Thống kê một cách trung bình, mỗi người chúng ta sẽ bị cúm khoản 200 lần trong đời, mỗi lần kéo dài khoảng 9 ngày tương đương với 5 năm sống trong bệnh cúm. Sau đây là một số sai lầm khi hiểu về bệnh cúm đã được khoa học chứng minh:
Cảm cúm và cảm lạnh.
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa cảm cúm và cảm lạnh, vì chúng có triệu chứng khá là tương tự nhau. Nhưng thực tế, về bản chất lại khác nhau hoàn toàn. Cảm cúm là do virus gây nên còn cảm lạnh là do cơ thể bị mất nhiệt, vậy nên cách chữa trị cũng khác nhau hoàn toàn.
Hệ miễn dịch khỏe hơn sẽ ít mắc cúm hơn.
Không hề! Những triệu chứng của cảm cúm như mệt mỏi toàn thân, sốt cao, sổ mũi thực ra không phải do virus cúm gây ra, những triệu chứng này là hậu quả khi hệ miễn dịch của chúng ta hoạt động hết công xuất để chống chọi lại với virus cúm. Chính vì vậy, hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp chúng ta nhanh chóng chiến thắng virus cúm nhưng trước đó ta vẫn sẽ phải chịu những triệu chứng như những người bình thường khác.
Hôn nhau không làm lây truyền cúm.
Rất nhiều người có thể sẽ ngạc nhiên nhưng sự thật là bạn không thể lây cúm cho người khác nếu hôn họ. Nguyên do là vì trong nước bọt của chúng ta có rất nhiều kháng thể rất mạnh, không chỉ virus cúm mà thậm chí cả virus HIV cũng không thể lây lan qua nước bọt được.
Dịch đờm màu xanh không phải là triệu chứng của bệnh cúm.
Mỗi khi bị cúm và nghẹt mũi, chúng ta thường thấy dịch đờm của mình có màu xanh và lầm tưởng rằng đó là một triệu chứng bệnh. Thực tế, dịch đờm có màu xanh là do sự hoạt động mạnh của hệ miễn dịch cụ thể hơn là ở chất sắt trong bạch cầu.
Xì mũi liên tục không giúp bệnh cúm nhẹ đi
Ngay cả khi cơ thể khỏe mạnh bình thường, lượng không khí lưu thông qua hai lỗ mũi trong lúc ta hô hấp hoàn toàn khác nhau. Như đã nói ở trên, các chất dịch đờm được tiết ra nhiều hơn khi cơ thể chiến đấu với bệnh tật, bên cạnh đó, hô hấp là con đường lây lan chính của virus cúm, việc các chất dịch nhày bít kín mũi cũng chính là một cách cơ thể tự tự vệ. Nếu cảm thấy quá khó chịu, bạn nên dùng thuốc xịt mũi để thông một bên mũi, đừng cố xì hết dịch nhày ra, việc đó sẽ làm hệ miễn dịch hoạt động mạnh hơn để tiết dịch nhày bù vào chỗ thiếu, khiến cơ thể thêm mệt mỏi.
Ở trong nhà khi bị cúm sẽ an toàn hơn.
An toàn hơn cho người khác nhưng không hề an toàn hơn cho chính bạn. Virus cúm có thể tìm thấy ở bất cứ đâu trong ngôi nhà bạn. Thống kê cho thấy hơn 47% bàn làm việc, 46% chuột máy tính và 45% điện thoại di động có chứa virus cúm. Thống kê cũng còn kể ra những nghề nghiệp có nguy cơ nhiễm cảm cúm nhiều nhất bao gồm luật sư, giáo viên, kế toán và bác sĩ.
Bạn không hề giảm cân khi bị cúm.
Khi bị cúm, cơ thể rất mệt mỏi và miệng đắng ngắt làm cho việc ăn uống không còn chút thú vị nào. Mặc dù vậy, khi bệnh bạn cũng thường nằm một chỗ, cơ thể không có các hoạt động để tiêu thụ năng lượng nên việc sụt cân do cảm cúm là rất khó. Các nhà khoa học thậm chí còn phát hiện ra trong một số loại virus cúm chứa các ADN có khả năng gây béo phì ở người.