Mới đây, NASA cùng với đại diện từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu và Cơ quan Vũ trụ Canada công bố 5 bức ảnh đầu tiên chụp những vật thể thú vị nằm gần Trái Đất do kính viễn vọng không gian James Webb chụp được.Những bức ảnh này đã thể hiện khả năng vượt trội của siêu kính viễn vọng này. "James Webb có thể nhìn xuyên qua những đám mây bụi và theo dõi ánh sáng từ các ngóc ngách xa xôi trong vũ trụ", giám đốc NASA Bill Nelson cho biết.5 vật thể bao gồm ngôi sao phát nổ với ánh sáng màu cam và xanh dương, cụm thiên hà xoay quanh nhau trong vũ điệu tử thần, ngoại hành tinh có hơi nước bao phủ, ánh sáng lâu đời nhất trong vũ trụ phát ra cách đây 13 tỷ năm."Bộ tứ Stephan" - chùm thiên hà trong chòm sao Pegasus, được tìm thấy từ năm 1877 lần đầu tiên được chụp ảnh rõ ràng. 4 trong số 5 thiên hà tạo thành 1 liên kết vật lý đặc biệt gọi là Nhóm Hickson Compact 92 (HCG 92).4 thiên hà trong cụm liên tục lao qua thiên hà còn lại trong vũ điệu suýt va chạm. Hình ảnh mới hé lộ hai thiên hà thực chất đang trong quá trình sáp nhập vào nhau. Bụi và khí nóng lên giữa các thiên hà sắp va chạm, kết quả tạo ra những ngôi sao mới.Bức ảnh thứ 2 thuộc về tinh vân Southern Ring, đám mây bụi và khí hình số 8 bị đẩy ra từ ngôi sao khổng lồ đang chết dần cách Trái Đất 2.500 năm ánh sáng.Hình ảnh tiếp theo thuộc về tinh vân Carina là một vườn ươm sao khổng lồ của vũ trụ, được phát hiện từ năm 1750, nhưng nhờ James Webb mới hiện ra rõ ràng trong mắt nhân loại, trông như một cảnh núi non và thung lũng hùng vĩ.Cuối cùng là quang phổ của hành tinh khổng lồ WASP-96P bị hơi nước bao phủ. WASP-96b cách Trái Đất 1.150 năm ánh sáng. Hành tinh khí này có khối lượng bằng 1/2 sao Mộc nhưng quay quanh quỹ đạo gần sao chủ đến mức một năm trên đó chỉ tương ứng với 3,4 ngày Trái Đất.Hành tinh này quay quanh một ngôi sao mẹ giống Mặt Trời nhưng đã 8 tỉ tuổi. Tầm nhìn siêu việt của James Webb đã giúp nắm bắt được quang phổ hành tinh, cho thấy dấu hiệu rõ ràng của nước và mây mù mà các quan sát trước đó đã cho là không tồn tại.Trước đó, ngày 11/7, tổng thống Mỹ Joe Biden chia sẻ bức ảnh đầu tiên của JWST là cụm thiên hà mang tên SMACS 0723 do kính viễn vọng không gian James Webb chụp. "Đó là ánh sáng được ghi lại lâu đời nhất trong lịch sử vũ trụ từ hơn 13 tỉ - hãy để tôi nói lại - 13 tỉ năm trước. Thật khó mà hiểu được", tổng thống Mỹ cho biết.Tổng giám đốc NASA Bill Nelson cho biết hình ảnh với hàng trăm đốm, vệt, hình xoắn ốc và vòng xoáy màu trắng, vàng, cam và đỏ chỉ mới là "một đốm nhỏ của vũ trụ".Ông Nelson giải thích thêm rằng cụm thiên hà rõ ràng nhất trong ảnh là SMACS 0723, đã 4,6 tỉ năm tuổi, có tác dụng như một thấu kính hấp dẫn, làm biến dạng không gian và giúp chúng ta quan sát rõ hơn đáng kể ánh sáng của các thiên hà xa hơn phía sau nó.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Mới đây, NASA cùng với đại diện từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu và Cơ quan Vũ trụ Canada công bố 5 bức ảnh đầu tiên chụp những vật thể thú vị nằm gần Trái Đất do kính viễn vọng không gian James Webb chụp được.
