Tăng nhãn áp là căn bệnh có thể làm hỏng thị lực, thế nhưng gần một nửa số bệnh nhân mắc bệnh này mà không hề hay biết. Theo thông tin đăng tải, cô Sở, một người phụ nữ khoảng 50 tuổi ở Đài Loan, gần đây do bị đau vai và cổ đã đến một cơ sở massage để xoa bóp.
Không ngờ, sau khi xoa bóp được nửa tiếng đồng hồ, cô Sở đột nhiên thấy đau và mất thị lực ở mắt phải. Sợ hãi vì đột nhiên bị mù, cô Sở vội vã đến bệnh viện thăm khám và được chẩn đoán mắc phải bệnh tăng nhãn áp cấp tính.
Sau khi được bác sĩ cho dùng thuốc, tình trạng của cô Sở đã được cải thiện. Qua trường hợp này, bác sĩ cho biết, những người hội đủ 4 điều kiện sau đây có thể thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh tăng nhãn áp, cần tránh nằm lâu trong phòng tối hoặc trượt điện thoại di động, để tránh nguy cơ mù lòa tăng cao của nhãn áp.
|
Ảnh minh họa. |
Theo ông Lữ Đại Văn, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh tăng nhãn áp Đài Loan kiêm Chủ nhiệm khoa điều trị bệnh tăng nhãn áp của Bệnh viện Đa khoa khu 3, bệnh tăng nhãn áp là một dạng suy giảm thị lực do tổn thương dây thần kinh thị giác khi nhãn áp vượt quá giới hạn chịu đựng của thần kinh thị giác, dễ gây giảm thị lực.
Người bệnh thường có cảm giác sương mù trước mắt, cũng có nhiều bệnh nhân lầm tưởng rằng độ cận ngày càng sâu và bỏ lỡ cơ hội điều trị.
Bác sĩ Lữ cũng đã đề cập rằng nhãn áp bình thường là khoảng 20 mm Hg, nhãn áp của bệnh tăng nhãn áp rơi vào khoảng 50 đến 60 mm Hg. Cúi đầu hoặc nằm trong thời gian dài sẽ làm tăng nhãn áp. Nếu nằm trong phòng tối quá lâu, nhãn áp sẽ tăng mạnh, chèn ép thị giác và ảnh hưởng đến thị lực.
Bệnh tăng nhãn áp là không thể phục hồi và không thể chữa khỏi do tổn thương dây thần kinh thị giác. Trần Hiền Lập - bác sĩ điều trị chuyên khoa bệnh tăng nhãn áp nhắc nhở rằng nếu bạn bị chẩn đoán mắc bệnh tăng nhãn áp, bạn phải đi khám thường xuyên, đúng giờ dùng thuốc, nếu không chỉ có thể dùng phương pháp giải phẫu mới hạn chế được bệnh.
Bác sĩ Trần cũng chỉ ra, trong những năm gần đây, nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các triệu chứng khó chịu sau khi dùng thuốc phần lớn là do tiếp xúc lâu dài với chất bảo quản trong thuốc nhỏ mắt, gây tổn thương bề mặt mắt. Chính vì thế, nếu sử dụng có khó chịu, bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho mình.