Đây là số tiền thu được từ nhiệm vụ thanh, kiểm tra tra toàn ngành VHTTDL hơn 12.100 tổ chức, cá nhân và phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính hơn 810 tổ chức, cá nhân trong năm 2023.
|
Ảnh minh họa. |
Thanh tra Bộ VHTTDL đã triển khai 61 đoàn thanh tra chuyên ngành, 10 đoàn kiểm tra đối với 21 cơ quan quản lý nhà nước về VHTTDL, trên 300 tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ VHTTDL. Thanh tra Bộ VHTTDL cũng làm việc với 11 tổ chức để giải quyết các vụ việc vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo, phổ biến phim.
Trong lĩnh vực quản lý, tổ chức lễ hội, quản lý di tích lịch sử văn hóa, đại diện Thanh tra Bộ VHTTDL ghi nhận các lễ hội, di tích đã thực hiện khá tốt các quy định pháp luật về tổ chức lễ hội, quản lý di tích. Tình trạng thực hành mê tín dị đoan, đốt vàng mã, mất an ninh trật tự đã giảm đi nhiều.
Tuy nhiên tại một số di tích, công tác phòng chống cháy nổ chưa đảm bảo, chưa quan tâm đầu tư trang thiết bị chữa cháy, còn tiếp nhận đồ vật không nằm trong danh mục hồ sơ xếp hạng…
Một số vướng mắc, bất cập cũng được chỉ rõ trong quá trình thanh tra chuyên ngành. Chẳng hạn Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn chưa quy định về việc trẻ em tham gia biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi người đẹp, trình diễn thời trang. Một số cụm từ chưa được giải thích như "vui chơi", "giải trí".
Nghị định biểu diễn phân cấp cho địa phương cấp phép đối với các cuộc thi người đẹp, trong trường hợp một cuộc thi tổ chức tại nhiều địa phương đơn vị tổ chức sẽ mất nhiều thời gian để thực hiện thủ tục hành chính để xin văn bản chấp thuận tại các địa phương nơi tổ chức.
Luật quảng cáo chưa quy định về phương tiện quảng cáo trên môi trường mạng, internet, cũng chưa quy định trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian, chưa giải thích một số từ như "khẩu hiệu", "thương hiệu"...