Đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) được xem là một trong những phố thời trang hút khách ở Hà Nội do nằm gần nhiều khu dân cư đông đúc, trường đại học. Tuy nhiên tình cảnh kinh doanh ở đây thời gian qua không được suôn sẻ như mong muốn của các chủ tiệm.Tình trạng vắng khách trở thành vấn đề chung của các cửa hàng thời trang mặt phố kể từ khi giao dịch thương mại điện tử phát triển. Giá thuê mặt bằng cao trở thành gánh nặng đối với nhiều shop.Nhân viên tại một tiệm thời trang trên đường Nguyễn Trãi cho biết: "Không hiểu sao thời gian gần đây lượng khách giảm mạnh, thậm chí có ngày chỉ khoảng 2-3 người ghé vào". Những ngày này cô phải kéo móc treo đồ ra tận cửa và gắn biển giảm giá sâu và đồng giá 100k nhưng không ăn thua.Biển xả hàng, thanh lý sang nhượng kèm cả đại hạ giá treo nhan nhản dọc hai bên đường.16h tại một cửa hàng trên đường Nguyễn Trãi, nhiều sản phẩm đồng giá 25K, giảm giá đến 60% nhưng vẫn vắng bóng khách. Quản lý tiệm cho biết thời gian gần đây, khách không mấy mặn mà với chương trình ưu đãi hấp dẫn. Cửa hàng vẫn duy trì cho 2 nhân viên làm việc/ca, nhưng phần lớn thời gian là ngồi không.Rất nhiều cửa hàng đóng cửa không hoạt động, bên ngoài có dán biển rao vặt cho thuê mặt bằng.Những thương hiệu thời trang nổi tiếng, được ưa chuộng, thời điểm này cũng vắng khách.Phố Đặng Văn Ngữ, Hồ Đắc Di cũng được giới trẻ gọi tên là "con đường thời trang" khi những cửa hàng quần áo, giày dép nằm san sát cạnh nhau. Chiều 6/6, những dãy phố này trong tình trạng yên ắng. Xe để trên vỉa hè chủ yếu là của nhân viên.Nơi đây gần các khu tập thể Trung Tự, Kim Liên, Nam Đồng... dân cư rất đông đúc nhưng cảnh vắng khách diễn ra thường xuyên. Tại các cửa hàng, nhân viên ngủ hoặc ngồi dùng điện thoại từ đầu đến cuối giờ làm.Chị Như Lộc (chủ một cửa hàng thời trang nam trên phố Hồ Đắc Di) cho biết, sau dịch Covid-19, doanh thu của cửa hàng rơi vào tình cảnh lao đao. Nhờ việc livestream bán hàng trên các sàn thương mại nên cũng cân bằng lại được. Tuy nhiên từ đầu năm nay, tình trạng ế khách diễn ra tại cả cửa hàng và trên các sàn điện tử. "Tôi phải chi trả 30 triệu đồng/tháng cho tiền thuê mặt bằng, chưa kể vốn nhập hàng, thuê sinh viên, chi phí điện nước. Doanh thu cửa hàng hiện nay phụ thuộc nhiều vào các nền tảng online. Tình hình này nếu kéo dài thêm vài tháng nữa tôi sẽ phải chuyển cửa hàng qua địa điểm giá rẻ hơn chứ như thế này không trụ nổi", chị Lộc nói.Phố thời trang Chùa Bộc cũng không còn cảnh chen chúc mua sắm như trước đây dù vào dịp cuối tuần hay bất cứ giờ nào trong ngày.Một số nhân viên cho biết, dịch vụ mua sắm trên các sàn thương mại điện tử phát triển là lý do khiến lượng khách tới tận nơi chọn mua quần áo giảm đi khá đáng kể. Nếu có chủ yếu là khách vãng lai.Các chủ hàng và người làm chia sẻ, việc vắng khách khiến hầu hết cơ sở kinh doanh thời trang lâm vào cảnh khó, dù có kết hợp buôn bán online thêm hay không. Đó là lý do mỗi khi đi qua phố nhìn vào các cửa hàng quen, thỉnh thoảng mọi người lại thấy đã là một thương hiệu khác.
Đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) được xem là một trong những phố thời trang hút khách ở Hà Nội do nằm gần nhiều khu dân cư đông đúc, trường đại học. Tuy nhiên tình cảnh kinh doanh ở đây thời gian qua không được suôn sẻ như mong muốn của các chủ tiệm.
Tình trạng vắng khách trở thành vấn đề chung của các cửa hàng thời trang mặt phố kể từ khi giao dịch thương mại điện tử phát triển. Giá thuê mặt bằng cao trở thành gánh nặng đối với nhiều shop.
Nhân viên tại một tiệm thời trang trên đường Nguyễn Trãi cho biết: "Không hiểu sao thời gian gần đây lượng khách giảm mạnh, thậm chí có ngày chỉ khoảng 2-3 người ghé vào". Những ngày này cô phải kéo móc treo đồ ra tận cửa và gắn biển giảm giá sâu và đồng giá 100k nhưng không ăn thua.
Biển xả hàng, thanh lý sang nhượng kèm cả đại hạ giá treo nhan nhản dọc hai bên đường.
16h tại một cửa hàng trên đường Nguyễn Trãi, nhiều sản phẩm đồng giá 25K, giảm giá đến 60% nhưng vẫn vắng bóng khách. Quản lý tiệm cho biết thời gian gần đây, khách không mấy mặn mà với chương trình ưu đãi hấp dẫn. Cửa hàng vẫn duy trì cho 2 nhân viên làm việc/ca, nhưng phần lớn thời gian là ngồi không.
Rất nhiều cửa hàng đóng cửa không hoạt động, bên ngoài có dán biển rao vặt cho thuê mặt bằng.
Những thương hiệu thời trang nổi tiếng, được ưa chuộng, thời điểm này cũng vắng khách.
Phố Đặng Văn Ngữ, Hồ Đắc Di cũng được giới trẻ gọi tên là "con đường thời trang" khi những cửa hàng quần áo, giày dép nằm san sát cạnh nhau. Chiều 6/6, những dãy phố này trong tình trạng yên ắng. Xe để trên vỉa hè chủ yếu là của nhân viên.
Nơi đây gần các khu tập thể Trung Tự, Kim Liên, Nam Đồng... dân cư rất đông đúc nhưng cảnh vắng khách diễn ra thường xuyên. Tại các cửa hàng, nhân viên ngủ hoặc ngồi dùng điện thoại từ đầu đến cuối giờ làm.
Chị Như Lộc (chủ một cửa hàng thời trang nam trên phố Hồ Đắc Di) cho biết, sau dịch Covid-19, doanh thu của cửa hàng rơi vào tình cảnh lao đao. Nhờ việc livestream bán hàng trên các sàn thương mại nên cũng cân bằng lại được. Tuy nhiên từ đầu năm nay, tình trạng ế khách diễn ra tại cả cửa hàng và trên các sàn điện tử. "Tôi phải chi trả 30 triệu đồng/tháng cho tiền thuê mặt bằng, chưa kể vốn nhập hàng, thuê sinh viên, chi phí điện nước. Doanh thu cửa hàng hiện nay phụ thuộc nhiều vào các nền tảng online. Tình hình này nếu kéo dài thêm vài tháng nữa tôi sẽ phải chuyển cửa hàng qua địa điểm giá rẻ hơn chứ như thế này không trụ nổi", chị Lộc nói.
Phố thời trang Chùa Bộc cũng không còn cảnh chen chúc mua sắm như trước đây dù vào dịp cuối tuần hay bất cứ giờ nào trong ngày.
Một số nhân viên cho biết, dịch vụ mua sắm trên các sàn thương mại điện tử phát triển là lý do khiến lượng khách tới tận nơi chọn mua quần áo giảm đi khá đáng kể. Nếu có chủ yếu là khách vãng lai.
Các chủ hàng và người làm chia sẻ, việc vắng khách khiến hầu hết cơ sở kinh doanh thời trang lâm vào cảnh khó, dù có kết hợp buôn bán online thêm hay không. Đó là lý do mỗi khi đi qua phố nhìn vào các cửa hàng quen, thỉnh thoảng mọi người lại thấy đã là một thương hiệu khác.