Những thói quen gây hại cho thận nhiều người vẫn mắc

Google News

Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể, có chức năng lọc máu, đào thải các chất cặn bã và độc hại ra khỏi cơ thể.  Trong cuộc sống hàng ngày, nếu chúng ta không chú ý sẽ có thể bất cẩn có thói quen gây hại cho thận.

Dưới đây những thói quen gây hại cho thận mà bạn nhất định phải tránh:
Nhịn tiểu
Nhiều người không muốn cứ phải chạy ra chạy vào nhà vệ sinh nên không đi tiểu ngay khi thấy buồn, mà đợi đến khi “không nhịn nổi nữa” thì mới đi giải quyết. Hay như có nhiều người vì bận rộn công việc hoặc vì một lý do nào đó nên cứ cố gắng nhịn thật lâu rồi mới đi tiểu. Điều này vô cùng nguy hiểm cho cơ thể.
Việc nhịn tiểu sẽ dẫn đến nước tiểu tích tụ ở bàng quang ngày càng nhiều, vi khuẩn và các chất độc hại không thể kịp thời đào thải ra ngoài, dễ gây bệnh về đường tiết niệu, như viêm đường tiết niệu; khi nhiễm trùng đường tiết niệu nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến thận, dẫn đến viêm thận, sỏi thận.
Ngồi lâu kéo dài
Nhung thoi quen gay hai cho than nhieu nguoi van mac
Ngồi lâu, quá mệt mỏi sẽ ảnh hưởng tới chức năng của thận - Ảnh: Internet 
Hoạt động thể chất thường xuyên liên quan giúp cải thiện huyết áp và duy trì chuyển hóa glucose bình thường. Đây là hai yếu tố quan trọng trong việc duy trì chức năng thận tốt. Ngồi trong thời gian dài mà không di chuyển có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận lên 30%.
Nếu bạn ngồi hơn 8 giờ mỗi ngày tại nơi làm việc, hãy cố gắng hình thành một lối sống năng động tại nhà - tập thể dục ít nhất 2-3 lần một tuần và hãy đi bộ xung quanh khu phố khi có điều kiện.
Lạm dụng thuốc giảm đau
Mặc dù các thuốc chống viêm như aspirin hoặc ibuprofen khá an toàn khi dùng đúng liều lượng, việc sử dụng quá mức thường xuyên có thể dẫn đến tổn thương thận và thậm chí suy toàn bộ thận.
Điều này có thể xảy ra do thuốc giảm đau làm giảm lưu lượng máu đến thận và làm cho chức năng của chúng trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là khi bạn đã bị bệnh thận.
Vì vậy, ngay cả khi bạn đang cảm thấy rất đau, đừng quên rằng thuốc giảm đau chỉ nên dùng trong một thời gian ngắn và ở liều thấp nhất có thể.
Không uống đủ nước
Uống đủ nước giúp thận tạo ra nước tiểu để loại bỏ natri và độc tố ra khỏi cơ thể. Nếu bạn không uống đủ nước một cách thường xuyên, nó có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả hình thành những viên sỏi thận gây đau đớn.
Đối với hầu hết mọi người, 1,5-2 lít nước mỗi ngày là đủ để giữ cho thận khỏe mạnh. Và đừng quên rằng bạn cần phải uống nước tinh khiết, và không thể thay thế bằng những loại nước khác.
Làm thế nào bạn có thể biết rằng bạn đang uống đủ nước? Là khi nước tiểu của bạn có màu vàng nhạt, nếu có màu tối hơn có thể là dấu hiệu của tổn thương thận.
Thiếu ngủ
Một giấc ngủ ngon mỗi đêm là vô cùng quan trọng không chỉ cho sức khỏe tổng thể, mà còn cho sức khỏe thận của bạn.
Chu kỳ giấc ngủ/thức tỉnh của bạn có vai trò điều hòa và điều phối chức năng thận của bạn, các mô của cơ quan này chỉ được làm mới khi bạn đang ngủ. Vì vậy, nếu bạn không ngủ đủ giấc, bạn sẽ làm gián đoạn quá trình này và tăng nguy cơ tổn thương thận.
Ngủ không đúng cách cũng có thể gây xơ vữa động mạch, hoặc xơ cứng và tắc nghẽn động mạch. Tình trạng này có thể dẫn đến huyết áp cao có thể làm quá tải thận và gây suy thận theo thời gian.
Ăn quá nhiều muối
Hấp thụ quá nhiều muối cũng sẽ gây nặng nề cho thận. Có nghiên cứu cho thấy, trong cơ thể có 95% lượng muối đều đi qua thận để thực hiện trao đổi chất.
Nếu hằng ngày ăn quá nhiều muối sẽ dẫn đến việc thận phải làm việc quá mức, gây suy giảm chức năng thận ở một mức độ nhất định.
Vì vậy trong việc ăn uống hàng ngày nên chú ý hạn chế hấp thụ quá nhiều muối, bên cạnh đó còn phải biết rằng trong thức ăn đóng gói cũng chứa nhiều “natri”, vô hình chung sẽ gây nặng nề cho thận.
Quá mệt mỏi
Có những nghiên cứu cho thấy rằng khi cơ thể ở trong trạng thái mệt mỏi quá độ, căng thẳng tinh thần sẽ dẫn đến việc suy giảm khả năng miễn dịch, các cơ quan trong cơ thể vận động chậm đi, gây bệnh về thận.
Theo Quỳnh Anh/ Một thế giới

>> xem thêm

Bình luận(0)