Theo hồ sơ vụ án, cuối năm 2017, đầu năm 2018 trên địa bàn các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh của tỉnh Hà Giang xảy ra hàng loạt các vụ mua bán phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, khi làm việc với các cơ quan Công an, hầu hết các gia đình bị hại không cung cấp được thông tin rõ ràng, cụ thể về sự việc, cũng như về đối tượng nghi bán con mình. Do vậy, công tác điều tra gặp rất nhiều khó khăn. Điểm sáng trong quá trình điều tra được bắt đầu từ giữa năm 2018 khi Công an huyện Đồng Văn nhận được tin trình báo của một cô gái tên Giàng Thị Vĩnh (SN 1997, trú xã Tà Lùng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang).Làm việc với Công an, Giàng Thị Vĩnh cho biết, sáng 23/7/2018, Vĩnh cùng với người em họ là Giàng Thị Chía (SN 2003, cùng trú tại xã Tà Lùng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) đang đi tập xe máy trên đường thì xe bị hỏng. Lúc này, có 2 thanh niên đi xe máy qua đã dừng lại hỏi han, thấy xe của Vĩnh và Chía bị hỏng họ đã đề nghị đưa Vĩnh và Chía đi sửa xe. Thấy 2 thanh niên tử tế nên Vĩnh và Chía đã đồng ý. Theo thông tin Vĩnh cung cấp, 2 thanh niên khoảng ngoài 20 tuổi nói tiếng Mông, ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ đi chung 1 xe máy. Họ tự giới thiệu mình một người tên là Pó còn một người tên là Dũng. Sau khi sửa xe máy xong, Pó và Dũng rủ Vĩnh và Chía đi cùng xuống huyện Yên Minh chơi. Trên đường đi, 2 đối tượng này đã rủ 2 cô gái sang Trung Quốc để lấy tiền hộ người nhà. Khi thấy trời gần tối, Vĩnh và Chía thấy trời gần tối nên cảm thấy lo sợ nên đòi về. Đợi trời tối hẳn 2 đối tượng đã đưa 2 cô gái vượt biên quan địa phận Việt Nam sang đất Trung Quốc. Sau đó, 2 đối tượng đã bán Vĩnh và Chía cho một người đàn ông Trung Quốc. Giàng Thị Vĩnh cho biết, sau khi bị lừa bán, Vĩnh và Chía bị tách thành 2 hướng khác nhau rồi lợi dụng sơ hở của người đàn ông Trung Quốc, Vĩnh đã bỏ trốn rồi tìm đường về Việt Nam ngay trong đêm ngày 23/7/2018 còn Giàng Thị Chía thì không có tin tức gì. Đăc biệt, trong quá trình, trình báo Giàng Thị Vĩnh còn cung cấp cho cơ quan Công an một bức ảnh chụp nghiêng 1 trong 2 đối tượng mà cô đã lén chụp được khi 4 người cùng đợi sửa xe. Đây có thể nói là một thông tin vô cùng quý giá giúp cơ quan điều tra bước đầu có thể nhận diện được đối tượng để tiến hành phá án.Tuy nhiên, việc xác định đối tượng thực sự không phải là việc làm dễ dàng. Cơ quan điều tra đã tiến hành rà soát, khoanh vùng những nam thanh niên trên địa bàn thường xuyên sang Trung Quốc làm thuê hoặc có mối quan hệ với các đối tượng người Trung Quốc. Tuy nhiên thì thời điểm này cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được đối tượng nghi vấn. Qua nghiên cứu, tổng hợp trình báo của các bị hại đều đưa ra mỗi số chung đặc điểm nhận dạng của một đối tượng được xem là đối tượng cầm đầu. Đó là một thanh niên có dáng người đậm, thấp, mặt tròn, tóc để hất sang một bên thường