Theo ghi nhận, niều ngày qua, trên cánh đồng tại địa bàn các xã Thanh Luông, Thanh Hưng (huyện Điện Biên), có đàn cò nhạn gồm hàng nghìn con bay rợp trời, rồi sà xuống các thửa ruộng vừa cày ải, đổ nước để kiếm ăn. Ảnh: Nhân DânTheo đánh giá của ngành kiểm lâm tỉnh Điện Biên, việc xuất hiện trở lại loài cò nhạn nằm trong sách Đỏ Việt Nam này chứng tỏ địa bàn có sinh cảnh đa dạng, điều kiện tự nhiên phù hợp đặc tính của loài chim quý này. Được biết, đây không phải là lần đầu tiên cò nhạn xuất hiện trên địa bàn. Những năm trước, cò nhạn đã từng xuất hiện tại khu vực lòng chảo Mường Thanh và nhiều xã vùng ngoài của huyện Điện Biên, tuy nhiên, năm nay cò nhạn xuất hiện muộn hơn và có khả năng nhiều hơn những năm trước. Ảnh: Nhân DânCò nhạn (còn gọi là cò ốc), có tên khoa họa là Anastomus Oscitans, thuộc họ diệc, bộ hạc, ở bậc R (cực kỳ quý hiếm) trong sách đỏ Việt Nam. Ảnh: TTXVNCò nhạn thường sinh sống ở những vùng rừng ngập mặn. Đây là loài vật sống định cư, có trọng lượng từ 1kg - 1,2kg.Cò nhạn chủ yếu có màu trắng, đôi cánh màu đen bóng, đuôi có ánh lục hay tía, mỏ xám sừng hơi lục, chân hồng, vàng nhạt hay nâu nhạt.Trên thế giới, cò nhạn phân bố ở các nước trên khu vực Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Sri Lanka, Burma và Thái Lan.Tại Việt Nam, cò nhạn chỉ xuất hiện ở một vài nơi như miền Tây Nam bộ và Tây Ninh. Cò nhạn thường gặp ở Cà Mau (Cái Nước, Đầm Dơi và rừng tràm U Minh). Tại miền Bắc, cò Nhạn xuất hiện tại vùng cửa biển Hải Phòng, khu vực Tràng Cát, Tân Vũ (khu vực rừng sú vẹt - 2/5/2019 phát hiện đàn khoảng 30-40 cá thể) Cò nhạn sống ở các sinh cảnh khác nhau của các vùng đất ngập nước ngọt như là hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa...Cò nhạn có đặc điểm sống định cư, nhưng do vùng sinh sống và nơi tìm kiếm thức ăn thu hẹp nên chúng phải di cư tới vùng khác. Thức ăn chủ yếu của cò nhạn là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn.Cò nhạn sinh sản thành bầy nhưng chúng cũng có thể bỏ qua việc sinh sản trong những năm hạn hán.Mùa sinh sản là sau những cơn mưa, từ tháng 7 đến tháng 9 ở miền bắc Ấn Độ và tháng 11 đến tháng 3 ở miền nam Ấn Độ và Sri Lanka. Hiện các cơ quan chức năn đang tìm cách bảo tồn loài chim quý này. Mời quý vị xem video: 10 loài chim kỳ quái không thuộc về Trái đất
Theo ghi nhận, niều ngày qua, trên cánh đồng tại địa bàn các xã Thanh Luông, Thanh Hưng (huyện Điện Biên), có đàn cò nhạn gồm hàng nghìn con bay rợp trời, rồi sà xuống các thửa ruộng vừa cày ải, đổ nước để kiếm ăn. Ảnh: Nhân Dân
Theo đánh giá của ngành kiểm lâm tỉnh Điện Biên, việc xuất hiện trở lại loài cò nhạn nằm trong sách Đỏ Việt Nam này chứng tỏ địa bàn có sinh cảnh đa dạng, điều kiện tự nhiên phù hợp đặc tính của loài chim quý này. Được biết, đây không phải là lần đầu tiên cò nhạn xuất hiện trên địa bàn. Những năm trước, cò nhạn đã từng xuất hiện tại khu vực lòng chảo Mường Thanh và nhiều xã vùng ngoài của huyện Điện Biên, tuy nhiên, năm nay cò nhạn xuất hiện muộn hơn và có khả năng nhiều hơn những năm trước. Ảnh: Nhân Dân
Cò nhạn (còn gọi là cò ốc), có tên khoa họa là Anastomus Oscitans, thuộc họ diệc, bộ hạc, ở bậc R (cực kỳ quý hiếm) trong sách đỏ Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Cò nhạn thường sinh sống ở những vùng rừng ngập mặn. Đây là loài vật sống định cư, có trọng lượng từ 1kg - 1,2kg.
Cò nhạn chủ yếu có màu trắng, đôi cánh màu đen bóng, đuôi có ánh lục hay tía, mỏ xám sừng hơi lục, chân hồng, vàng nhạt hay nâu nhạt.
Trên thế giới, cò nhạn phân bố ở các nước trên khu vực Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Sri Lanka, Burma và Thái Lan.
Tại Việt Nam, cò nhạn chỉ xuất hiện ở một vài nơi như miền Tây Nam bộ và Tây Ninh. Cò nhạn thường gặp ở Cà Mau (Cái Nước, Đầm Dơi và rừng tràm U Minh). Tại miền Bắc, cò Nhạn xuất hiện tại vùng cửa biển Hải Phòng, khu vực Tràng Cát, Tân Vũ (khu vực rừng sú vẹt - 2/5/2019 phát hiện đàn khoảng 30-40 cá thể) Cò nhạn sống ở các sinh cảnh khác nhau của các vùng đất ngập nước ngọt như là hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa...
Cò nhạn có đặc điểm sống định cư, nhưng do vùng sinh sống và nơi tìm kiếm thức ăn thu hẹp nên chúng phải di cư tới vùng khác. Thức ăn chủ yếu của cò nhạn là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn.
Cò nhạn sinh sản thành bầy nhưng chúng cũng có thể bỏ qua việc sinh sản trong những năm hạn hán.
Mùa sinh sản là sau những cơn mưa, từ tháng 7 đến tháng 9 ở miền bắc Ấn Độ và tháng 11 đến tháng 3 ở miền nam Ấn Độ và Sri Lanka. Hiện các cơ quan chức năn đang tìm cách bảo tồn loài chim quý này.
Mời quý vị xem video: 10 loài chim kỳ quái không thuộc về Trái đất