Theo tín ngưỡng của người Trung Quốc, tháng 7 Âm lịch là thời gian mở cổng địa ngục và các linh hồn trở về dương gian. Rằm tháng 7 Âm lịch còn được gọi là lễ hội Vu Lan hay Tết Trung Nguyên. Ảnh: Hindustan Times.Vào dịp này các linh hồn, bao gồm cả của tổ tiên đã qua đời, sẽ trở về từ các cõi âm để thăm người sống. Vì vậy các con cháu sẽ bày tỏ lòng tôn kính đối với họ. Ảnh: Easy Tour China.Trong lễ Vu Lan, người Trung Quốc sẽ sắm sửa mâm cỗ thịnh soạn để dâng lên tổ tiên, ba lần mỗi ngày, buổi lễ chính vào lúc hoàng hôn. Ảnh: PBS LearningMedia.Họ cũng tới những ngôi chùa lớn và phát gạo cho người nghèo, đốt giấy tiền, vàng mã để cúng cho người quá cố và tin rằng các linh hồn sẽ đỡ vất vả hơn dưới cõi âm, không quấy rầy công việc làm ăn, cuộc sống nơi trần thế. Ảnh: Cultural Awareness International.Các nghi lễ cúng tế diễn ra ngay trên đường, bao gồm đốt nến, nhang, vàng mã cho những linh hồn lang bạt. Ảnh: Says.com.Bữa cơm Vu Lan thường là cơm chay, nếu là cỗ mặn thì không thể thiếu thịt gà hoặc lợn quay. Bữa ăn sẽ được phục vụ với các ghế trống cho mỗi người quá cố trong gia đình. Ảnh: Chinese Family.Tùy từng địa phương mà lễ hội Vu Lan cũng diễn ra với những điểm khác biệt. Tại Giang Tô, người ta thả bốn chiếc thuyền trên sông, chở theo Kinh Phật, những đồng tiền làm bằng giấy thiếc, đèn lồng và đồ ăn cúng lễ cho cô hồn. Ảnh: China Holiday.Ở Phúc Kiến, tất cả những phụ nữ đã lấy chồng dù ở nơi nào cũng phải về tặng quà cho cha mẹ, món quà đó được đặt trong chiếc hòm hoặc rương, gồm quần áo mũ mão. Ảnh: Invisible Photographer Asia.Ở Hong Kong, trong suốt tháng 7 Âm lịch, người ta sử dụng mọi không gian công cộng để cúng tổ tiên cũng như những linh hồn lang thang, thắp hương, vàng mã, phát gạo miễn phí. Nhiều nơi dựng những đài tế tạm thời và sẽ hạ xuống khi kết thúc mùa Vu Lan. Ảnh: South China Morning Post.Riêng ở Quảng Tây, người dân thường giết vịt để cúng bái vì cho rằng các linh hồn thường đứng trên mình vịt, nhờ vịt cõng mà có thể tự do đi lại giữa âm thế và dương gian. Ảnh: GBTimes.Mời quý độc giả xem clip: 13 điều chỉ có tại Nhật Bản.
Theo tín ngưỡng của người Trung Quốc, tháng 7 Âm lịch là thời gian mở cổng địa ngục và các linh hồn trở về dương gian. Rằm tháng 7 Âm lịch còn được gọi là lễ hội Vu Lan hay Tết Trung Nguyên. Ảnh: Hindustan Times.
Vào dịp này các linh hồn, bao gồm cả của tổ tiên đã qua đời, sẽ trở về từ các cõi âm để thăm người sống. Vì vậy các con cháu sẽ bày tỏ lòng tôn kính đối với họ. Ảnh: Easy Tour China.
Trong lễ Vu Lan, người Trung Quốc sẽ sắm sửa mâm cỗ thịnh soạn để dâng lên tổ tiên, ba lần mỗi ngày, buổi lễ chính vào lúc hoàng hôn. Ảnh: PBS LearningMedia.
Họ cũng tới những ngôi chùa lớn và phát gạo cho người nghèo, đốt giấy tiền, vàng mã để cúng cho người quá cố và tin rằng các linh hồn sẽ đỡ vất vả hơn dưới cõi âm, không quấy rầy công việc làm ăn, cuộc sống nơi trần thế. Ảnh: Cultural Awareness International.
Các nghi lễ cúng tế diễn ra ngay trên đường, bao gồm đốt nến, nhang, vàng mã cho những linh hồn lang bạt. Ảnh: Says.com.
Bữa cơm Vu Lan thường là cơm chay, nếu là cỗ mặn thì không thể thiếu thịt gà hoặc lợn quay. Bữa ăn sẽ được phục vụ với các ghế trống cho mỗi người quá cố trong gia đình. Ảnh: Chinese Family.
Tùy từng địa phương mà lễ hội Vu Lan cũng diễn ra với những điểm khác biệt. Tại Giang Tô, người ta thả bốn chiếc thuyền trên sông, chở theo Kinh Phật, những đồng tiền làm bằng giấy thiếc, đèn lồng và đồ ăn cúng lễ cho cô hồn. Ảnh: China Holiday.
Ở Phúc Kiến, tất cả những phụ nữ đã lấy chồng dù ở nơi nào cũng phải về tặng quà cho cha mẹ, món quà đó được đặt trong chiếc hòm hoặc rương, gồm quần áo mũ mão. Ảnh: Invisible Photographer Asia.
Ở Hong Kong, trong suốt tháng 7 Âm lịch, người ta sử dụng mọi không gian công cộng để cúng tổ tiên cũng như những linh hồn lang thang, thắp hương, vàng mã, phát gạo miễn phí. Nhiều nơi dựng những đài tế tạm thời và sẽ hạ xuống khi kết thúc mùa Vu Lan. Ảnh: South China Morning Post.
Riêng ở Quảng Tây, người dân thường giết vịt để cúng bái vì cho rằng các linh hồn thường đứng trên mình vịt, nhờ vịt cõng mà có thể tự do đi lại giữa âm thế và dương gian. Ảnh: GBTimes.
Mời quý độc giả xem clip: 13 điều chỉ có tại Nhật Bản.