Bỏng là tai nạn thường xảy ra trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Một chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm, có bổ sung vitamin và chất khoáng kết hợp với liều điều trị phù hợp giúp tăng cường sức đề kháng, tối ưu hóa hiệu năng của hệ thống thực bào, ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn giúp vết thương nhanh lành. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng giúp phục hồi và mau lành vết bỏng.
Bỏng có hai loại, bỏng diện tích nhỏ và bỏng diện tích lớn. Bỏng độ II của người lớn dưới 15% (nhỏ dưới 10%) bệnh tương đối nhẹ, ít ảnh hưởng đến toàn thân. Bỏng diện tích lớn ở đầu, mặt, độ III phải cứu chữa kịp thời, cần được chuyển sớm đến bệnh viện gần nhất. Những trường hợp bỏng nhẹ thì có thể xử trí tại nhà.
|
Bệnh nhân bỏng bị mất nước và protein nên sữa cung cấp thêm năng lượng, nước cũng như các dưỡng chất cần thiết giúp mau lành vết bỏng. |
Người bị bỏng nên ăn những gì?
Người bị bỏng mất nước và protein nhiều, vì vậy nên chọn các thức ăn nhiều nước, protein, đường mỡ. Lượng nước cần hàng ngày 2.500-3.000ml. Người bỏng ở mặt cần gấp 4 lần người bình thường. Có thể uống trà loãng, sữa, sữa đậu nành, nước dưa hấu, nước hoa quả, nước đậu xanh.
Giai đoạn bị choáng: Sau 48 tiếng bị bỏng, xuất hiện triệu chứng đái ít, ruột nóng, da nhợt, huyết áp tụt, nhịp tim nhanh... do một lượng lớn dịch thể chảy ra ngoài. Giai đoạn này cần bổ sung nhiều loại vitamin, như uống trà loãng, nước cơm, nước đậu xanh, nước dưa hấu, sữa, sữa chua, nước atisô và các loại hoa quả tươi...
Giai đoạn viêm: Sau khi bỏng, chức năng bảo vệ của da bị giảm, dễ bị viêm nhiễm. Cần ăn các thức ăn nhiều vitamin và thanh nhiệt, lợi tiểu, tăng dần protein để bổ sung lượng đã mất, bảo đảm da tái sinh và tỷ lệ sống của da cấy. Có thể ăn cháo gạo, mì sợi, gan, trứng, sữa, sôcôla và các loại rau quả tươi. Thức ăn chế biến đặc hoặc mềm.
Giai đoạn phục hồi: Bổ sung các thức ăn có nhiều protein chất lượng cao, nhiều nhiệt lượng, vitamin, giàu giá trị dinh dưỡng. Ăn các loại thịt, cá, sữa, trứng, rau và hoa quả tươi.
Bỏng nặng có thể gây dính màng ruột, thậm chí xuất huyết, viêm loét nên ăn mềm, ăn đặc, lúc cần nên nhịn ăn. Chức năng gan không tốt, nên chọn thức ăn nhiều protein, vitamin C, B1, B2 và E. Ngoài chức năng thận kém nên tăng lượng đường, thức ăn giàu vitamin, chọn các thức ăn chứa kali, như nấm tươi, nấm hương, khoai tây, nước thịt bò, nước quýt; kiêng ăn những chất có muối, hạn chế thích đáng protein. Người bỏng khoang miệng nên ăn nhiều chất dinh dưỡng hỗn hợp như đường, sữa, đậu nành, thịt bò, gan, trứng gà, cà rốt, dầu muối...
Những điều cần lưu ý
Cần lưu ý bổ sung những dưỡng chất giúp vết bỏng mau lành trong cả hai trường hợp bỏng như sau:
Chất đạm (protein) giúp tái tạo mô liên kết và làm đầy vết thương. Trong chế độ ăn uống nếu cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng protein thì làn da sẽ chậm lành vết thương và tăng khả năng hình thành sẹo. Chất đạm có nhiều trong thịt lợn nạc, thịt bò nạc, thịt gia cầm, trứng, sữa, cá... Ngoài ra, đạm thực vật cũng có nhiều trong nhóm thực phẩm như: đậu tương, các loại hạt.
Vitamin A: Loại vitamin quan trọng hàng đầu, thúc đẩy quá trình nhanh lành vết thương và sản sinh ra những tế bào da mới để hạn chế nguy cơ sẹo. Những thực phẩm dễ dàng cung cấp cho cơ thể hàm lượng vitamin A là rau xanh có lá màu xanh sẫm như cải xoong, cải bó xôi...; các loại trái cây thuộc họ cam quýt, thực phẩm chế biến từ bơ sữa.
Vitamin C: Quan trọng cho việc tổng hợp collagen và cũng có tác dụng chống oxy hóa, ngoài ra tham gia tích cực vào quá trình sản sinh những bạch cầu giúp chống lại vi khuẩn xâm hại gây nên tình trạng vết thương khó lành hoặc dễ nhiễm trùng. Cam, quýt, trái cây có nhiều vị chua, cà chua, khoai lang, khoai tây, các loại rau xanh là nguồn vitamin C phong phú.
Kẽm: giúp tăng cường miễn dịch và tái tạo tế bào, tập trung nhiều trong những loại đồ ăn hải sản, tôm, cua, ốc, hàu, ngao... Ngoài ra, nó còn có nhiều trong bí ngô và hạt bí ngô.
Acid béo Omega 3: Có tiềm năng điều chỉnh miễn dịch và kháng viêm, có nhiều trong những loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá trích...).
Nên tránh các món bánh kẹo, thịt xông khói vì các món này gây hao hụt vitamin và chất khoáng đang cần được tích lũy cho phản ứng tái tạo mô mềm. Cũng nên hạn chế rượu bia, cà phê, vì không chỉ gây hao hụt vitamin, chất khoáng mà còn là dẫn đến rối loạn nước và chất điện giải trong khi vết bỏng đang rất cần nước.
Lời khuyên của thầy thuốc
Ngoài chế độ dinh dưỡng như trên, bệnh nhân bỏng cần chú ý uống nhiều nước hàng ngày. Nếu uống ít nước, vùng da bị bỏng có xu hướng bị khô, mất nhiều thời gian hơn để chữa lành.
Trường hợp ăn uống kém có thể uống thêm sữa giàu năng lượng 2 - 3 ly mỗi ngày để cung cấp thêm năng lượng cũng như các dưỡng chất cần thiết giúp mau lành vết bỏng. Người bệnh cũng nên nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc vì vùng da tổn thương sẽ tự hồi phục khi ngủ.