đi giày da hay mặc áo phông, quần bò. Đặc biệt, trong số các bị hại được giải cứu về Việt Nam có một bị hại đã cung cấp cho ban chuyên án một thông tin hé hộ về địa điểm để ban chuyên án có thể khoanh vùng đối tượng. Tiếp tục động viên các bị hại cố gắng nhớ lại quá trình bị lừa bán sang Trung Quốc thì nhiều bị hại lại cung cấp được thông tin trùng khớp nhau đó là họ đều bị đưa qua mốc biên giới 456 mốc này nằm ở địa phận thôn Mỏ Phà, xã Thiện Phùng, huyện Mèo Vạc.Ban chuyên án đã đưa ra nhận định khả năng nhà của một trong các đối tượng ngay ở khu vực đó. Bởi vậy, song song phối hợp với các đồn biên phòng, tiến hành rà soát cơ quan điều tra cũng phát động phong trào tố giác tội phạm tại tất cả các xã vùng biên giới. Đặc biệt các xã lân cận khu vực biên giới mốc 456 để truy tìm đối tượng có dấu hiệu khả nghi. Sau một thời gian rà soát quyết liệt, các trinh sát đã thu thập được thông tin về một số đối tượng nghi vấn. Đặc biệt trong số đó đáng lưu ý nhất là cái tên Thò Mí Chính (SN 1998, trú tại thôn Lùng Thúng, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc - là địa bàn nằm rất gần cột mốc 456). Vì đối tượng có hộ khẩu và sinh sống tại huyện Mèo Vạc nên đó là lý do vì sao công tác rà soát ban đầu huyện Đồng Văn đã không có kết quả.Tiếp tục xác minh về Thò Mí Chính, các trinh sát nắm được Chính thường xuyên giao du với 2 thanh niên là Thào Mí Nhủ (SN 1997, trú tại thôn Mèo Vống, xã Lũng Chinh, huyện Mèo Vạc) và Giàng Mí Sính (SN 2000, trú thôn Làn Chải, xã Càn Chu Phìn, huyện Mèo Vạc). Khi đã khoanh vùng được các đối tượng trong đường dây của Thò Mí Chính, cơ quan điều tra đã bí mật cho các bị hại nhận diện đối tượng và kết quả nhiều bị hại đã khẳng định Thò Mí Chính đúng là một trong những đối tượng bán mình sang Trung Quốc. Giữa tháng 8/2018, các trinh sát xác định Chính đang có mặt ở nhà sau khi hắn vừa đi từ biên giới sang Trung Quốc về. Ban chuyên án ngay lập tức tiến tiền hành triệu tập đối tượng lên cơ quan điều tra để làm việc đồng thời cũng ngay lập tức bắt các đồng phạm của Chính trong đó có Thào Mí Nhủ và Giàng Mí Sính. Tại cơ quan Công an, Thào Mí Chính rất ngoan cố không thừa nhận hành vi hắn chỉ khai báo nhỏ giọt và lời khai không nhất quán. Nhưng khi cơ quan điều tra đưa ra những chứng cứ thuyết phục, trong đó có lời khai của 3 bị hại bị Chính lừa bán thì hắn không thể nào chối cãi được. Sau khi thừa nhận tội danh đã lừa bán 3 bị hại vừa được Công an giải cứu, Chính còn khai nhận lừa bán thêm 7 bị hại khác sang Trung Quốc. Thò Mí Chính và đồng phạm nhận tội có thể nói là một thành công lớn của chuyên án. Tuy nhiên, ban chuyên án vẫn còn nhiều trăn trở. Bởi sau khi Chính và đồng phạm nhận tội thì trên địa bàn các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh vẫn tiếp tục xảy ra những vụ mua bán người. Ban chuyên án lúc này đặt ra khả năng còn một nhóm đối tượng khác đang thực hiện hành vi phạm tội này trên địa bàn nên đã quyết định mở