Trắng đêm “săn” ảnh cò nhạn quý hiếm ở VQG Lò Gò – Xa Mát

Google News

Sau nhiều năm vắng bóng, đàn cò nhạn quý hiếm trở lại Tây Ninh, dừng chân cư ngụ và kiếm ăn, tạo nên khung cảnh đẹp tuyệt vời làm nao lòng du khách.

Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát là vườn di sản ASEAN của Việt Nam, tọa lạc tại huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, là nơi sở hữu hệ sinh thái đa dạng, độc đáo với rất nhiều loại động thực vật quý hiếm. Trước đây cứ vào mỗi độ đầu hè, đàn cò nhạn quý hiếm lại di cư về đây. Sau một thời gian không thấy, đàn chim nay đã trở lại với số lượng đông kỷ lục, là tín hiệu đáng mừng khi môi trường đã được cải thiện tốt hơn.

Trang dem “san” anh co nhan quy hiem o VQG Lo Go – Xa Mat

Một bầy cò nhạn trên đỉnh cây cao.

Chúng tôi đã có mặt tại Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, ăn dằm nằm dề suốt nhiều hôm chỉ để “săn” được những bức ảnh chất lượng về loài chim quý hiếm này. Được biết, cò nhạn (hay cò ốc) có tên khoa học là Anastomus oscitans là loài chim thuộc họ Hạc, có tên trong Sách đỏ Việt Nam, ở mức nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.

Trang dem “san” anh co nhan quy hiem o VQG Lo Go – Xa Mat-Hinh-2

Trang dem “san” anh co nhan quy hiem o VQG Lo Go – Xa Mat-Hinh-3

Cận cảnh loài hạc quý hiếm tại Tây Ninh.

Theo chia sẻ từ ông Châu Văn Văn, Giám đốc Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát, hơn 1.000 cá thể cò ốc di cư về đây từ ngày 28/5 vừa qua, thông thường chúng sẽ ở lại không quá 1 tháng rồi tiếp tục di chuyển. Loài này có đặc điểm sống định cư nhưng do vùng sinh sống và nơi tìm kiếm thức ăn bị thu hẹp nên chúng phải di cư tới vùng đất khác để tìm kiếm thức ăn.

Vì dễ tổn thương như vậy, Ban quản lý Vườn quốc gia phải bảo vệ nghiêm ngặt môi trường sống của chúng, tạo điều kiện tốt nhất cho đàn chim sinh sống, kiếm ăn trong thời gian ghé lại vườn. Du khách khi đến thăm vườn, muốn tận mắt ngắm chim phải di chuyển theo từng nhóm nhỏ, không gây tiếng ồn, đứng từ xa mà quan sát.

Trang dem “san” anh co nhan quy hiem o VQG Lo Go – Xa Mat-Hinh-4

Đàn cò “chiếm” những ngọn cây cao tại trảng Tà Nốt, một khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt tại vườn.

Trang dem “san” anh co nhan quy hiem o VQG Lo Go – Xa Mat-Hinh-5

Trang dem “san” anh co nhan quy hiem o VQG Lo Go – Xa Mat-Hinh-6

Những cánh cò bay lượn tự do trên bầu trời xanh thẳm.

Cò nhạn trưởng thành có sải cánh dài từ 0,6m đến 1m, trọng lượng trung bình từ 1 kg đến 1,5 kg/con.Chúng sinh sống chủ yếu ở các vùng đất ngập nước ngọt như ao, hồ, kênh, mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa,... thức ăn là các loại ốc, động vật thủy sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn.

Trang dem “san” anh co nhan quy hiem o VQG Lo Go – Xa Mat-Hinh-7

Hình ảnh đôi cò trước ánh trăng rằm dịu mát giữa đêm khuya.

Đi cùng phóng viên Hải An trong chuyến đi có chị Tuyết Mai, cán bộ kiểm lâm của vườn. Chị kể, đàn cò này buổi sáng bay sang Campuchia kiếm ăn, chiều lại về Việt Nam để ngủ nghỉ. Nơi đàn chim đang cư ngụ cũng là nơi ưa thích từ xưa đến nay của chúng, thuộc khu vực trảng Tà Nốt, có diện tích gần 100ha, nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thuộc Tiểu khu 17, có nhiều nét tương đồng với vùng đất ngập nước của Đồng Tháp Mười, chứa đựng những giá trị lớn về đa dạng sinh học.

Trang dem “san” anh co nhan quy hiem o VQG Lo Go – Xa Mat-Hinh-8

Trang dem “san” anh co nhan quy hiem o VQG Lo Go – Xa Mat-Hinh-9

Môi trường tại vườn đang phục hồi tốt, tạo điều kiện sống lý tưởng cho đàn cò ghé thăm.

Ông Trương Văn Hùng - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh, cho biết bầy chim trở lại sau thời gian dài là tín hiệu đáng mừng, cho thấy môi trường đã phục hồi tốt hơn, cũng như giúp tỉnh quảng bá du lịch tốt hơn, tạo điểm đến lý tưởng cho những người yêu thiên nhiên, động thực vật.

Trang dem “san” anh co nhan quy hiem o VQG Lo Go – Xa Mat-Hinh-10

Trang dem “san” anh co nhan quy hiem o VQG Lo Go – Xa Mat-Hinh-11

Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát là một trong những vườn ASEAN tại Việt Nam, nơi lưu giữ rất tốt đa dạng sinh học trong khu vực.

Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát với tổng diện tích vùng đệm hơn 18.600 ha, trải dài trên địa bàn 4 xã Tân Lập, Tân Bình, Hòa Hiệp, Thạnh Tây thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rộng hơn 8.198 ha, hơn 10,8 ha là phân khu phục hồi sinh thái và 129 ha thuộc khu hành chính dịch vụ.

Tính đến nay, vườn đã xác định được hơn 700 loài thực vật, 42 loài thú, 203 loài chim 58 loài bò sát mà trong đó nhiều loài thú có tên trong Sách Đỏ Thế giới như voọc chà vá chân đen, voọc bạc, khỉ đuôi dài, khỉ đuôi lợn, cu li nhỏ. Các loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như dơi chó tai ngắn, mễn, mèo rừng, chồn bạc má, sóc đen, cheo, nhím bờm, sóc bay trâu,...

Theo Ngô Trần Hải An/tcdulichtphcm

>> xem thêm

Bình luận(0)