Những bức ảnh này đã thể hiện khả năng vượt trội của siêu kính viễn vọng này. "James Webb có thể nhìn xuyên qua những đám mây bụi và theo dõi ánh sáng từ các ngóc ngách xa xôi trong vũ trụ", giám đốc NASA Bill Nelson cho biết.
5 vật thể bao gồm ngôi sao phát nổ với ánh sáng màu cam và xanh dương, cụm thiên hà xoay quanh nhau trong vũ điệu tử thần, ngoại hành tinh có hơi nước bao phủ, ánh sáng lâu đời nhất trong vũ trụ phát ra cách đây 13 tỷ năm.
"Bộ tứ Stephan" - chùm thiên hà trong chòm sao Pegasus, được tìm thấy từ năm 1877 lần đầu tiên được chụp ảnh rõ ràng. 4 trong số 5 thiên hà tạo thành 1 liên kết vật lý đặc biệt gọi là Nhóm Hickson Compact 92 (HCG 92).
4 thiên hà trong cụm liên tục lao qua thiên hà còn lại trong vũ điệu suýt va chạm. Hình ảnh mới hé lộ hai thiên hà thực chất đang trong quá trình sáp nhập vào nhau. Bụi và khí nóng lên giữa các thiên hà sắp va chạm, kết quả tạo ra những ngôi sao mới.
Bức ảnh thứ 2 thuộc về tinh vân Southern Ring, đám mây bụi và khí hình số 8 bị đẩy ra từ ngôi sao khổng lồ đang chết dần cách Trái Đất 2.500 năm ánh sáng.
Hình ảnh tiếp theo thuộc về tinh vân Carina là một vườn ươm sao khổng lồ của vũ trụ, được phát hiện từ năm 1750, nhưng nhờ James Webb mới hiện ra rõ ràng trong mắt nhân loại, trông như một cảnh núi non và thung lũng hùng vĩ.
Cuối cùng là quang phổ của hành tinh khổng lồ WASP-96P bị hơi nước bao phủ. WASP-96b cách Trái Đất 1.150 năm ánh sáng. Hành tinh khí này có khối lượng bằng 1/2 sao Mộc nhưng quay quanh quỹ đạo gần sao chủ đến mức một năm trên đó chỉ tương ứng với 3,4 ngày Trái Đất.
Hành tinh này quay quanh một ngôi sao mẹ giống Mặt Trời nhưng đã 8 tỉ tuổi. Tầm nhìn siêu việt của James Webb đã giúp nắm bắt được quang phổ hành tinh, cho thấy dấu hiệu rõ ràng của nước và mây mù mà các quan sát trước đó đã cho là không tồn tại.
Trước đó, ngày 11/7, tổng thống Mỹ Joe Biden chia sẻ bức ảnh đầu tiên của JWST là cụm thiên hà mang tên SMACS 0723 do kính viễn vọng không gian James Webb chụp. "Đó là ánh sáng được ghi lại lâu đời nhất trong lịch sử vũ trụ từ hơn 13 tỉ - hãy để tôi nói lại - 13 tỉ năm trước. Thật khó mà hiểu được", tổng thống Mỹ cho biết.
Tổng giám đốc NASA Bill Nelson cho biết hình ảnh với hàng trăm đốm, vệt, hình xoắn ốc và vòng xoáy màu trắng, vàng, cam và đỏ chỉ mới là "một đốm nhỏ của vũ trụ".
Ông Nelson giải thích thêm rằng cụm thiên hà rõ ràng nhất trong ảnh là SMACS 0723, đã 4,6 tỉ năm tuổi, có tác dụng như một thấu kính hấp dẫn, làm biến dạng không gian và giúp chúng ta quan sát rõ hơn đáng kể ánh sáng của các thiên hà xa hơn phía sau nó.