rộng chuyên án. Trong trình báo của 6 bị hại trên địa bàn đều cung cấp thông tin về đặc điểm của một nhóm đối tượng. Trong đó, đối tượng cầm đầu tuy có vài nét tương đồng với Chính nhưng manh động hơn rất nhiều. Công tác rà soát, xác minh khoanh vùng các đối tượng ngay lập tức được triển khai. Bên cạnh đó, các điều tra viên nghiên cứu hồ sơ khai thác từ đường dây của Thò Mí Chính đã bị bắt trước nó cũng nổi lên một số thông tin đáng lưu ý về một nhóm thanh niên ở huyện Đồng Văn cũng từng tìm người để đưa sang Trung Quốc bán và đặc biệt một bị hại sau khi giải cứu về Việt Nam đã khẳng định mình bị một người quen tên là Sùng Mí Sính lừa bán sang Trung Quốc.Từ lời khai này kết hợp với thông tin từ các bị hại khác, ban chuyên án đã tìm ra đối tượng cầm đầu trong đường dây thứ 2 là Sùng Mí Sính ở xã Vần Chải, huyện Đồng Văn. Nhà Sùng Mí Sính nằm sâu trong thôn Lũng Cú B, xã Vần Chải đây là khu vực hẻo lánh biệt lập và chỉ có đường độc đạo đi vào.Bình thường đối tượng rất ít khi về nhà và có di biến động phức tạp, do vậy ban chuyên án giao cho các tổ công tác phối hợp với Công an địa bàn liên tục bám nắm đối tượng. Sau một thời gian theo dõi xác minh được nơi ẩn náu của đối tượng.Ban chuyên án đã cùng với Công an huyện Đồng Văn bố chí nhiều mũi tấn công vây giáp. Khi phát hiện thấy lực lượng Công an, Sính đột ngột quay xe để tìm cách trốn thoát nhưng ngay lập tức hắn đã bị lực lượng Công an bắt giữ. Trước những chứng cứ của cơ quan điều tra, Sùng Mí Dính đã phải cúi đầu nhận tội. Ngoài ra, Dính còn khai nhận thêm cùng đồng bọn thực hiện 3 vụ mua bán người. Thò Mí Chính và Sùng Mí Dính đã sử dụng những chiêu thức giống nhau để lừa gạt các thiếu nữ đó là sử dụng mạng xã hội như Zalo, Facebook để làm quen tán tỉnh các bị hại. Cùng với đó, Thò Mí Chính và Sùng Mí Dính thường xuyên lân la ở các chợ phiên, nơi vui chơi để làm quen, bắt chuyện với các cô gái. Chúng thường tỏ ra mình là người có tiền và hào phóng trong chi tiêu. Thủ đoạn của chúng là tạo cho mình một vỏ bọc tử tế, sẵn sàng giúp đỡ bị hại khi gặp khó khăn.Khi đã chiếm được lòng tin của bị hại, chúng sẽ rủ bị hại đi chơi, trong quá trình đi chơi, chúng sẽ giả vờ có điện thoại của người nhà gọi đến để bày ra màn kịch người thân liên lạc bên trung quốc, nhờ sang cầm tiền về hộ rồi rủ các bị hại đi cùng. Chỉ khi đặt chân sang bên kia biên giới, khi đã trở thành món hàng mua bán của chúng thì các nạn nhân mới biết mình đã bị lừa.Sau khi bán các bị hại các đối tượng đã chia nhau tiền để tiêu xài, đồng tiền bất chính kiếm được quá dễ dàng cùng với thói quen ăn chơi phung phí đã khiến chúng coi thường pháp luật. Tuy nhiên, dù hành vi phạm tội của chúng đã được che đậy bằng những màn làm quen với vẻ bề ngoài tử tế thì sớm muộn cũng sẽ bị phơi bày trước pháp luật và cái giá phải trả sau song sắt nhà giam luôn luôn là kết cục tất yếu.>>> Xem thêm video: 2 tử tù bị oan hồn 'báo oán' rùng rợn - Luật nhân quả? Nguồn: ANTV.
Theo hồ sơ vụ án, cuối năm 2017, đầu năm 2018 trên địa bàn các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh của tỉnh Hà Giang xảy ra hàng loạt các vụ mua bán phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dưới 16 tuổi.
Tuy nhiên, khi làm việc với các cơ quan Công an, hầu hết các gia đình bị hại không cung cấp được thông tin rõ ràng, cụ thể về sự việc, cũng như về đối tượng nghi bán con mình. Do vậy, công tác điều tra gặp rất nhiều khó khăn.
Điểm sáng trong quá trình điều tra được bắt đầu từ giữa năm 2018 khi Công an huyện Đồng Văn nhận được tin trình báo của một cô gái tên Giàng Thị Vĩnh (SN 1997, trú xã Tà Lùng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang).
Làm việc với Công an, Giàng Thị Vĩnh cho biết, sáng 23/7/2018, Vĩnh cùng với người em họ là Giàng Thị Chía (SN 2003, cùng trú tại xã Tà Lùng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) đang đi tập xe máy trên đường thì xe bị hỏng. Lúc này, có 2 thanh niên đi xe máy qua đã dừng lại hỏi han, thấy xe của Vĩnh và Chía bị hỏng họ đã đề nghị đưa Vĩnh và Chía đi sửa xe.
Thấy 2 thanh niên tử tế nên Vĩnh và Chía đã đồng ý. Theo thông tin Vĩnh cung cấp, 2 thanh niên khoảng ngoài 20 tuổi nói tiếng Mông, ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ đi chung 1 xe máy. Họ tự giới thiệu mình một người tên là Pó còn một người tên là Dũng.
Sau khi sửa xe máy xong, Pó và Dũng rủ Vĩnh và Chía đi cùng xuống huyện Yên Minh chơi. Trên đường đi, 2 đối tượng này đã rủ 2 cô gái sang Trung Quốc để lấy tiền hộ người nhà. Khi thấy trời gần tối, Vĩnh và Chía thấy trời gần tối nên cảm thấy lo sợ nên đòi về.
Đợi trời tối hẳn 2 đối tượng đã đưa 2 cô gái vượt biên quan địa phận Việt Nam sang đất Trung Quốc. Sau đó, 2 đối tượng đã bán Vĩnh và Chía cho một người đàn ông Trung Quốc. Giàng Thị Vĩnh cho biết, sau khi bị lừa bán, Vĩnh và Chía bị tách thành 2 hướng khác nhau rồi lợi dụng sơ hở của người đàn ông Trung Quốc, Vĩnh đã bỏ trốn rồi tìm đường về Việt Nam ngay trong đêm ngày 23/7/2018 còn Giàng Thị Chía thì không có tin tức gì.
Đăc biệt, trong quá trình, trình báo Giàng Thị Vĩnh còn cung cấp cho cơ quan Công an một bức ảnh chụp nghiêng 1 trong 2 đối tượng mà cô đã lén chụp được khi 4 người cùng đợi sửa xe. Đây có thể nói là một thông tin vô cùng quý giá giúp cơ quan điều tra bước đầu có thể nhận diện được đối tượng để tiến hành phá án.
Tuy nhiên, việc xác định đối tượng thực sự không phải là việc làm dễ dàng. Cơ quan điều tra đã tiến hành rà soát, khoanh vùng những nam thanh niên trên địa bàn thường xuyên sang Trung Quốc làm thuê hoặc có mối quan hệ với các đối tượng người Trung Quốc. Tuy nhiên thì thời điểm này cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được đối tượng nghi vấn.
Qua nghiên cứu, tổng hợp trình báo của các bị hại đều đưa ra mỗi số chung đặc điểm nhận dạng của một đối tượng được xem là đối tượng cầm đầu. Đó là một thanh niên có dáng người đậm, thấp, mặt tròn, tóc để hất sang một bên thường đi giày da hay mặc áo phông, quần bò.
