Cảm cúm là một loại bệnh do virus gây ra và là bệnh có tính truyền nhiễm cao. Đây là triệu chứng cơ thể bạn đang bị nhiễm virus đường hô hấp trên. Thời điểm giao mùa, mùa Đông hoặc mùa Xuân hàng năm chính là lúc bệnh cảm cúm bùng phát. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là sốt cao, toàn thân đau nhức, mệt mỏi, chảy nước mũi hoặc tắc nghẽn mũi gây khó thở.
Theo bác sỹ Lê, chủ nhiệm khoa Phổi của học viện Đông y Trung Quốc cho biết, mỗi năm chủng virus cúm càng biến đổi khó lường hơn vì thế việc chủ động phòng ngừa cảm cúm càng trở nên quan trọng hơn. Theo Đông y, để có thể phòng ngừa cảm cúm, mọi người có thể tham khảo các cách đơn giản sau đây.
Ngâm chân nước ấm
Trước khi đi ngủ nên ngâm chân 15 phút trong nước ấm pha chút giấm sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, phòng trừ hơi lạnh xâm nhập cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nâng cao sức khỏe, giúp phòng chống được cảm cúm. Lưu ý, khi ngâm chân không được để nước ngập mu bàn chân, ngâm cho đến khi da bàn chân đỏ lên mới có tác dụng đẩy hơi lạnh ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa cảm cúm.
Súc miệng nước muối
Ngày hai lần sáng tối và sau mỗi bữa ăn nên chăm chỉ súc miệng với nước muối loãng để nhằm diệt trừ vi khuẩn trong khoang miệng, tránh nhiễm một số virus gây ra viêm đường hô hấp trên.
Làm sạch mũi
Rất nhiều vi khuẩn gây ra các bệnh đường hô hấp trên đều thâm nhập cơ thể thông qua đường mũi. Vì thế, sáng tối nên đều đặn rửa sạch mũi chính là cách phòng bệnh hữu hiệu. Cách làm đơn giản, dùng tay bê nước sạch lên ngang tầm mũi sau đó nhẹ nhàng hít nước vào để trong mũi 1 lát rồi lại nhẹ nhàng thở ra, lặp đi lặp lại 3-5 lần mỗi bên.
>>> Mời độc giả xem video: "Bí kíp triệt tiêu dứt điểm mỡ thừa, ngăn ngừa cảm cúm" tại đây. Nguồn: VietNamNet.
Mát xa huyệt nghênh xuân
Dùng hai ngón tay vuốt nhẹ huyệt nghênh xuân ở hai bên cánh mũi sẽ giúp mũi luôn thông.
Xông hơi nóng
Khi chớm bị cảm cúm nên đổ nước sôi vào cốc sau đó hít sâu hơi nóng của nước, làm liên tục cho đến khi nước trong cốc nguội mới thôi. Đều đặn lặp lại nhiều lần trong ngày có thể giúp cải thiện tình trạng tắc nghẽn mũi.
Thổi hơi nóng vào mặt
Khi mới bị cảm cúm cũng có thể dùng máy sấy tóc bật chế độ nhỏ sau đó phả hơi nóng vào mặt từ 3-5 phút, một ngày làm lại nhiều lần có thể giúp giảm nhẹ những triệu chứng của cảm cúm.
|
Ảnh minh họa, nguồn: QQ. |
Dùng rượu trắng xoa người
Nếu bị cảm cúm dùng rượu gạo trắng xoa khắp người và mát xa cho người nóng lên, sau đó uống canh gừng với đường phên nóng cho mồ hôi toát ra người sẽ nhẹ đi. Tuy nhiên, khi mồ hôi toát ra lỗ chân lông hở, cơ thể rất dễ nhiễm lạnh trở lại vì thế cần phải nhanh chóng lau khô người thay quần áo khác và ngồi trong phòng kín gió.
Xông hơi trong nhà
Vào những thời điểm giao mùa hoặc những lúc bệnh cảm cúm bùng phát, bạn nên mua ngải cứu về sao thật vàng hoặc nướng nóng rồi dùng hơi ngải cứu xông khắp không gian trong nhà. Hơi ngải cứu có thể ức chế được một số loại vi khuẩn giúp làm sạch không khí trong nhà hơn tránh cơ thể nhiễm các bệnh truyền nhiễm