Đa phần bệnh nhân bị điều trị do bỏng là trẻ em, có những ca mới chỉ vài tháng tuổi phải nhập viện điều trị tại Khoa Bỏng Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.
Những tình huống khiến cả người lớn và trẻ em bị bỏng phải nhập viện điều trị trong thời gian nắng nóng gần đây là: nướng cá bằng cồn, để phích nước nóng trên cao, để bát cháo nóng trên bàn đúng tầm với của trẻ...
|
Tai nạn bỏng có thể để lại những hậu quả vô cùng nặng nề.
|
BS CKII Nguyễn Thống, Trưởng Khoa Bỏng Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cho biết: “Hầu như năm nào cũng vậy, cứ đến dịp hè là các ca bỏng do cồn lại tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu do sự chủ quan của người nướng, tưởng lửa tắt là hết cồn nên tiếp tục đổ cồn vào trong khi đó lửa vẫn cháy cồn màu trắng nên khó nhận biết. Khi ngọn lửa bùng lên, nhiều người có phản xạ là rụt tay và làm rơi cả chai/lọ cồn xuống, ngọn lửa càng bùng phát mạnh và gây bỏng. Vì thế, người dân cần phải cẩn trọng khi nướng mực bằng cồn. Bỏng cồn thường là bỏng nặng, trên diện rộng cơ thể, bỏng đường hô hấp ”
Theo các bác sĩ trên thực tế bỏng hoàn toàn có thể phòng tránh nhưng năm nào cũng vậy vẫn có những tai nạn bỏng thương tâm xảy ra. Nhất là với trẻ em độ tuổi 12-18 tháng rất hay bị bỏng do trẻ đang độ tuổi tập đi, tò mò, chưa có ý thức trong hành động thấy vật lạ là xem, kéo xuống.
|
Đa phần những tai nạn bỏng ở trẻ em đều do sự bất cẩn của người lớn.
|
BS Thống khuyến cáo: “Khi bị bỏng, cần phải nhanh chóng loại bỏ tác nhân gây bỏng, làm mát vị trí bỏng bằng nước lạnh, sau đó đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được
sơ cấp cứu kịp thời tai nạn bỏng. Không dùng các biện pháp dân gian trị bỏng để tranh các biến chứng không đáng có”.
Mời độc giả xem video: Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư: