Thói quen chỉ uống nước khi cảm thấy khát
Nhiều người rất lười uống nước, và chỉ uống khi cơ thể đã rơi vào khô cạn, cơn khát bùng lên. Chính thói quen của nhiều người là chỉ uống nước khi thật khát, làm ảnh hưởng tới quá trình thanh lọc của gan và thận, khiến cho bạn dễ rơi vào tình trạng suy gan, suy thận.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết thì trung bình mỗi con người cần uống đủ 1,5-2 lít nước trong một ngày. Nếu bạn chỉ uống khi cơ thể báo khát nước thì lúc đó chức năng thận của bạn đã bị suy kém rồi.
Uống trà đặc thay cho nước lọc
Trong nước trà đặc chứa nhiều theophylline, nếu uống sẽ khiến thận của bạn bị tổn thương sớm. Mặc dù loại tổn thương này không dễ phát hiện, nhưng tích lũy theo thời gian, hậu quả cũng sẽ rất nghiêm trọng.
Uống nước từng ngụm nước
Nhiều người lúc nào cũng vội vàng nên họ làm gì cũng muốn nhanh, tạo nên thói quen quen ăn miếng lớn, uống nước cũng phải uống từng ngụm to. Chính thói quen uống nước một ngụm lớn này sẽ làm tăng lưu lượng máu, dẫn đến khối lượng công việc của tim và tiêu thụ oxy cơ tim tăng nhanh chóng, tăng nguy cơ gây suy tim, đột quỵ cực kỳ nguy hiểm.
Uống ngọt thay nước lọc
Thói quen của nhiều người, nhất là trẻ nhỏ không thích uống nước lọc, nên thường thay thế bằng nước ngọt. Đặc biệt là những loại đồ uống có ga thường đã khát nhanh giúp cơ thể tỉnh táo trong giây lát khiến cho bạn cảm thấy sảng khoái hơn rất nhiều. Nhưng trên thực tế nếu bạn duy trì thói quen này dễ gây hại cho gan thận, của bạn. Nhất là nước uống có ga còn dễ gây béo phì, tiểu đường, cao huyết áp ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn.
Bên cạnh đó, trong thành phần của các loại nước ngọt, nước tăng lực thường có nhiều đường, phốt pho nên sẽ thúc đẩy việc bài tiết canxi ra ngoài, từ đó dẫn tới xuất hiện sỏi thận, xơ gan.
Uống nước đun đi đun lại
Nhiều người suy nghĩ rằng uống nước đun càng nhiều lần càng tốt vì vi khuẩn sẽ được diệt sạch tốt hơn cho sức khỏe, tuy nhiên chính việc làm này lại gây hại sức khỏe của bạn đấy bởi vì trong nước thường có một hàm lượng nhỏ các loại kim loại nặng không tốt cho sức khỏe như chì, cadimium và nitrat.
Khi bạn hấp thu vào cơ thể các kim loại nặng này sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn đồng thời muối nitrit được chuyển hóa từ nitrat có trong nước sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển máu của cơ thể, tim đập nhanh hơn, hệ hô hấp hoạt động khó khăn hơn.
3 khung giờ uống nước tốt cho sức khỏe
Uống vào buổi sáng khi mới thức dậy: Bạn hãy uống nước khi vừa thức dậy vào sáng sớm. Vì đây là thời điểm cơ thể bạn sẽ hấp thu nước một cách dễ dàng và sảng khoái sau giấc ngủ, góp phần thúc đẩy quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Bạn cũng có thể uống 1 ly nước muối nhạt giúp thông ruột, làm sạch dạ dày.
Uống trước và sau khi tập thể thao: Trong khi tập thể dục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước lớn qua đường mồ hôi. Do đó nên uống nước trước khi tập để cơ thể có một lượng nước dự trữ, tránh tình trạng bị mệt mỏi do thiếu nước. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống với liều lượng vừa phải tránh uống nhiều gây tức bụng, khó chịu ảnh hưởng đến bài tập nhé! Sau khi tập xong bạn nên uống tối thiểu là 1 lít nước để bổ sung cho sự mất mồ hôi khi luyện tập.
Uống khi cảm thấy mệt mỏi: Đột nhiên bạn cảm thấy mệt mỏi, lo âu, cáu kỉnh hoặc não không thể tập trung, thì khi ấy tức là bạn cần đến sự trợ giúp của nước đấy. Nếu bạn uống một cốc nước ấm sẽ khiến bạn tỉnh táo, bình tĩnh, xua tan cảm giác khó chiu, bực bội và giả tỏa tâm lí một cách hữu hiệu hơn nhiều.