Ô tô cá nhân, xe máy chuyên dùng phải lắp giám sát hành trình?

Google News

Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải có thiết bị giám sát hành trình.

Tại dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ đang được lấy ý kiến, Bộ Công an đề xuất: Một trong những điều kiện để xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đó là có thiết bị giám sát hành trình, thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe, dữ liệu, hình ảnh bảo đảm an toàn hành trình.
Điều này đồng nghĩa với việc, không chỉ xe ô tô kinh doanh vận tải, tới đây, ô tô cá nhân cũng bắt buộc phải lắp đặt camera giám sát hành trình.
Theo các chuyên gia, song song với việc luật hoá quy định, cơ quan quản lý chắc chắn sẽ ban hành chế tài xử lý nếu chủ xe không tuân thủ quy định.
O to ca nhan, xe may chuyen dung phai lap giam sat hanh trinh?
Đề xuất lắp thiết bị giám sát hành trình trên ô tô cá nhân. 
Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, theo quy định hiện hành, chỉ bắt buộc tất cả ô tô kinh doanh vận tải phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Trong đó, chỉ có xe chở hành khách hoặc xe chở hàng hoá hạng nặng (xe đầu kéo, xe container) mới bắt buộc phải lắp đặt camera giám sát. Các đơn vị kinh doanh vận tải đều đã chấp hành nghiêm túc quy định này.
"Trong kinh doanh vận tải, việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, camera giám sát trên ô tô ngoài việc phục vụ công tác quản lý nhà nước (giám sát về tốc độ, hành trình phương tiện; thời gian lái xe) còn phục vụ cho việc quản trị của doanh nghiệp", ông Quyền nói và cho biết các doanh nghiệp vận tải thông qua thiết bị giám sát hành trình để theo dõi số km xe chạy, từ đó xác định được thời điểm thực hiện bảo dưỡng xe định kỳ, quản lý về tiêu hao nhiên liệu, định mức thay lốp, tính tiền lương của lái xe.
Dữ liệu camera giám sát cũng giúp quản chặt quá trình vận hành trên đường của lái xe, xử lý các tình huống của hành khách như để quên hành lý,…
"Việc sử dụng dữ liệu để phục vụ công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải chỉ chiếm 30% tính năng của thiết bị giám sát hành trình, camera giám sát; 70% còn lại phục vụ quản trị doanh nghiệp", ông Quyền nhấn mạnh.
Theo ông Quyền, thực hiện quy định lắp đặt các thiết bị trên phát sinh 2 nguồn chi phí cho mỗi doanh nghiệp, trong đó, chi phí ban đầu phải bỏ ra để mua thiết bị lắp đặt trên các xe; chi phí thứ hai là chi phí duy trì hợp đồng dịch vụ với đơn vị cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, truyền dẫn, khai thác dữ liệu của thiết bị này theo từng tháng (dao động từ 80 – 100 nghìn đồng/thiết bị/tháng).
"Hiện nay, các thiết bị này đang phục vụ tương đối hiệu quả cho quản trị của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng dữ liệu của các thiết bị này để phục vụ công tác quản lý nhà nước mới chỉ đáp ứng được 50-60% yêu cầu, chưa thực sự khai thác đầy đủ, triệt để các tính năng, tác dụng".
>>> Mời độc giả xem thêm video Anh ngừng lắp đặt camera Trung Quốc trong các tòa nhà chính phủ:
 
Thiên Tuấn

>> xem thêm

Bình luận(0)