Đặc biệt, trong số các bị hại được giải cứu về Việt Nam có một bị hại đã cung cấp cho ban chuyên án một thông tin hé hộ về địa điểm để ban chuyên án có thể khoanh vùng đối tượng.
Tiếp tục động viên các bị hại cố gắng nhớ lại quá trình bị lừa bán sang Trung Quốc thì nhiều bị hại lại cung cấp được thông tin trùng khớp nhau đó là họ đều bị đưa qua mốc biên giới 456 mốc này nằm ở địa phận thôn Mỏ Phà, xã Thiện Phùng, huyện Mèo Vạc.
Ban chuyên án đã đưa ra nhận định khả năng nhà của một trong các đối tượng ngay ở khu vực đó. Bởi vậy, song song phối hợp với các đồn biên phòng, tiến hành rà soát cơ quan điều tra cũng phát động phong trào tố giác tội phạm tại tất cả các xã vùng biên giới. Đặc biệt các xã lân cận khu vực biên giới mốc 456 để truy tìm đối tượng có dấu hiệu khả nghi.
Sau một thời gian rà soát quyết liệt, các trinh sát đã thu thập được thông tin về một số đối tượng nghi vấn. Đặc biệt trong số đó đáng lưu ý nhất là cái tên Thò Mí Chính (SN 1998, trú tại thôn Lùng Thúng, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc - là địa bàn nằm rất gần cột mốc 456). Vì đối tượng có hộ khẩu và sinh sống tại huyện Mèo Vạc nên đó là lý do vì sao công tác rà soát ban đầu huyện Đồng Văn đã không có kết quả.
Tiếp tục xác minh về Thò Mí Chính, các trinh sát nắm được Chính thường xuyên giao du với 2 thanh niên là Thào Mí Nhủ (SN 1997, trú tại thôn Mèo Vống, xã Lũng Chinh, huyện Mèo Vạc) và Giàng Mí Sính (SN 2000, trú thôn Làn Chải, xã Càn Chu Phìn, huyện Mèo Vạc).
Khi đã khoanh vùng được các đối tượng trong đường dây của Thò Mí Chính, cơ quan điều tra đã bí mật cho các bị hại nhận diện đối tượng và kết quả nhiều bị hại đã khẳng định Thò Mí Chính đúng là một trong những đối tượng bán mình sang Trung Quốc.
Giữa tháng 8/2018, các trinh sát xác định Chính đang có mặt ở nhà sau khi hắn vừa đi từ biên giới sang Trung Quốc về. Ban chuyên án ngay lập tức tiến tiền hành triệu tập đối tượng lên cơ quan điều tra để làm việc đồng thời cũng ngay lập tức bắt các đồng phạm của Chính trong đó có Thào Mí Nhủ và Giàng Mí Sính.
Tại cơ quan Công an, Thào Mí Chính rất ngoan cố không thừa nhận hành vi hắn chỉ khai báo nhỏ giọt và lời khai không nhất quán. Nhưng khi cơ quan điều tra đưa ra những chứng cứ thuyết phục, trong đó có lời khai của 3 bị hại bị Chính lừa bán thì hắn không thể nào chối cãi được. Sau khi thừa nhận tội danh đã lừa bán 3 bị hại vừa được Công an giải cứu, Chính còn khai nhận lừa bán thêm 7 bị hại khác sang Trung Quốc.
Thò Mí Chính và đồng phạm nhận tội có thể nói là một thành công lớn của chuyên án. Tuy nhiên, ban chuyên án vẫn còn nhiều trăn trở. Bởi sau khi Chính và đồng phạm nhận tội thì trên địa bàn các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh vẫn tiếp tục xảy ra những vụ mua bán người. Ban chuyên án lúc này đặt ra khả năng còn một nhóm đối tượng khác đang thực hiện hành vi phạm tội này trên địa bàn nên đã quyết định mở rộng chuyên án.
