Mặc áo phông khi bơi
Một số người cho rằng khi đi bơi nên mặc áo phông để tránh tác hại của tia UV, nhưng phương pháp này thực ra không mang lại hiệu quả cao. Thực chất, một chiếc áo ướt cho phép tia UV xuyên qua da nhiều hơn áo khô. “Khả năng hấp thụ tia UV của quần áo ướt giảm đi vì thế tia UV ảnh hưởng trực tiếp lên da của bạn.” giáo sư Paul Banwell, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ và ung thư da tại Phòng khám Banwell ở East Grinstead, West Sussex, khẳng định.
|
Ảnh minh họa. |
“Một chiếc áo ướt có thể giảm hệ số chống tia cực tím của nó tới 55%”. Theo các chuyên gia đo đạc, một chiếc áo ướt màu trắng có hệ số chống tia cực tím chỉ ở mức 3, trong khi con số này ở chiếc áo khô cùng màu là 7.
Ngoài ra giáo sư còn cho rằng, quần áo tối màu sẽ có khả năng hấp thụ tia cực tím và bảo vệ da bạn tốt hơn các loại vải sáng màu.
Một sự thật khác về vai trò của chất liệu vải là, những loại quần áo mang phong cách vintage sẽ khó có thể bảo vệ da bạn khỏi tia UV vì chất liệu vải cũ thường cho phép tia UV xuyên qua dễ dàng hơn.
Không cần tới kem chống nắng vì trời râm
“Mọi người có xu hướng bỏ qua kem chống nắng khi thời tiết dễ chịu hơn và trời có nhiều mây.” – Daniel Glass, bác sĩ tư vấn da liễu tại phòng khám NHS Tây Bắc London. “Tuy nhiên, họ không nhận ra rằng 80% tia sáng mặt trời có thể xuyên qua mây, theo Tổ chức về Ung thư da toàn cầu.”
Ông cảnh báo: “Khi trời râm, bạn không chỉ bị cháy nắng như thông thường mà đôi khi còn chịu những ảnh hưởng tệ hơn từ ánh nắng mặt trời.”
Dùng kính áp tròng để bảo vệ mắt
Phương pháp này chỉ hiệu quả nếu loại kính áp tròng của bạn được thiết kế chuyên biệt để chống lại tia UV, giảm lượng bức xạ truyền đến mắt.
“Vấn đề của việc đeo kính áp tròng ở đây là đôi khi chúng ta quên mất việc bảo vệ cho cả vùng da quanh mắt nữa.” – Bác sĩ tư vấn về nhãn khoa tại bệnh viện hoàng gia Boston, Jeff Kwartz, chia sẻ.
“Vùng da xung quanh mắt là một trong những vùng dễ bị tổn thương và có nguy cơ ung thư da,” ông khẳng định. “Vì vậy, khi đã đeo kính áp tròng chống UV, bạn vẫn nên nhớ thoa kem chống nắng và đeo kính râm để bảo vệ vùng da này.” Ông cũng cho rằng, việc mắt kính của cặp kính bạn đeo đen sẫm hơn không có nghĩa là nó chống UV tốt hơn. Hãy chọn những chiếc kính có độ chống sáng từ khoảng 80%.
Đội mũ mang lại hiệu quả chống nắng tuyệt vời
Không phải mọi loại mũ đều đáp ứng đủ nhu cầu bảo vệ da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời. Để kiểm tra, hãy giơ mũ của bạn về phía mặt trời, nếu bạn không thể nhìn thấy quầng sáng từ đó, dù chỉ là một chút ửng sáng, thì bạn đã có một chiếc mũ chống nắng “chuẩn không cần chỉnh”.
Khi chọn mũ để chống nắng, không nên đội những chiếc snapback vì chúng không bảo vệ được tai của bạn, một vùng da nhạy cảm trước nguy cơ ung thư da. Hãy chọn những chiếc mũ rộng vành để bảo vệ cả vùng da tai và toàn bộ phần cổ của bạn.
Bạn an toàn khi ở dưới bóng râm
Một hiểu nhầm mà mọi người thường mắc phải đó là họ tuyệt đối an toàn khỏi tác động của ánh nắng khi đứng dưới bóng râm.
Tuy nhiên, cần phải hiểu ánh sáng nhìn thấy không phải là thứ gây nguy hiểm cho da của bạn, mà thủ phạm chính là tia UV.” Bác sĩ Daniel Glass khẳng định.
“Mặc dù chúng ta không nhìn thấy chúng, nhưng tia UV có thể phản xạ qua cát, nước, thậm chí là tuyết. Điều đó có nghĩa là khi bạn đứng dưới bóng mát, tức là tránh xa khỏi vùng ánh sáng nhìn thấy của mặt trời, bạn vẫn có nguy cơ chịu tác động từ UV.”
Tin tưởng hoàn toàn độ bám của kem chống nắng
Kem chống nắng chỉ không bị rửa trôi trong khoảng thời gian từ 20-40 phút khi tiếp xúc với nước. Bên cạnh đó, các sản phẩm chống nắng có thể bị tẩy đi tới 85% sau mỗi lần lau khô người khi đi bơi. Những ngày trời nóng nực, bạn nên thoa lại kem sau mỗi lần bơi xong, khi đổ mồ hôi hoặc sau bất kì công việc nặng nhọc này dưới trời nắng.