san bay quoc te?-Hinh-2
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng. 
Sân bay quốc tế Đà Nẵng được xây dựng tại đường Nguyễn Văn Linh, Hòa Thuận Tây, Hải Châu, Đà Nẵng, là sân bay lớn thứ 3 tại Việt Nam với tổng diện tích 842 ha.
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng hiện đang được khai thác bởi 5 hãng nội địa và 33 hãng bay quốc tế. Từ Đà Nẵng, có tổng cộng 16 đường bay trong nước và 25 đường bay thẳng đi nước ngoài. Tần suất chuyến bay tối đa lên đến 200 chuyến trên một ngày.
Sân bay có 3 nhà ga phục vụ hành khách gồm nhà ga quốc nội (T1), nhà ga quốc tế (T2) và nhà ga VIP. Trong đó, nhà ga quốc nội đón 15 triệu khách/năm, nhà ga quốc tế đón 6 triệu khách/năm, nhà ga VIP chỉ phục vụ nguyên thủ quốc gia.
Sân bay quốc tế Vân Đồn nằm tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, rộng 325 ha được khởi công xây dựng vào năm 2016, đầu tư theo hình thức BOT với tổng số tiền khoảng 7.700 tỷ đồng.
Sân bay được thiết kế hiện đại với 2 tầng. Tầng 1 là khu băng chuyền vận chuyển hành lý với bể cá Koi vô cùng ấn tượng. Tầng 2 là khu vực 31 quầy làm thủ tục, cùng khu vực dịch vụ giải trí, lưu niệm, ăn uống, nghỉ ngơi.
Tính đến nay, sân bay Vân Đồn mở đón các chuyến bay nội địa từ các thành phố lớn Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc và các chuyến bay quốc tế từ Tokyo (Nhật Bản), Thâm Quyến (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc) từ 3 hãng hàng không là BamBoo Airways, Vietjet Air và Vietnam Airlines.
Sân bay quốc tế Phú Quốc nằm ở tổ 2, ấp Dương Tơ, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Nhà ga sân bay có 2 tầng, tổng diện tích là 24.000m2. Trong đó tầng trệt là nhà ga đến hành khách trong nước và quốc tế, tầng 1 là nhà ga đi hành khách trong nước và quốc tế.
Các khu chức năng và các dịch vụ tiện nghi tại sân bay và các dịch vụ tiện ích sân bay được bố trí, cấu trúc hợp lý giúp tạo sự thuận tiện và thoải mái cho hành khách.
Sân bay quốc tế Phú Quốc chính là cửa ngõ thông thương kinh tế quốc tế của Phú Quốc với khu vực biên giới biển đảo phía Nam. Chính vì vậy, sân bay này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giao thương, kết nối đảo Phú Quốc với các khu vực trong đất liền, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng trong khu vực.
Đến nay, cảng hàng không Phú Quốc là nơi hoạt động của 5 hãng nội địa Việt Nam cùng khoảng 20 hãng bay quốc tế từ Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hongkong,…
Trong tương lai gần, Việt Nam có thể đưa thêm một sân bay quốc tế mới vào sử dụng là sân bay Long Thành (Đồng Nai). Sân bay này hiện đang được xây dựng và sẽ gấp rút đưa vào khai thác. Dự kiến công suất hoạt động của sân bay sẽ là 100 triệu hành khách/ năm. Vị trí sân bay Long Thành dựa theo quy hoạch sẽ nằm tại Bình Sơn, Long Thành, Đồng Nai. Cách TP. Hồ Chí Minh 40km và cách thành phố Biên Hòa 30km.
Sau khi hoàn thành, sân bay Long Thành sẽ có tổng cộng 4 đường bằng được thiết kế đạt chuẩn quốc tế đảm bảo phục vụ được các loại máy bay hai tầng khổng lồ. Ngoài ra dự kiến sân bay sẽ có 4 nhà ga rộng lớn, đặc biệt nhà ga hàng hóa có thể đảm bảo công suất lên đến 5 triệu tấn hàng hóa trên một năm.
Hien Viet Nam co bao nhieu san bay quoc te?-Hinh-3
Phối cảnh dự án sân bay Long Thành. 
Đến 2030, cả nước có 30 cảng hàng không
Trước đó, cuối năm 2021, Bộ Giao thông Vận tải đã trình Chính phủ dự thảo quy hoạch mạng cảng hàng không toàn quốc, giai đoạn 2021 - 2030, trong đó có 28 cảng hàng không, gồm 14 cảng quốc tế.
Bộ Giao thông Vận tải cũng đã soát 12 vị trí sân bay địa phương đề xuất để lựa chọn đưa vào dự thảo quy hoạch cảng hàng không toàn quốc. Triển khai Luật Quy hoạch mới, Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.
Vừa qua ngày 7/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã thay mặt Thủ tướng ký quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030 được quy hoạch theo mô hình trục nan với hai đầu mối chính tại thủ đô Hà Nội và TP.HCM.
Đến năm 2030, cả nước giữ 14 sân bay quốc tế gồm: Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc. Cùng với đó là 16 sân bay quốc nội gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Mê Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Thành Sơn và Biên Hòa.
Trong đó, sân bay Thành Sơn và Biên Hòa được quy hoạch để khai thác lưỡng dụng cả quân sự, dân sự. Vì vậy, cả nước sẽ có 16 sân bay quốc nội thay vì 14 như đề xuất trước đó của Bộ Giao thông Vận tải.
Hien Viet Nam co bao nhieu san bay quoc te?-Hinh-4
 Đến 2030, cả nước có 30 cảng hàng không. (Ảnh minh họa).
Đến năm 2050, Việt Nam sẽ có 33 cảng hàng không. Danh sách 14 cảng hàng không quốc tế không có Cát Bi mà thay vào đó là Cảng HKQT Hải Phòng.
Danh sách cảng hàng không quốc nội bổ sung thêm 3 cảng mới gồm Cát Bi, Cao Bằng và cảng hàng không thứ 2 Vùng Thủ đô.
Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 420.000 tỷ đồng, được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.

10 sân bay quốc tế Việt Nam hiện nay gồm: Nội Bài (Hà Nội), Vân Đồn (Quảng Ninh), Cát Bi (Hải Phòng), Vinh (Nghệ An), Phú Bài (Huế), Đà Nẵng, Cam Ranh (Khánh Hoà), Tân Sơn Nhất (TP.HCM), Phú Quốc (Kiên Giang), Cần Thơ.


Khánh Hoài

>> xem thêm

Bình luận(0)