Trong trình báo của 6 bị hại trên địa bàn đều cung cấp thông tin về đặc điểm của một nhóm đối tượng. Trong đó, đối tượng cầm đầu tuy có vài nét tương đồng với Chính nhưng manh động hơn rất nhiều. Công tác rà soát, xác minh khoanh vùng các đối tượng ngay lập tức được triển khai.
Bên cạnh đó, các điều tra viên nghiên cứu hồ sơ khai thác từ đường dây của Thò Mí Chính đã bị bắt trước nó cũng nổi lên một số thông tin đáng lưu ý về một nhóm thanh niên ở huyện Đồng Văn cũng từng tìm người để đưa sang Trung Quốc bán và đặc biệt một bị hại sau khi giải cứu về Việt Nam đã khẳng định mình bị một người quen tên là Sùng Mí Sính lừa bán sang Trung Quốc.
Từ lời khai này kết hợp với thông tin từ các bị hại khác, ban chuyên án đã tìm ra đối tượng cầm đầu trong đường dây thứ 2 là Sùng Mí Sính ở xã Vần Chải, huyện Đồng Văn. Nhà Sùng Mí Sính nằm sâu trong thôn Lũng Cú B, xã Vần Chải đây là khu vực hẻo lánh biệt lập và chỉ có đường độc đạo đi vào.
Bình thường đối tượng rất ít khi về nhà và có di biến động phức tạp, do vậy ban chuyên án giao cho các tổ công tác phối hợp với Công an địa bàn liên tục bám nắm đối tượng. Sau một thời gian theo dõi xác minh được nơi ẩn náu của đối tượng.
Ban chuyên án đã cùng với Công an huyện Đồng Văn bố chí nhiều mũi tấn công vây giáp. Khi phát hiện thấy lực lượng Công an, Sính đột ngột quay xe để tìm cách trốn thoát nhưng ngay lập tức hắn đã bị lực lượng Công an bắt giữ.
Trước những chứng cứ của cơ quan điều tra, Sùng Mí Dính đã phải cúi đầu nhận tội. Ngoài ra, Dính còn khai nhận thêm cùng đồng bọn thực hiện 3 vụ mua bán người. Thò Mí Chính và Sùng Mí Dính đã sử dụng những chiêu thức giống nhau để lừa gạt các thiếu nữ đó là sử dụng mạng xã hội như Zalo, Facebook để làm quen tán tỉnh các bị hại.
Cùng với đó, Thò Mí Chính và Sùng Mí Dính thường xuyên lân la ở các chợ phiên, nơi vui chơi để làm quen, bắt chuyện với các cô gái. Chúng thường tỏ ra mình là người có tiền và hào phóng trong chi tiêu. Thủ đoạn của chúng là tạo cho mình một vỏ bọc tử tế, sẵn sàng giúp đỡ bị hại khi gặp khó khăn.
Khi đã chiếm được lòng tin của bị hại, chúng sẽ rủ bị hại đi chơi, trong quá trình đi chơi, chúng sẽ giả vờ có điện thoại của người nhà gọi đến để bày ra màn kịch người thân liên lạc bên trung quốc, nhờ sang cầm tiền về hộ rồi rủ các bị hại đi cùng. Chỉ khi đặt chân sang bên kia biên giới, khi đã trở thành món hàng mua bán của chúng thì các nạn nhân mới biết mình đã bị lừa.
Sau khi bán các bị hại các đối tượng đã chia nhau tiền để tiêu xài, đồng tiền bất chính kiếm được quá dễ dàng cùng với thói quen ăn chơi phung phí đã khiến chúng coi thường pháp luật. Tuy nhiên, dù hành vi phạm tội của chúng đã được che đậy bằng những màn làm quen với vẻ bề ngoài tử tế thì sớm muộn cũng sẽ bị phơi bày trước pháp luật và cái giá phải trả sau song sắt nhà giam luôn luôn là kết cục tất yếu.