Theo y học cổ truyền, "thần quả" long nhãn có tác dụng bổ tâm tỳ, an thần, lợi khí, dưỡng huyết, chủ trị suy giảm trí nhớ, chữa hay quên, rối loạn giấc ngủ, lo âu, thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, giúp kéo dài tuổi thọ.
Một số nghiên cứu hiện đại cho thấy, các thành phần trong long nhãn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt, phụ nữ qua 30 tuổi nếu dùng đúng cách sẽ vừa khỏe vừa trẻ lâu.
|
Ảnh minh hoạ. |
Cụ thể, vitamin C có trong long nhãn giúp chống cảm cúm, cải thiện hệ miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch.
Thành phần chất đồng được tìm thấy trong long nhãn giúp ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh.
Hoạt chất Riboflavin có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề về mắt, đặc biệt là căn bệnh đục thủy tinh thể.
Ngoài ra, ngoài thành phần vitamin A, C dồi dào cùng nhiều khoáng chất thiết yếu, long nhãn còn có tác dụng chống lão hóa, làm đẹp da, khiến da mịn màng, hồng hào hơn.
|
Ảnh minh hoạ. |
Tùy theo lứa tuổi, thể trạng có thể dùng 9 – 18g long nhãn một ngày. Dược liệu này được dùng phổ biến dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng, thuốc hoàn, ngâm rượu hay chế biến thành các món ăn bài thuốc để cải thiện sức khỏe.
Thời điểm tốt nhất để ăn long nhãn là sau bữa ăn từ 1- 2 giờ. Tránh dùng khi bụng đang trống rỗng bởi thành phần vitamin C trong long nhãn có thể gây cồn cào, xót ruột, ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng long nhãn dù tốt nhưng phải sử dụng đúng cách, nếu không, có thể gây phản tác dụng. Đặc biệt, một số đối tượng dùng có thể khiến bệnh tình diễn tiến nặng hơn. Vì vậy, hãy thận trọng tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi bạn sử dụng dược liệu này cho bất cứ mục đích nào. Đặc biệt, không dùng quá liều lượng được khuyến cáo.