Thực phẩm “ngậm” hàn the...phân biệt thế nào?

Google News

Tại Việt Nam, hàn the không có trong danh mục các chất được Bộ Y tế cho phép dùng chế biến thực phẩm do tính độc hại của nó. Vậy nhưng, không ít cơ sở sản xuất giò chả, thạch, phở, mì, bún,... vẫn lén sử dụng chất này.

Theo Cục An Toàn Thực Phẩm (Bộ Y tế), hàn the có tên gọi Borax, là hợp chất chứa boron, dạng rắn, kết tinh màu trắng, mềm, dễ hòa tan trong nước. Cùng với axit boric, hàn the thường được dùng trong các sản phẩm tiêu dùng như chất tẩy rửa, chất kết dính, phân bón,...
Thuc pham “ngam” han the...phan biet the nao?
Nhiều người dùng hàn the trong thực phẩm nhằm tăng độ giòn, kéo dài thời gian bảo quản. Ảnh minh họa. 
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàn the không phù hợp làm phụ gia thực phẩm. Tiêu thụ lượng lớn hàn the trong thời gian ngắn ảnh hưởng xấu đến dạ dày, ruột, gan, thận, não, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, sử dụng hàn the thời gian dài làm suy giảm khả năng sinh sản và phát triển. Đặc biệt, trẻ ăn từ 5-10g hàn the có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, tử vong.
Tại Việt Nam, hàn the không có trong danh mục các chất được Bộ Y tế cho phép dùng chế biến thực phẩm do tính độc hại của nó. Vậy nhưng, không ít cơ sở sản xuất giò chả, thịt chế biến, thạch, phở, mì, bún, bánh gạo,...vẫn lén sử dụng chất này vì chúng mang lại hiệu quả chống nấm men, nấm mốc, vi khuẩn,...kéo dài thời gian sử dụng. Ngoài ra, hàn the đưa vào thực phẩm còn nhằm múc đích tăng độ giòn,...
Để phân biệt thực phẩm chứa hàn the hay không, chúng ta nên quan sát, sử dụng dụng cụ hỗ trợ.
Phân biệt bằng tăm bông tẩm nghệ
Một trong những cách hay được áp dụng là dùng tăm bông tẩm nghệ để kiểm tra thực phẩm chứa hàn the. Được biết, hàn the tính kiềm nên khi tác dụng với tăm bông tẩm nghệ, chúng khiến màu nghệ trên tăm bông chuyển từ vàng sang đỏ. Cách này rất đơn giản, chỉ cần chọn củ nghệ vàng tươi để chế biến tinh bột nghệ, chuẩn bị tăm bông là có thể thử.
Thuc pham “ngam” han the...phan biet the nao?-Hinh-2
 Ảnh minh họa
Để chuẩn bị que thử, bạn gọt hết vỏ nghệ, rửa sạch, giã nát cả củ, hòa với nước rồi để lắng, lọc bỏ bã thu lấy tinh bột nghệ. Kết hợp tinh nghệ với cồn 90 độ, hòa tan rồi nhúng đầu que tăm bông vào và để khô.
Khi kiểm tra, chúng ta lấy que thử ốp phần đầu bông vào bề mặt thực phẩm. Đợi 30 giây, nếu đầu que chuyển từ vàng sang màu nâu hoặc nâu đỏ, thực phẩm đó chứa hàn the. Tỷ lệ hàn the càng cao thì que thử càng chuyển sang màu nâu đậm. Ngược lại, que thử không đổi màu chứng tỏ thực phẩm không “ngậm” hàn the.
Phân biệt bằng thị giác
Ngoài cách sử dụng tăm bông nhúng nghệ, bạn nên quan sát thực phẩm để phát hiện chúng có chứa hàn the hay không. Theo đó, giò chả nguyên chất cắt ra có màu trắng ngà, hơi ngả vàng, hồng nhạt hoặc có màu vàng tự nhiên. Bề mặt cắt mịn, cảm giác hơi ướt, nhiều lỗ nhỏ. Trong khi đó, giò chả chứa hàn the sẽ có màu trắng không tự nhiên, bề mặt cắt ít lỗ khí.
Với thịt, miếng thịt có tẩm hàn the rất tươi, thớ thịt săn nhưng khô. Cắt vào bên trong thịt nhũn, có dịch, độ đàn hồi kém. Thịt tươi bề ngoài căng bóng, không nhớt, thớ thịt săn chắc, độ đàn hồi cao. Dùng tay ấn vào thớ thịt thấy mềm tay, thịt lõm xuống rồi nhanh chóng trở lại hình dạng ban đầu.
Phân biệt bằng vị giác
Giò chả nguyên chất sẽ có mùi thơm của thịt. Trong khi đó, giò chả “ngậm” hàn the sẽ không có vị béo ngậy của thịt, giòn dai hơn bình thường.
Thịt nguyên chất khi luộc lên nước trong, mùi thơm, ăn dai, đậm thịt. Trái lại, thịt tẩm hàn the luộc lên ăn bở, có mùi hôi.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Thực phẩm cần tránh khi mang thai

Nguồn video: Vinmec

Định Tâm (tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)