Việc sử dụng cách đun nấu truyền thống như dùng củi, dùng than trong những căn bếp không có hệ thông thông gió hay hệ thống xử lý khói mùi trong thời gian dài sẽ gây hại rất lớn đến sức khỏe. Thậm chí các chuyên gia đã chỉ ra rằng, việc đứng trong những căn bếp này hàng giờ cũng độc hại tương đương như bạn hút hết một bao thuốc lá một lúc.
>>> Mời độc giả xem video: "Thực phẩm giải độc và làm sạch phổi hiệu quả" tại đây. Nguồn: Zing News.
Khói mùi thức ăn trong bếp sẽ tính kích thích mạnh mẽ đến mũi, mắt, niêm mạc cổ họng, có thể gây viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản và các bệnh hô hấp khác. Nếu hít khói mùi này trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Theo điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới, có rất nhiều phụ nữ nông thôn Trung Quốc tuy không hút thuốc, nhưng tỷ lệ mắc ung thư phổi rất cao chính là do nguyên nhân này gây lên. Đối với những người tiếp xúc lâu dài với khói trong bếp sẽ có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 2-3 lần so với người bình thường. Ngoài ra, làn da cũng dễ bị lão hóa, thâm nám và hắc tố xuất hiện sớm hơn và nhiều hơn.
Trong nhóm phụ nữ không hút thuốc nhưng bị mắc ung thư phổi thì đến hơn 60% trong đó là do tiếp xúc và nhiễm khói bếp lâu dài. Có 32% phụ nữ thường xuyên chiên rán thực phẩm ở nhiệt độ cao, trong khi điều kiện thông gió và xử lý khói mùi của bếp lại quá kém.
Cũng liên quan đến nguyên nhân này, tỷ lệ những người làm đầu bếp mắc bệnh ung thư phổi cũng cao hơn so với nghề nghiệp khác.
Vậy làm thế nào để hạn chế được nguy cơ này? Đầu tiên cần kiểm soát nhiệt độ sôi của dầu trong việc chế biến món ăn.
|
Ảnh minh họa, nguồn: Sina. |
Khi dầu ăn được đun nóng đến 150 độ C, sẽ sản sinh ra acrolein, làm tổn thương mạnh mẽ đến mũi, mắt và niêm mạc cổ họng. Khi dầu nóng lên trên 200 độ sẽ sinh ra khói sản sinh ra nhiều chất có hại hơn. Khi dầu đến 350 độ C sẽ có hiện tượng "bốc cháy" và sẽ càng gia tăng khí độc hại ảnh hưởng đến cơ thể đặc biệt là làm tăng nguy cơ ung thư đường hô hấp và tiêu hóa. Chính vì thế, bạn nên hạn chế nấu các món ở nhiệt độ quá cao, nên chọn ăn các món luộc, hầm, ninh, hấp.
Đối với nhiệt độ sôi của dầu khác nhau sẽ chế biến các món khác nhau. Để đo nhiệt độ sôi của dầu nếu không có nhiệt kế chuyên dụng bạn có thể quan sát bề mặt và âm thanh của dầu trên bếp.
Nếu là dầu nguội: nhiệt độ của dầu từ khoảng từ 90 độ C đến 130 độ C, bề mặt dầu trầm lắng, không có khói, không phát ra âm thanh. Sau khi cho nguyên liệu vào nồi thấy bong bóng li ti xuất hiện kèm tiếng nổ lép bép rất nhỏ. Đây là cách dùng dầu chiên rán an toàn hơn và thường chỉ rán được những món chín mềm.
Nếu là dầu có nhiệt độ trung bình: nhiệt độ của dầu từ khoảng 140 độ C đến 180 độ C. Thời điểm này bề mặt của dầu có chuyển động nhẹ kèm làn khói xanh. Sau khi cho thực phẩm vào sẽ thấy bong bóng lớn hơn xuất hiện kèm âm thanh nổ lớn hơn. Nhiệt độ này thường dùng để chiên các món khô mềm như tôm chiên bột, bạch tuộc chiên, sườn chiên khô...
Nếu là dầu sôi ở nhiệt độ cao: nhiệt độ của dầu từ khoảng 190 độ C đến 240 độ C chính là nhiệt độ sôi cao, dầu phát ra âm thanh lớn, mặt dầu chuyển động liên tục. Sau khi cho thực phẩm vàosẽ phát ra tiếng nổ lớn hơn. Nhiệt độ này thường dùng để chiên giòn. Đây là nhiệt độ khiến dầu ăn sản sinh ra nhiều chất độc hại vì thế hạn chế cách dùng cách này để chế biến món ăn để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Ngoài sử dụng nhiệt độ sôi của dầu để chế biến món ăn thì việc chú trọng vào môi trường và điều kiện đun nấu trong gian bếp cũng vô cùng quan trọng. Để giảm tải ô nhiễm trong nhà bếp, giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, chúng ta cần chú ý đến một số điểm sau.
Chọn máy hút mùi tốt
Một chiếc máy hút mùi tốt sẽ giúp làm giảm đáng kể lượng khói mùi trong bếp và làm sạch không khí phòng bếp.
Bật máy hút mùi sớm, tắt máy hút mùi muộn
Đây chính là cách sử dụng máy hút mùi hiệu quả nhất. Trước khi nấu nướng hãy bật máy hút mùi ở công suất lớn nhất. Sau khi chế biến xong đừng vội tắt máy mà hãy để máy hoạt động thêm 3-5 phút nữa để giúp loại bỏ khói mùi trong quá trình nấu nướng.
Thiết kế đảm bảo bếp thông gió tốt nhất
Việc thông gió tự nhiên trong gian bếp chính là cách tốt nhất để làm sạch không phí phòng bếp, hạn chế khói mùi độc hại.
Sử dụng phương pháp đun nấu hiện đại
Cố gắng từ bỏ kiểu nấu nướng truyền thống bằng than, bằng củi thay vào đó là bếp nấu hiện đại như bếp ga, bếp từ, bếp hồng ngoại để giảm thiểu tối đa việc khí độc ô nhiễm gian bếp.
Ngoài ra, những người làm nghề đầu bếp cần phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, có những dấu hiệu bất thường về đường hô hấp cần phải đi kiểm tra ngay. Nên bổ sung cà rốt, rau chân vịt, bí ngô, cải bắp... vào chế độ ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe cho phổi