Đây là lời bộc bạch của một em bé 15 tuổi người Cộng hòa Dân chủ Congo, nằm trong bản báo cáo mới đây của Tổ chức Ân xá Quốc tế, có tên gọi This Is What We Die For (Chúng tôi đánh đổi tính mạng vì điều này).
|
Những hầm mỏ như thế này xuất hiện khắp mọi nơi ở Congo. (Ảnh: National Geographic). |
Bản báo cáo dài 88 trang vạch trần bộ mặt thật của 16 công ty công nghệ chế tạo pin hàng đầu thế giới hiện nay. Họ đang làm giàu trên lưng của những người dân lao động Congo, trong số đó 40.000 người là trẻ em.
Những người này phải làm việc trong điều kiện vô cùng độc hại và thiếu trang bị tại hầm mỏ cobalt để chế tạo ra những chiếc pin lithium. Họ phải đánh đổi sức lao động và cả mạng sống của mình để nhận chỉ vỏn vẹn 2 đô Mỹ (gần 45.000 đồng) mỗi ngày.
Với dân số khoảng 67 triệu người, Congo là một trong những nước nghèo nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên, có một thứ rất giàu có ở nơi này, đó chính là cobalt. Các chuyên gia ước tính có đến hơn phân nửa trữ lượng cobalt của thế giới được khai thác chỉ riêng tại Congo, và 20% trong số đó được khai thác hoàn toàn bằng lao động thủ công.
|
Trẻ con ở đây hầu như không được học hành, phải ra mỏ làm việc để kiếm miếng ăn. (Ảnh: National Geographic) |
Tuy nhiên, với người dân lao động Congo, họ không còn lựa chọn nào khác. Họ phải làm việc để kiếm miếng ăn. Trẻ con cũng phải ra mỏ làm việc vì gia đình không đủ điều kiện cho các em ăn học. Còn những đứa trẻ được học hành thì cuối tuần cũng phải ra mỏ để phụ giúp gia đình.
Nằm trải dài 18 km dọc theo bờ biển trên vịnh Bengal, nơi này có hơn 200.000 người Bangladesh lao động và dỡ lên đến 100 chiếc tàu một năm
|
Các em phải lao động trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt và nguy hiểm. (Ảnh: National Geographic). |
Họ phải làm việc trong những điều kiện vô cùng nguy hiểm, chẳng hạn thiếu không khí, không có dụng cụ bảo hộ, và thường xuyên xảy ra tai nạn, thậm chí chết người. Phơi mình trước cái nắng nóng khắc nghiệt, rồi cả mưa và bão, những đứa trẻ làm việc ở đây có em chỉ mới 7 tuổi, vác trên vai những bao tải quặng còn nặng hơn cả cân nặng của chính mình.
Nhiều em gặp những vấn đề về hô hấp, có em bệnh từ nhẹ đến nặng. Đa số đều bị đánh đập nếu làm việc chậm chạp. Và không ai trong số đó có vẻ như sẽ tìm được lối thoát.
Một em bé 14 tuổi cho biết em hầu như không bước chân ra khỏi những hầm mỏ sâu hàng trăm mét bên dưới lòng đất. “Em ở trong đó suốt 24 tiếng. Em đến đó vào buổi sáng và qua ngày hôm sau mới ra về.” Một em khác, 15 tuổi, cho biết em phải làm việc để kiếm miếng ăn. “Toàn bộ số tiền kiếm được trong mỏ em đều dành để ăn uống. Vì ở nhà bọn em không có gì để ăn.”
Ngoài những căn bệnh thông thường, trẻ em làm việc trong mỏ còn có nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm về khớp và xương, hô hấp và vận động. Tuổi còn nhỏ nhưng nhiều em đã bị đau lưng và hông. Hơn nữa, tiếp xúc lâu dài với cobalt có thể khiến các em mắc một căn bệnh vô cùng nguy hiểm là phổi nhiễm kim loại.
Với những điều kiện làm việc như vậy, việc công nhân chết trong khi đang làm việc là chuyện thường xuyên. Báo cáo cho thấy mỗi tháng có ít nhất 5-6 người thiệt mạng, thậm chí có những trường hợp cả chục người chết một lần. Tuy nhiên, vì cấu trúc quá nghèo nàn của các hầm mỏ, có khi thi thể của những người xấu số còn chẳng được đào lên, và họ cứ mãi nằm yên ở đó.