Nhiều ngày gần đây, trên địa bàn thôn Phú Ngạn, xã Cam Thanh, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị xuất hiện hàng ngàn con cò tập trung thành đàn kiếm ăn tại những cánh đồng lúa rộng lớn. Ảnh: laodong Loài cò quý hiếm di cư đến tỉnh Quảng Trị từ những ngày đầu năm 2019, sau đó sinh sống phân tán ở huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Gio Linh cho đến hiện nay. Ảnh: tienphongLoài cò nhạn có tên khoa học là Anastomus oscitans, là một loài chim thuộc họ Hạc. Nó còn có tên gọi khác là cò ốc, thường sinh sống ở những vùng rừng ngập mặn. Ảnh: birdwatchingvietnamĐây là loài cò thuộc nhóm R+, cực kỳ quý hiếm, có trong sách đỏ Việt Nam. Ảnh: dulichlungngochoangCò nhạn chủ yếu có màu trắng, cánh mang màu đen bóng, đuôi ánh lục hay tía, chân hồng, vàng nhạt hay nâu nhạt, mỗi con trưởng thành có khối lượng khoảng từ 1kg đến 1,2kg, cao trung bình 40cm. Ảnh: VNExpressLoài cò này ăn các loại ốc, đặc biệt là ốc bươu vàng chuyên phá hoại mùa màng, một số loại côn trùng lớn và động vật thủy sinh như ếch, nhái, cua,… Ảnh: birdwatchingvietnamCò nhạn có đặc điểm sống định cư, nhưng do vùng sinh sống và nơi tìm kiếm thức ăn thu hẹp nên chúng phải di cư tới vùng khác. Có đặc tính sinh sản thành bầy nhưng chúng cũng có thể bỏ qua việc sinh sản trong những năm hạn hán. Ảnh: dantriTrên thế giới, người ta tìm thấy loài cò quý hiếm này xuất hiện ở các nước Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Sri Lanka, Burma và Thái Lan. Tại Việt Nam, chúng xuất hiện không nhiều, chủ yếu ở miền Tây Nam bộ và Tây Ninh. Ảnh: laodongNhững ngày đầu năm nay, đàn cò tập trung kiếm ăn và lưu trú tại Quảng Trị, tạo nên khung cảnh đẹp thanh bình hiếm thấy. Chúng sà xuống ruộng lúa tìm kiếm thức ăn vào buổi sàng, đến trưa thì bay vào nghỉ ở rừng tràm, tối trở lại ngủ ở rừng cao su huyện Gio Linh cách đó 10km. Ảnh: laodongTrước việc cò nhạn xuất hiện trở lại ở Quảng Trị, Đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị cho biết, đã có nhiều văn bản gửi cho các đơn vị liên quan về việc tuyên truyền bảo vệ loài chim quý hiếm này. Cơ quan chức năng tại Quảng Trị đã tổ chức tuyên truyền, đề nghị người dân bảo vệ; cấm săn bắt, xua đuổi. Ảnh: dantri
Nhiều ngày gần đây, trên địa bàn thôn Phú Ngạn, xã Cam Thanh, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị xuất hiện hàng ngàn con cò tập trung thành đàn kiếm ăn tại những cánh đồng lúa rộng lớn. Ảnh: laodong
Loài cò quý hiếm di cư đến tỉnh Quảng Trị từ những ngày đầu năm 2019, sau đó sinh sống phân tán ở huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Gio Linh cho đến hiện nay. Ảnh: tienphong
Loài cò nhạn có tên khoa học là Anastomus oscitans, là một loài chim thuộc họ Hạc. Nó còn có tên gọi khác là cò ốc, thường sinh sống ở những vùng rừng ngập mặn. Ảnh: birdwatchingvietnam
Đây là loài cò thuộc nhóm R+, cực kỳ quý hiếm, có trong sách đỏ Việt Nam. Ảnh: dulichlungngochoang
Cò nhạn chủ yếu có màu trắng, cánh mang màu đen bóng, đuôi ánh lục hay tía, chân hồng, vàng nhạt hay nâu nhạt, mỗi con trưởng thành có khối lượng khoảng từ 1kg đến 1,2kg, cao trung bình 40cm. Ảnh: VNExpress
Loài cò này ăn các loại ốc, đặc biệt là ốc bươu vàng chuyên phá hoại mùa màng, một số loại côn trùng lớn và động vật thủy sinh như ếch, nhái, cua,… Ảnh: birdwatchingvietnam
Cò nhạn có đặc điểm sống định cư, nhưng do vùng sinh sống và nơi tìm kiếm thức ăn thu hẹp nên chúng phải di cư tới vùng khác. Có đặc tính sinh sản thành bầy nhưng chúng cũng có thể bỏ qua việc sinh sản trong những năm hạn hán. Ảnh: dantri
Trên thế giới, người ta tìm thấy loài cò quý hiếm này xuất hiện ở các nước Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Sri Lanka, Burma và Thái Lan. Tại Việt Nam, chúng xuất hiện không nhiều, chủ yếu ở miền Tây Nam bộ và Tây Ninh. Ảnh: laodong
Những ngày đầu năm nay, đàn cò tập trung kiếm ăn và lưu trú tại Quảng Trị, tạo nên khung cảnh đẹp thanh bình hiếm thấy. Chúng sà xuống ruộng lúa tìm kiếm thức ăn vào buổi sàng, đến trưa thì bay vào nghỉ ở rừng tràm, tối trở lại ngủ ở rừng cao su huyện Gio Linh cách đó 10km. Ảnh: laodong
Trước việc cò nhạn xuất hiện trở lại ở Quảng Trị, Đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị cho biết, đã có nhiều văn bản gửi cho các đơn vị liên quan về việc tuyên truyền bảo vệ loài chim quý hiếm này. Cơ quan chức năng tại Quảng Trị đã tổ chức tuyên truyền, đề nghị người dân bảo vệ; cấm săn bắt, xua đuổi. Ảnh: dantri